Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 46: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

A/ Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:

 Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dung cho một số máy phát điện.

B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.

+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng.

+ Tranh vẽ phóng to hình 37.1 SGK.

+ Sưu tầm them một số tranh ảnh về các máy phát điện có sử dụng ĐCĐT.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 46: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 47 Số giờ đã giảng: 46 Thực hiện ngày 20 tháng 3 năm 2008 CHƯƠNG 7: ỨNG DỤNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Tiết 46. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY PHÁT ĐIỆN. A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dung cho một số máy phát điện. B/Dụng cụ và phương tiện dạy học. + Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng. + Tranh vẽ phóng to hình 37.1 SGK. + Sưu tầm them một số tranh ảnh về các máy phát điện có sử dụng ĐCĐT. C/Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút Hỏi: Em hãy trình đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi và máy kéo xích. Học sinh trả lời theo nội dung SGK GV nhận xét và cho điểm. III/.Giảng bài mới. Thời gian: 34phút 1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút 2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 33 phút Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS I./ Máy phát điện kéo bằng ĐCĐT. II./ Đặc điểm của ĐCĐT trong kéo máy phát điện. Chất lượng dòng điện phụ thuộc vào sự ổn định tần số của nó trong suất thời gian sử dụng. Để tần số dòng điện ổn định thì tốc độ quay của ĐC và máy phát phải ổn định. ĐCĐT kéo máy phát điện thường: + Là động cơ xăng và ĐC điêzen có công suất phù hợp với công suất của máy phát. Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát. + Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của ĐC. II./ Đặc điểm của hệ thống truyền lực - HTTL của máy phát điện có những đặc điểm sau? + Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống . + Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực. + Trong hệ thống truyền lực của máy phát điện thường không bố trí li hợp. Khi thay đổi ĐC để máy phát điện làm việc bình thường cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + ĐC thay thế phải có công suất phù hợp với công suất của máy phát điện. + ĐC có tốc độ quay bắng tốc độ quay của máy phát. Nếu như tốc độ quay của chúng khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ, để phù hợp với tốc độ quay của máy phát. + ĐC được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc. - GV sử dụng hình 37.1 SGK để giới thiệu cho học sinh biết cấu tạo chung của máy phát điện. - Hỏi: Cụm ĐC – máy phát điện kéo bằng ĐCĐT có những bộ phận nào? - NX và KL: Sơ đồ cấu tạo chung của cụm máy phát điện kéo bằng ĐCĐT gồm ĐC, máy phát nối với nhau bằng một khớp nối. Toàn bộ các bộ phận đó được lắp trên một giá đỡ chung. - Hỏi: Hãy so sánh tốc độ quay của ĐC và tốc độ quay của máy phát khi chúng được nối với nhau thông qua khớp nối. - Hỏi: Theo nhiên liệu sử dụng, động cơ kéo máy phát điện có thể là động cơ nào? - Hỏi: Yêu cầu công suất của ĐC so với công suất của máy phát như thế nào? - Hỏi: Động cơ kéo máy phát điện phải đáp ứng yêu cầu gì để dòng điện phát ra luôn luôn ổn định? - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời sau đó rút ra KL: + Yêu cầu của ĐC khi kéo máy phát điện cũng nằm trong yêu cầu chung của bất kỳ hệ thống truyền lực nào, đó là phải đáp ứng về công suất và tốc độ quay. + ĐC kéo máy phát có thể là ĐC xăng có thể là ĐC điêzen song tần số dòng điện phụ thộc vào tốc độ quay của máy phát. Như vậy đòi hỏi tốc độ quay của ĐC phải ổn định. Để đáp ứng yêu cầu này, ĐC kéo máy phát điện có đặc điểm riêng là có bộ điều tốc. - Hỏi: Tại sao trong hệ thống truyền lực của máy phát điện không bố trí li hợp và hộp số? - NX và KL: Trong cụm ĐC – Máy path điện không có nhu cầu thay đổi tốc độ quay và tách nối đường truyền mômen nên không cần bố trí li hợp và hộp số. - Hỏi: HTTL cua rmáy phát điện có bộ phận điều khiển tốc độ quay không? - NX và KL: Không có bộ phận đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống. - Hỏi: Có thể dùng bộ truyền đai để kéo toàn bộ hệ thống không? - NX và KL: Về nguyên tắc có thê lắp bộ truyền đai để động cơ kéo máy phát điện song chất lượng điện không cao vì quá trình hoạt động có sự trượt đai. - Hỏi: Khi nối trực tiếp ĐC với máy phát phải đảm bảo yêu cầu gì? - NX và KL: Phải đảm bảo sự đồng tâm giữa tâm trục khuỷu của ĐC và đường tâm của máy phát- Trong thực tế không thể đảm bảo tuyệt đối độ đồng trục của chúng nên người ta dùng khớp nối mềm. - Quan sát hình 37.1 SGK kết hợp với chú ý nghe giảng. - Gợi ý trả lời: Sơ đồ cấu tạo chung của cụm máy phát điện kéo bằng ĐCĐT gồm ĐC, máy phát nối với nhau bằng một khớp nối. Toàn bộ các bộ phận đó được lắp trên một giá đỡ chung. - Gợi ý trả lời: Tốc độ quay của ĐC phải bằng tốc độ quay của máy phát. - Gợi ý trả lời: Là ĐC xăng và ĐC điêzen. - Gợi ý trả lời: ĐC có CS phù hợp với CS của máy phát. - Gợi ý trả lời: Tần số dòng điện thể hiện chất lượng dòng điện phụ thuộc vào tốc độ quay của máy phát. Như vậy đòi hỏi tốc độ quay của ĐC phải ổn định. Để đáp ứng yêu cầu này, ĐC kéo máy phát điện có đặc điểm riêng là có bộ điều tốc. - Chú ý nghe giảng và ghi lại các nội dung chính vào vở 3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút GV đặt câu hỏi: Trong tình huống bắt buộc phải thay ĐC kéo máy phát, những yêu cầu đối với động cơ thay thế là gì? -Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét đánh giá và cho điểm. IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút GV nêu các câu hỏi tổng kết bài, đánh giá sự tiếp thu của học sinh bằng câu hỏi + Hãy nêu các bộ phận của cụm máy phát điện có sử dụng ĐCĐT? + Nêu đặc điểm động cơ đốt trong kéo máy phát điện? + Đặc điểm HTT? GV yêu cầu một học sinh trả lời, một số học sinh khác nhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên đánh giá, cho điểm, tổng kết các kiến thức trọng tâm của bài. V/.Giao bài. Học sinh về nhà đọc trước nội dung của bài bài 37. Học câu 1, 2, 3 và câu 4 trong SGK. VI/. Tự rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày 21 tháng 4 năm 2008 Ngày 20 tháng 4 năm 2008 Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docBAI 37 dcdt dung cho may phat dien.doc
Giáo án liên quan