Bài giảng Lý thuyết về oxit

A. LÝ THUYẾT:

Đn: oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó một nguyên tố là oxi

CTTQ: MxOy n.x = II.y

I. OXI BAZO.

1. tác dụng với nước.

Một số oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo.

 Na2O + H2O → 2NaOH BaO + H2O → Ba(OH)2

 CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Al2O3 không tác dụng với H2O

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết về oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OXIT A. LÝ THUYẾT: Đn: oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó một nguyên tố là oxi CTTQ: MxOy n.x = II.y I. OXI BAZO. 1. tác dụng với nước. Một số oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo. Na2O + H2O → 2NaOH BaO + H2O → Ba(OH)2 CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Al2O3 không tác dụng với H2O 2. tác dụng với axit. Oxi bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 3. tác dụng với oxi axit. Một số oxi bazo tác dụng với oxit axit tạo thành muối Vd: Na2O, BaO, CaO…. Na2O + CO2 → Na2SO3 CaO(r) + CO2(k) → CaCO3(r) II. OXIT AXIT 1. tác dụng với nước. Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dich axit. CO2 + H2O ↔ H2CO3 N2O5 + H2O → 2HNO3 SO3 + H2O → H2SO4 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 2. tác dụng với bazo. Oxi axit tác dụng với dung dich bazo tạo muối và nước. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 CO2 + CaCO3 +H2O → Ca(HCO3)2 CO2 + NaOH → NaHCO3 CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O Xét tỉ lệ T= nNaOH/nCO2 T ≤ 1 muối tạo thành là NaHCO3 T ≥ 2 muối tạo thành là Na2CO3 1< T < 2 muối tạo thành là hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 3. tác dụng với oxit bazo. Oxit axit tác dụng với oxit bazo tạo thành muối. III. OXIT LƯỠNG TÍNH. Oxi lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazo và dung dịch axit tạo thành muối và nước. Vd: Al2O3, ZnO … Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O IV. OXIT TRUNG TÍNH Là những oxit không tác dụng với axit, không tác dụng với bazo và nước. Vd: NO, CO….. Phản ứng oxi hóa khử 2NO + O2 → 2NO2 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 B.BÀI TẬP Bài 1:hãy tìm công thức hóa học của những oxit có thành phân khối lượng như sau: a, S – 50% ; b, C – 42,8% c, Mn – 49,6% d, Pb – 86,6% Bài 1: cho 1,6 g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20% Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. Bài 2: 200ml dung dịch HCl 3,5M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3 Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu. Bài 2’. Cho 24g hỗn hợp CuO và Fe2O3 hòa tan vừa đủ vào 146g dung dịch HCl 20%. Tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu. Bài 3: biết 2,24 lít khí CO2(đktc) tác dụng vừa hết với 200ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và H2O a, tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng. b, tính khối lượng chất kết tủa thu được. c, tính thể tích khí CO2 cần dùng để hòa tan hết kết tủa trên. Bài 4: dẫn 112ml khí SO2(đktc) đi qua 700ml dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Tính khối lượng các chất sau phản ứng. Tính nông độ mol của sản phẩm sau phản ứng. Bài 5: cho 3,1g Na2O vào nước. tính thể tích khí CO2 (đktc) cần thiết phản ứng với dung dịch trên tạo thành : a, muối axit, b) muối tạo thành c) nếu muốn có cả 2 muối thì thể tích CO2 như thế nào? Bài 6: R là một kim loại có hóa trị II. Đem hòa tan hoàn toàn ag oxit của kim loại này vào 48g dung dịch H2SO4 6,125% làm tạo thành dung dịch A có chứa 0,98% H2SO4. Khi dùng 2,8lit cacbon(II) oxit để khử hoàn toàn a g oxit trên thành kim loại, thu được khí B. nếu lấy 0,7 lít khí B cho qua dung dịch nước vôi trong dư làm tạo ra 0,625 g kết tủa. Tính a và khối lượng nguyên tử của R. biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V đo ở ĐKTC Bài 7: cho một oxit kim loại chứa 85,22% kim loại về khối lượng. cần dùng bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 10%(loãng) để vừa đủ hòa tan 10g oxit đó. Bài 8. một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống CaO, nếu hiệu suất là 85%. Bài 9: một hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO nằng 16 gam được hòa tan hết trong dung dịch axit HCl, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 46,35 gam muối khan. Tính thành phàn % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đâu. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: ( oxit) CÂU 1: những dãy chất nào sau đây đều là oxit axit? A. CO2, SO2, Na2O, NO2 B. CO2, SO2, H2O, P2O5 C. SO2, P2O5, CO2, N2O5 D. H2O, CaO, FeO, CuO Câu 2: trong dãy các oxit cho dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohdric? A. CuO, Fe2O3, CO2 B. CuO, P2O5, Fe2O3 C. CuO, SO2, BaO D. CuO, BaO, Fe2O3 Câu 3: có bao nhiêu cặp oxit có thể phản ứng với nhau từng đôi một trong số các oxit sau: Na2O, CaO, SO2, SiO2? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính? A. CaO B. ZnO C. NiO D. BaO Câu 5: oxit nào sau đây là oxit trung tính? A. N2O B. N2O5 C. P2O5 D. Cl2O7 Câu 6: oxit bazo nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm( chất làm khô) trong phòng thí nghiệm? A. CuO B. ZnO C. CaO D. PbO Câu 7: oxit axit nào sau đay được dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô) trong phòng thí nghiệm? A. SO2 B. SO3 C. N2O5 D. P2O5 Câu 8: để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua: A. H2SO4 B. NaOH rắn C. CaO D. KOH rắn Câu 9: oxit nào sau đây giàu oxi nhất? A. Al2O3 B. N2O3 C. P2O5 D. Fe3O4 Câu 10: một oxit sắt trong đó oxi chiếm 30% về khối lượng. công thức của oxit sắt đó là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. ko xác định được Câu 11: cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1:1 1.Khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 1,1 và 2,1 B. 1,4 và 1,8 C. 1,6 và 1,6 D. 2,0 và 1,2 2.số mol HCl tham gia phản ứng là: A. 0,1 B. 0,15 C. 0,2 D. 0,25 3. khối lượng của CuCl2 và FeCl3 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 2,7 và 3,25 B. 3,25 và 2,7 C. 0,27 và 0,325 D. 0,325 và 0,27 Câu 12:khử 16g Fe2O3 bằng CO dư, sản phẩm khí thu được cho đi vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a g kết tủa. giá trị của a là: A. 10gam B. 20gam C. 30 gam D. 40 gam Câu 13: khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng H2 dư thấy tạo ra 1,8 gam H2O. khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là: A. 4,5gam B. 4,8gam C. 4,9 gam D. 5,2 gam Câu 14: cho 2,32 g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 ( trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ với V lit dung dịch HCl !M. giá trị của V là: A. 0,04 lít B. 0,08 lít C. 0,12 lít D. 0,16 lít Câu 15:X là một oxit sắt. biết 1,6 gam X tác dụng vừa hết với 30ml dung dịch HCl 2M. X là oxit sắt nào? A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. không xác định Câu 16: khử 4,64 gam hốn hợp A gồm FeO , Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau bằng CO thu được chất rắn B. khí thoát ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 1,97 gam kết tủa. khối lượng của chất rắn B là: A. 4,4g B. 4,84 gam C. 4,48 gam D. 4,45gam

File đính kèm:

  • docoxit(1).doc