Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 15 - Tiết 30: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Qua bài dạy GV phải làm cho HS:

 + Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

 + Đọc được sơ đồ cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu

 2.Kĩ năng :

 Nhận biết các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền thông qua mô hình, tranh vẽ(vật thật)

 3. Thái độ:

 Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Tranh vẽ phóng to các hình 23.1, 23.2,23.3, 23.4 SGK.

 - Mô hình động cơ đốt trong.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 15 - Tiết 30: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/2007 Tuần: 15 Tiết : 30 Bài dạy CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài dạy GV phải làm cho HS: + Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền + Đọc được sơ đồ cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu 2.Kĩ năng : Nhận biết các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền thông qua mô hình, tranh vẽ(vật thật) 3. Thái độ: Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ phóng to các hình 23.1, 23.2,23.3, 23.4 SGK. - Mô hình động cơ đốt trong. - Sưu tầm các chi tiết cũ của xe máy hoặc động cơ cỡ nhỏ. 2. Học sinh: III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) * Câu hỏi: Nhiệm vụ và cấu tạo của nắp máy? * Trả lời: 1. Nhiệm vụ: - Nắp máy cùng với xilanh và đỉnh pittông tạo thành buồng cháy - Nắp máy dùng để lắp các chi tiết và cụm chi tiết như bugi hoặc vòi phun, một số chi tiết của cơ cấu phân phối khí.. 2. Cấu tạo Tùy thuộc vào việc lắp đặt , bố trí các chi tiết và cụm chi tiết trên nó mà nắp máy có cấu tạo phù hợp. 3. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài:(1’) Như chúng ta đã biết trong chu trình làm việc của động cơ điêzen 4 kì chỉ có kì cháy –giãn nở là sinh công đẩy pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD.Vậy trong các kì còn lại pit-tông chuyển động được là do đâu? Để hiểu rỏ hơn về vấn đề này hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1.Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 5’ + GV sử dụng mô hình(hoặc vật thật) yêu cầu HS nhận biết và giới thiệu các nhóm chi tiết chính của cơ cấu là: -Nhóm pit tông -Nhóm thanh truyền -Nhóm trục khuỷu + Hỏi: Khi động cơ làm việc, pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu chuyển động như thế nào? + Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. + HS quan sát dưới sự hướng dẫn của GV. + HS vận dụng những kiến thức đã học trả lời. + Lắng nghe và ghi nội dung. I. Giới thiệu chung: Khi động cơ làm việc pit-tông chuyển động tịnh tiến, thanh truyền chuyển động lắc (chủ yếu), còn trục khuỷu quay tròn. Hoạt động 2. Tìm hiểu pit- tông 10’ + GV :Trong chu trình làm việc của động cơ điêzen 4 kì pit-tông có nhiệm vụ gì? + GV: Nhận xét, kết luận + GV sử dụng hình 23.1; 23.2 SGK để giới thiệu cấu tạo của pit-tông: + Hỏi: Đỉnh pit-tông có nhiệm vụ gì? Đỉnh pit- tông có mấy dạng? + GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. + Hỏi: Đầu pit-tông có nhiệm vụ gì? + GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. + Hỏi: Thân pit-tông có nhiệm vụ gì? + GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. + HS trả lời + HS ghi nhiệm vụ: + HS đọc SGK và trả lời: + HS Ghi nhiệm vụ. + HS suy nghĩ, trả lời: Đầu pit-tông có nhiệm vụ bao kín buồng cháy(vì thế trên đầu pit-tông có các rãnh lắp xec măng) + HS Ghi nhiệm vụ. +HS trả lời: II.Pit-tông: Nhiệm vụ: Pit- tông có nhiệm vụ truyền lực cho trục khuỷu để sinh công(kì nổ) và nhận lực từ trục trục khuỷu để thực hiện các kì cản. Cấu tạo: - Đỉnh pit-tông có ba dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm. - Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xéc măng dầu - Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xi lanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực. Hoạt động 3. Tìm hiểu thanh truyền 10’ + GV: Trong chu trình làm việc của động cơ đốt trong thanh truyền có nhiệm vụ gì? + GV: Sử dụng hình 23.3 SGK hoặc mô hình, vật thật(nếu có) để giới thiệu cấu tạo của thanh truyền. + Hỏi: Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền lại phải lắp bạc lót hoặc ổ bi? + GV Gợi ý: Khi động cơ làm việc, pit-tông chuyển động tịnh tiến, trục khuỷu chuyển động quay tròn nên chốt pit-tông và chốt khuỷu có chuyển động quay trong lỗ đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền.Vì vậy, lắp bạc lót hoặc ổ bi nhằm làm gì? + HS trả lời + HS quan sát dưới sự hướng dẫn của GV, biết được hình dạng cơ bản của đầu nhỏ, đầu to và thân thanh truyền + HS suy nghĩ: + HS: Nhằm giảm ma sát và giảm độ mài mòn các bề mặt ma sát III. Thanh truyền. Nhiệm vụ: Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu Cấu tạo: - Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pit-tông - Thân thanh truyền có tiết diện ngang hình chữ I -Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, bên trong đầu nhỏ và đầu to thanh truyền có lắp bạc lót hoặc ổ bi. Hoạt động 4: Tìm hiểu về trục khuỷu. 10’ + GV: Trục khuỷu có nhiệm vụ gì? + GV: Sử dụng hình 23.4 SGK hoặc mô hình vật thật (nếu có) để giới thiệu cấu tạo của trục khuỷu + Hỏi:Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì? + HS trả lời + HS quan sát dưới sự hướng dẫn của GV, biết được cấu tạo cơ bản của trục khuỷu. + HS: Để cân bằng cho trục khuỷu IV. Trục khủyu: Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của trục khuỷu là nhận lực từ thanh truyền để tạo mô men quay để kéo máy công tác Cấu tạo : Trục khuỷu gồm cổ khuỷu, chốt khuỷu và má khuỷu Hoạt động 5: Tổng kết , đánh giá 5’ - Khắc sâu những kiến thức thuộc trọng tâm của bài, trong đó lưu ý HS về đỉnh pit-tông: + Hỏi: Tại sao đỉnh pit-tông trong động cơ điêzen phải làm lõm? - Nhận xét ý thức học tập, tham gia hoạt động học tập của HS - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài 23 SGK, yêu cầu HS đọc thêm thông tin bổ sung và chuẩn bị cho bài học sau. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • doctiet 30.doc