Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 5: Hình chiếu trục đo (Tiếp)

I.Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

 Củng cố kiến thức về phép chiếu song song.

 Củng cố kiến thức về hình chiếu vuông góc.

 Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ).

 Phân biệt được HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân.

 Biết cách vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 5: Hình chiếu trục đo (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép chiếu song song. Củng cố kiến thức về hình chiếu vuông góc. Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ). Phân biệt được HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân. Biết cách vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản. Kĩ năng: Vẽ được hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản. Nhận biết được vật thể được biểu diễn bằng phương pháp HCTĐ xiên góc cân hay HCTĐ vuông góc đều. Giáo dục: Phát triển tư duy hình học, tư duy không gian. Giáo dục tính cẩn thận, làm việc khoa học, tuân thủ quy chuẩn. Giáo dục hướng nghiệp. II. Trọng tâm bài dạy: Khái quát về hình chiếu trục đo. Cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể. III. Chuẩn bị : Giáo viên : a. Kiến thức Nghiên cứu kĩ bài 5(SGK) Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK,SGV. Đọc một số tài liệu có liên quan đến HCTĐ. b. Đồ dùng: Tranh vẽ hình 5.1, hình 5.2, hình 5.3, hình 5.5 (SGK) Học sinh : Đọc trước bài 5 để tìm hiểu các nội dung bài học. IV. Tiến trình dạy: Tổ chức lớp (1’) : Chào hỏi, kiểm tra sĩ số. Tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ cho học sinh để bước vào tiết dạy Tìm hiểu kiến thức mới: Đặt vấn đề (3’): Gv: Bài trước các em đã học về loại hình chiếu nào ? Hs: Hình chiếu vuông góc. Gv: Mỗi một hình chiếu vuông góc cho ta biết mấy chiều của vật thể ? Hs: 2 chiều của vật thể. Gv: Vậy để biết được đầy đủ kích thước của vật thể thì ta cần ít nhất 2 hình chiếu vuông góc. Nhưng có một loại hình chiếu có thể biểu diễn đầy đủ 3 chiều của vật thể mà chỉ cần một hình chiếu. Đó chính là hình chiếu trục đo. Để tìm hiểu về loại hình chiếu này cô và các em cùng nghiên cứu bài hôm nay: “ Bài 5: Hình chiếu trục đo” TG Nội dung Phương pháp 10’ I. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO. 1. Khái niệm HCTĐ là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song. 2. Thông số cơ bản của HCTĐ a. Góc trục đo 0’X’, 0’Y’, 0’Z’ gọi là trục đo. , và là góc trục đo. b. Hệ số biến dạng(HSBD) HSBD là tỉ số độ dài đoạn thẳng nằm trên trục đo với độ dài thực của đoạn thẳng đó. = p là HSBD theo trục 0’X’ = q là HSBD theo trục 0’Y’ = r là HSBD theo trục 0’Z’ Hđ 1: Tìm hiểu khái niệm HCTĐ GV treo tranh Hình 5.1giới thiệu vật thể và hình chiếu trục đo.HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi. - GV: Để thu được HCTĐ từ vật thể này thì cần những yếu tố nào ? HS: mặt phẳng chiếu, phương chiếu. - GV: Qua HCTĐ các em thấy được những chiều nào của vật thể ? HS: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. - GV: Các tia chiếu l này như thế nào? Nó có song song hay không ? GV kết luận về khái niệm HCTĐ - GV: Nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng hình chiếu (P’) hoặc song song với một trong ba trục tọa độ thì thế nào ? (Nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng hình chiếu (P’) thì các tia chiếu không cắt (P’) ta sẽ không có được HCTĐ. Nếu phương chiếu l song song với một trong ba trục tọa độ thì hình chiếu thu được sẽ là hình chiếu vuông góc ) Vậy các em lưu ý: Để xây dựng được HCTĐ thì phương chiếu l phải không song song với mặt phẳng (P’) và không song song với các trục toạ độ. Hđ2: Tìm hiểu các thông số cơ bản của HCTĐ GV thuyết trình, đàm thoại kết hợp với trực quan hình 5.1 - GV: Hình chiếu của trục toạ độ trên mặt phẳng (P’) gọi là trục đo.Vậy ta có những trục đo nào ? HS: 0’X’, 0’Y’, 0’Z’ - GV: Các trục đo kết hợp với nhau tạo thành các góc gọi là góc trục đo.Vậy ta có các góc trục đo là: , và GV nêu khái niệm HSBD - GV: Chúng ta có 3 trục toạ độ vậy có bao nhiêu HSBD ? Kể tên các HSBD? HS: Có 3 HSBD là: = p là HSBD theo trục 0’X’ = q là HSBD theo trục 0’Y’ = r là HSBD theo trục 0’Z’ GV kết luận : Hai thông số cơ bản của HCTĐ là góc trục đo và HSBD.Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng 2 loại HCTĐ là HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân để tìm hiểu về các loại HCTĐ này cô và các em cùng sang phần II. 10’ II. CÁC LOẠI HCTĐ THƯỜNG DÙNG. Nội dung Phương pháp HCTĐ xiên góc cân - l (P’) -===120o - p =q=r =1 HCTĐ vuông góc đều - l không (P’) (xoz) song song (P’) - ==135o = 90o - p =r =1; q=0.5 Hđ3: GV hướng dẫn HS so sánh 2 loại HCTĐ theo các tiêu chí: Phương chiếu l Góc trục đo Hệ số biến dạng 20’ III. CÁCH VẼ HCTĐ Hđ 4: Hướng dẫn HS vẽ HCTĐ - Vẽ 2 HC vuông góc của vật thể ( H 5.7 SGK) -Vẽ HCTĐ của hình chữ nhật ngoại tiếp có kích thước chiều dài a, rộng b, cao c đặt lên 3 trục đo theo các hệ số biến dạng của chúng. - Vẽ phần vát nghiêng bằng cách đặt chiều dài d của nó theo trục 0’X’ và chiều cao e và f theo trục 0’Z’ - Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện HCTĐ của vật thể. HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Củng cố kiến thức (5’): Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình chiếu trục đo của hình tròn Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các thông số cơ bản của 2 loại HCTĐ. Nhận xét , rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 5.doc