Bài giảng môn học Địa lý lớp 8 - Tiết 1 - Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học, HS cần:

 - Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

 - Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu.

- Bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á.

- Bảng phụ

 

doc168 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 8 - Tiết 1 - Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : 8A 8B Phần một: Thiên nhiên con người ở các châu lục (tiếp theo) XI. Châu á Tiết 1 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu á. - Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ. II. Phương tiện dạy học - Lược đồ vị trí địa lí châu á trên địa cầu. - Bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu á. - Bảng phụ III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài mới 2.1. Mở bài Châu á là một châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua các cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Bài học nay chúng ta sẽ tìm hiểu: Tiết 1 - Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản. 2.2. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học Hoạt động 1: HS thảo luận toàn lớp để tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước của châu lục rồi rút ra ý nghĩa. GV: treo lược đồ vị trí địa lí châu á trên địa cầu, cho HS biết châu á là bộ phận của lục địa á - âu. ? Quan sát H 1.1, hãy cho biết: + Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu á nằm trên những vĩ độ địa lí nào? + Châu á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào? + Em hãy cho biết ý nghĩa của các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên đối với khí hậu châu á. HS thảo luận, GV chuẩn xác kiến thức. GV nhấn mạnh: đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên có ảnh hưởng lớn đối với khí hậu của châu lục, làm cho khí hậu châu á phân hoá đa dạng, phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau, các đới khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Chốt lại GV hoặc HS: Châu á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn. Đây là châu lục rộng nhất thế giới. GV: như vậy chúng ta đã tìm hiểu được vị trí địa lí và kích thước của châu á. Châu á có đặc điểm địa hình như thế nào? Có những tài nguyên khoáng sản gì? và phân bố ra sao? Để hiểu rõ hơn chúng ta qua mục 2 tìm hiểu. Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân tìm hiểu đặc điểm địa hình châu á. ? Quan sát H 1.2, em hãy: + Tìm và đọc tên các dãy núi chính và các sơn nguyên chính. + Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng bậc nhất. + Xác định các hướng núi chính. GV gọi 3 HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên châu á các đơn vị địa hình vừa nghiên cứu: núi, sơn nguyên, đồng bằng, hướng núi. ? Qua các đơn vị trên, em có nhận xét về đặc điểm địa hình châu á như thế nào? HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức - GV kết luận: địa hình đa dạng và bị chia cắt phức tạp ( sử dụng bảng phụ). 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục * Vị trí địa lí - Điểm cực Bắc: 77044’ B (mũi Sê-li-u-xkin). - Điểm cực Nam: 1016’ B (mũi Pi ai nằm trên bán đảo Ma lắc ca) - Tiếp giáp với: + đại dương: Bắc Băng Dương – phía Bắc. Thái Bình Dương – phía Đông ấn độ Dương – phía Nam. + châu lục: Âu, Phi. * Kích thước - Diện tích: + phần đất liền: 41,5 triệu km2 + phần đất liền + các đảo: 44,4 triệu km2 => Châu lục rộng nhất thế giới. - Khoảng cách + Điểm cực Bắc -> Nam: 8500 km. + Từ bờ Tây -> bờ Đông: 9200 km. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản a. Đặc điểm địa hình * Sơ đồ Đặc điểm địa hình Ÿ Có nhiều hệ thống núi đồ sộ: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An – tai Ÿ Có nhiều sơn nguyên cao Trung Xi – bia, Tây Tạng, A ráp, I-ran, Đê – can Ÿ Nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Ÿ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: + đông - tây hoặc gần đông - tây. + bắc - nam hoặc gần bắc – nam. -> địa hình bị chia cắt phức tạp. Ÿ Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm. Ÿ Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân tìm hiểu đặc điểm và sự phân bố khoáng sản châu á. ? Quan sát H 1.2, hãy cho biết: + Châu á có những khoáng sản chủ yếu nào? + Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? ? Qua đó, em có nhận xét về nguồn khoáng sản của châu á như thế nào? GV chốt lại: + phong phú, trữ lượng lớn. + các khoáng sản quan trọng. b. Khoáng sản - Có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn, chủ yếu: Than, sắt, đồng, crôm, dầu mỏ, khí đốt, thiếc. - Khoáng sản quan trọng Dầu mỏ Khí đốt Tây Nam á, ĐB.Tu ran, ĐB.Tây Xi bia, Tây Nam á, ĐB.Tây Xi bia 2.3. Củng cố ? Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. ? Nêu đặc điểm của địa hình châu á. IV. Dặn dò - Về nhà học bài cũ + làm bài tập 3 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 2, bài 2. Khí hậu châu á + phân hoá khí hậu + các kiểu khí hậu (gió mùa, lục địa) Ngày soạn : Ngày giảng : 8A 8B Tiết 2. Khí hậu châu á I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ. - Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu á. - Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ các đới khí hậu châu á. - Các biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu chính của châu á do GV tự chuẩn bị. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ ? Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. ? Nêu đặc điểm của địa hình châu á. 3. Bài mới 3.1. Mở bài Châu á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện để tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính chất lục địa cao. Cụ thể như thế nào các em sẽ được biết trong bài học hôm nay. Tiết 2, bài 2. Khí hậu châu á. 3.2. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học ? Quan sát H 2.1, em hãy: + Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đ. + Giải thích tại sao khí hậu châu á chia thành nhiều đới như vậy? HS trả lời, giải thích; GV chuẩn xác kiến thức. ? Quan sát tiếp H 2.1, em hãy cho biết ngoài các đới dọc theo kinh tuyến 800 Đ thì từ cực Bắc đến vùng Xích đạo còn có đới khí hậu nào nữa không? nêu tên? ? Quan sát tiếp H 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó. HS quan sát hình đọc kiểu khí hậu thuộc đới có nhiều kiểu. ? Giải thích tại sao khí hậu châu á lại chia thành nhiều kiểu như vậy? - GV chốt lại (sử dụng bảng phụ) 1. Khí hậu châu á phân hoá đa dạng a. Khí hậu châu á phân hoá thành nhiều đới khác nhau - Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. + Đới khí hậu cực và cận cực + Đới khí hậu ôn đới + Đới khí hậu cận nhiệt + Đới khí hậu nhiệt đới + Đới khí hậu xích đạo => Giải thích: Do lãnh thổ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo làm phân hoá khí hậu thành nhiều đới. b. Các đới khí hậu châu á thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khác nhau do: + lãnh thổ rộng lớn + có các dãy núi và sơn nguyên cao: Ÿ ngăn ảnh hưởng của biển vào nội địa. Ÿ khí hậu thay đổi theo độ cao địa hình. Bảng phụ: Sơ đồ phân hoá khí hậu châu á Cận và cận cực Đới khí hậu Kiểu khí hậu Nhiệt đới Xích đạo Khí hậu châu á ôn đới Lục địa Gió mùa Hải dương Địa trung hải Gió mùa Lục địa Núi cao Khô Gió mùa Cận nhiệt đới - GV chuyển sang mục 2. * Thảo luận nhóm +) Chia lớp thành 6 nhóm. +) Nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1, 2, 3 nghiên cứu kiểu khí hậu gió mùa cụ thể: Ÿ Nhóm 1: sự phân mùa và đặc điểm các mùa của kiểu khí hậu gió mùa. Ÿ Nhóm 2: kiểu khí hậu gió mùa có mấy loại? Ÿ Nhóm 3: cho biết sự phân bố của kiểu khí hậu gió mùa. + Nhóm 4, 5, 6 nghiên cứu kiểu khí hậu lục địa. Ÿ Nhóm 4: sự phân mùa và đặc điểm các mùa của kiểu khí hậu lục địa. Ÿ Nhóm 5: kiểu khí hậu lục địa có mấy loại? Ÿ Nhóm 6: cho biết sự phân bố của kiểu khí hậu lục địa. +) Thời gian: 5 phút. HS nghiên cứu SGK và quan sát H 2.1 thảo luận các nội dung theo sự phân công. Trong lúc HS thảo luận, GV kẻ bảng: đặc điểm Kiểu Phân mùa Phân loại Phân bố Khí hậu gió mùa Khí hậu lục địa HS thảo luận nhóm xong, GV chỉ định các nhóm lên trình bày ý kiến của mình bằng cách ghi nhanh lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần). - GV khắc lại kết hợp bảng phụ: Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa châu á 2. Khí hậu châu á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa Đặc điểm Kiểu Phân mùa Phân loại Phân bố Khí hậu gió mùa Có 2 mùa rõ rệt - mùa đông: + gió từ nội địa thổi ra. + không khí khô, lạnh. + mưa không đáng kể. - mùa hạ: + gió thổi: ĐD -> LĐ + thời tiết nóng ẩm + mưa nhiều. 3 kiểu loại - khí hậu gió mùa nhiệt đới. - khí hậu gió mùa cận nhiệt. - khí hậu gió mùa ôn đới. Nam á và Đông Nam á Đông á Đông á Khí hậu lục địa - Chia làm 2 mùa: + mùa đông: khô, lạnh. + mùa hạ: khô, nóng. - Lượng mưa có sự thay đổi từ 200 – 500 mm. - Độ bốc hơi rất lớn. - Độ ẩm không khí thấp. - Khí hậu cận lục địa. - Khí hậu ôn đới lục địa. Tây á và vùng nội địa. Trung á 3.3. Củng cố ? Nêu đặc điểm khí hậu châu á. IV. Dặn dò - Học bài cũ + làm bài tập 1,2 SGK. - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 3, bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu á V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn : Ngày giảng : 8A 8B Tiết 3 Sông ngòi và cảnh quan châu á I. Mục tiêu bài học - Nắm được các hệ thống sông lớn, đặc điểm chung về chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng. - Hiểu rõ sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan tự nhiên và mối quan hệ giữa khí hậu với cảnh quan. - Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu á đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên châu á. - Bản đồ cảnh quan tự nhiên châu á. - Một số tranh hoặc ảnh về: + cảnh quan đài nguyên. + cảnh quan rừng lá kim hoặc các cảnh quan khác mà học sinh nước ta ít biết đến. + một số động vật đới lạnh: tuần lộc, nai sừng tấm, cáo III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 trong SGK. 3. Bài mới Châu á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, song sự phân bố không đồng đều và chế độ nước thay đổi phức tạp. Các cảnh quan tự nhiên phân hoá đa dạng. Nhìn chung thiên nhiên châu á có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia ở châu lục này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung đó: Tiết 3, bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu á. 3.2. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học - HS làm việc cá nhân: Dựa vào bản đồ và các thông tin SGK: ? Nêu đặc điểm của sông ngòi châu á. GV sử dụng câu hỏi gợi mở: + Mạng lưới sông ngòi của châu á như thế nào? + Sự phân bố của sông ngòi châu á ra sao? + Sông ngòi châu á có giá trị kinh tế gì? - Thảo luận nhóm. + Nhiệm vụ: các nhóm dựa vào H 2.1, H 2.1 kết hợp với thông tin SGK và kiến thức đã học tìm hiểu đặc điểm các hệ thống sông theo những nội dung sau: Ÿ Hệ thống sông? Tên các con sông lớn? Ÿ Nơi bắt nguồn? Hướng chảy? Ÿ Đổ vào biển và đại dương nào? Ÿ Nguồn cung cấp nước ? Chế độ nước? + Chia nhóm: Ÿ Nhóm 1,3: Tìm hiểu sông ngòi Bắc á. Ÿ Nhóm 2,5: Tìm hiểu sông ngòi Đông Nam á, Nam á, Đông á. Ÿ Nhóm 4,6: Tìm hiểu sông ngòi Tây Nam á, Trung á. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. GV bổ sung, chuẩn kiến thức (bảng phụ). 1. Đặc điểm sông ngòi * Đặc điểm chung. - Sông ngòi châu á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn. - Các sông ở châu á phân bố không đều, có chế độ nước phức tạp. - Sông ngòi châu á có giá trị kinh tế về nhiều mặt: giao thông, thuỷ điện, du lịch, cấp nước cho sản xuấtátinh hoạt * Đặc điểm các hệ thống sông ở các khu vực. (Bảng phụ) Đặc điểm Khu vực Mạng lưới sông Hướng chảy Chế độ nước Bắc á Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn: sông Ô bi, sông I-nê-nit-xây, sông Lê Na Nam lên Bắc + Mùa đông: sông bị đóng băng kéo dài. + Mùa xuân: nước sông lên nhanh (do băng tuyết tan ) gây ra lũ băng lớn. Đông Nam á Nam á Đông á Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Kông, sông Hằng. - Đông - Tây - Bắc - Nam Chế độ nước phụ thuộc chế độ mưa. + Mùa mưa: sông có nước lớn. + Mùa khô: nước sông cạn. Tây Nam á Trung á Sông ngòi kém phát triển Gần Đông - Tây + Mùa khô: nước sông cạn hoặc kiệt. + Mùa mưa: nước không lớn (do mưa, tuyết và băng tan từ các núi núi cao). - HS làm việc cá nhân: ? Dựa vào H 2.1 và 3.1, em hãy cho biết: + Tên các đới cảnh quan của châu á, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ. + Tên các cảnh quan phân bố ở các khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn. ? Nhận xét về cảnh quan tự nhiên châu á, giải thích? - HS quan sát tranh cảnh quan rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm của châu á và quan sát H 3.2. ? Nêu đặc điểm của rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới. ? Các loại rừng này phân bố ở đâu? GV chốt lại: Cảnh quan châu á phân hoá rất đa dạng. Ngày nay phần lớn các cảnh quan nguyên sinh đã bị con người khai thác, biến thành đồng ruộng, các khu dân cư và khu công nghiệp. - GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên châu á, thông tin SGK và vốn hiểu biết: ? Thiên nhiên châu á có những thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất và đời sống như thế nào? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức (bảng phụ: sơ đồ). 2. Các đới cảnh quan tự nhiên - Các cảnh quan tự nhiên châu á phân hoá đa dạng (gồm 10 đới cảnh quan). - Cảnh quan khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn. - Tìm hiểu một số cảnh quan rừng. + rừng lá kim: Xi-bia. + rừng cận nhiệt: Đông á + rừng nhiệt đới: Đông á, Nam á, Đông Nam á. 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu á Thiên nhiên châu á Thuận lợi Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. - Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn. - Tài nguyên: đất, khí hậu, nước, sinh vật đa dạng. - Nguồn năng lượng dồi dào. Khó khăn - Địa hình núi cao hiểm trở. - Hoang mạc rộng lớn. - Khí hậu khắc nghiệt(lạnh hoặc khô nóng) - Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão lụt Cơ sở tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm. - Gây trở ngại lớn cho giao lưu, mở rộng diện tích đất canh tác - Thiệt hại về người và của 3.3. Củng cố ? Dựa vào bản đồ trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu á. ? Nối các ý ở cột A với cột B cho đúng. A B Cực và cận cực Rừng nhiệt đới ẩm Ôn đới lục địa Rừng cận nhiệt đới ẩm Ôn đới gió mùa Rừng lá cứng địa Trung Hải Cận nhiệt lục địa Đài nguyên Cận nhiệt gió mùa Rừng lá kim Nhiệt đới gió mùa Rừng hỗn giao và rừng lá rộng Cận nhiệt địa Trung Hải Hoang mạc và bán hoang mạc IV. Dặn dò - Học bài cũ + làm bài tập 3 SGK. - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 4, bài 4: Phân tích hoàn lưu gió mùa châu á. Ngày soạn : Ngày giảng : 8A 8B Tiết 4 Phân tích hoàn lưu gió mùa Châu á I. Mục tiêu bài học - Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu á. - Làm quen với một loại lược đồ khí hậu mà các em ít được biết, đó là lược đồ phân bố khí áp và hướng gió. - Nắm được kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ. II. Phương tiện dạy học - Hai lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về muà đông và mùa hạ ở châu á, bản đồ trống châu á. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ Kết hợp trong bài mới 3. Bài mới 3.1. Mở bài GV nêu mục đích, nhiệm vụ của bài thực hành; hướng dẫn HS cách tiến hành bài học. 3.2. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học - HS quan sát H4.1 và H4.2 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm được đề cập trong bài thực hành. ? Các trung tâm khí áp được biểu hiện bằng gì? (Bằng các đường đẳng áp) ? Thế nào là đường đẳng áp ? ( là đường nối các điểm có trị số khí áp khác nhau) ? Cho biết cách biểu hiện các trung tâm áp thấp, áp cao trên bản đồ? (áp thấp: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng giảm. áp cao: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng tăng.) ? Để xác định hướng gió ta dựa vào đâu? (Gió thổi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp) ? Sự thay đổi khí áp theo mùa là do đâu? (Do sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như trên biển thay đổi theo mùa) - HS làm việc theo nhóm: Các nhóm dựa vào H4.1, H4.2 kết hợp với kiến thức đã học hoàn thành bài tập ở mục 1,2 SGK. Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức (bảng 1) - HS hoạt động theo nhóm: HS dựa vào H4.1, H4.2 kết hợp kiến thức đã học làm bài tập 3 sgk Đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức (bảng phụ 2). 1. Phân tích hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ. Bảng 1: Hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ ở châu á. Khu vực Hướng gió mùa Đông Hướng gió mùa Hạ Đông á Tây Bắc - Đông Nam Đông Nam -Tây Bắc Đông Nam á Bắc, Đông Bắc - Tây Nam Nam, Tây Nam - Đông Bắc Nam á Đông Bắc- Tây Nam Tây Nam - Đông Bắc. 2. Tổng kết Mùa Khu vực Hướng gió chính Từ áp cao đến áp thấp Mùa đông Đông á Tây Bắc - Đông Nam Xi- bia-> A-lê-ut Đông Nam á Bắc, Đông Bắc - Tây Nam Xi-bia-> Xích đạo Ô-xtrây-li-a Nam á Đông Bắc - Tây Nam Xi-bia-> Xích đạo Ô-xtrây-li-a, Nam ấn Độ Dương Mùa hạ Đông á Đông Nam - Tây Bắc Ha Oai -> Iran Đông Nam á Nam, Tây Nam - Đông Bắc Nam ấn Độ Dương , Ôxtrâylia -> Iran Nam á Tây Nam - Đông Bắc Nam ấn Độ Dương, Ôxtrâylia -> Iran 3.3. Củng cố - Đánh giá. - Điền trên bản đồ trống châu á các áp cao, áp thấp - Vẽ hướng gió mùa đông, mùa hạ - Nguyên nhân hình thành các áp cao: Xibia, Ha-Oai, Nam ấn Độ Dương, Ôxtrâylia và áp thấp: A -lêut, X.Đ Ô-xtrây-li-a, Nam ấn Độ Dương, Iran. - ảnh hưởng của khí hậu nơi các khí áp đi qua. IV. Dặn dò - Hoàn thành bài thực hành - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 5 - bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội châu á Ngày soạn : Ngày giảng : 8A 8B Tiết 5 đặC ĐIểM DÂN CƯ, Xã HộI CHÂU á I. Mục tiêu bài học - So sánh số liệu để nhận biết sự gia tăng dân số các châu lục, thấy được châu á có số dân đông nhất so với các châu lục khác, mức độ tăng dân số châu á đạt mức trung bình của thế giới. - Quan sát ảnh và lược đồ nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu á. - Tên các tôn giáo lớn, sơ lược về lịch sử ra đời của những tôn giáo này. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ, ảnh ở SGK - Tranh, ảnh về các dân cư châu á. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ GV chấm vở bài tập thực hành của 5 HS 3. Bài mới 3.1. Mở bài Châu á là một trong những nơi có người cổ sinh sống và là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên Trái Đất. Châu á còn được biết đến bởi một số đặc điểm nổi bật của dân cư mà các em sẽ được biết ở bài học hôm nay. Tiết 5, bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội châu á. 3.2. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân - HS dựa vào bảng 5.1 kết hợp bản đồ tự nhiên châu á, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi : ? Tính và nhận xét số dân châu á so với dân số thế giới? ( Châu á có số dân đông nhất thế giới, chiếm gần 61% dân số thế giới) ? Diện tích châu á chiếm bao nhiêu % diện tích thế giới? ? Vì sao dân cư lại tập trung đông ở châu á ? Hoạt động 2: Theo nhóm/cặp ? Tính tốc độ gia tăng dân số của mỗi châu lục, toàn thế giới tăng mấy lần? Nhận xét về tốc độ tăng dân số của châu á so với các châu lục và toàn thế giới? Giải thích vì sao? Mỗi nhóm tính một châu lục và nhận xét GV hướng dẫn cách tính: Quy định chung dân số năm 1950 là 100% tính đến năm 2000 dân số tăng bao nhiêu %. Ví dụ: châu Phi - Năm 2000 784 triệu người x 100 = 354,7% 221 triệu người Vậy năm 2000 so với năm 1950 dân số châu Phi tăng 354,7% Các nhóm làm việc (2 phút). Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả (GV đã kẻ bảng sẵn); các nhóm khác nhận xét, bổ sung-> kết quả: Châu lục Mức tăng dân số 1950- 2000 (%) châu á châu Âu châu Đại Dương châu Mĩ châu Phi Toàn thế giới 262,7 133,2 233,8 244,5 354,7 240,1 ? Tỉ lệ gia tăng dân số của châu á hiện nay đã có sự thay đổi như thế nào? Vì sao? ( Do thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hoá gia đình và do quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở các nước đông dân ở châu lục này) - GV bổ sung thêm một số thông tin: Châu á cũng là châu lục có nhiều nước có số dân rất đông, ví dụ: năm 2002 Trung Quốc: 1.280,7 triệu người , ấn Độ: 1.079,5 triệu người, Inđônêxia: 217,0 triệu người, Nhật Bản: 127,4 triệungười, ViệtNam: 79,7 triệu người. Hoạt động 3: HS hoạt động theo cặp ? Quan sát H 5.1, em hãy cho biết dân cư châu á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào? ? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu á và châu âu. ? Các chủng tộc có quyền bình đẳng không? Vì sao? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: HS làm việc theo nhóm - GV giới thiệu tóm tắt: + Nhu cầu sự xuất hiện tôn giáo của con người trong quá trình phát triển xã hội loài người. + Có rất nhiều tôn giáo, châu á là cái nôi của 4 tôn giáo lớn có tin đồ đông nhất thế giới hiện nay. - HS làm việc theo nhóm: ? Dựa vào hiểu biết, kết hợp quan sát SGK và các ảnh H 5.1. Trình bày: + Mỗi tôn giáo được ra đời vào thời gian nào? ở đâu? + Thần linh được tôn thờ của các tôn giáo ở châu á? + Khu vực phân bố chủ yếu của các tôn giáo ở châu á? Mỗi nhóm thảo luận 1 tôn giáo với thời gian 2 phút Đại diện nhóm trình bày kết quả; GV chuẩn kiến thức. ? Các tôn giáo có vai trò như thế nào? ? Việt Nam có những tôn giáo nào? 1. Châu lục đông dân nhất thế giới - Tỉ lệ gia tăng dân số của châu á đã giảm đáng kể nhưng có số dân đông nhất thế giới chiếm hơn 50% dân số của thế giới. 2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc Dân cư châu á có thành phần chủng tộc đa dạng, chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, và số ít Ô-xtra-lô-it. 3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Châu á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, ấn Độ giáo. Bảng1 3.3. Củng cố ? Vì sao dân cư lại tập trung đông ở châu á ? Năm 2002 dân số châuá đứng hàng thứ mấy trong các châu lục, chiếm bao nhiêu phần trăm dân số của thế giới? ? Dùng mũi tên nối vào sơ đồ sau thể hiện các khu vực phân bố chính của các chủng tộc ở châuá. Đông Nam á Nam á Tây Nam á Ô-xtra-lô-it Môn-gô-lô-it Ơ-rô-pê-ô-it Đông á Bắc á Trung á IV. Dặn dò - Học bài cũ + làm bài tập 2,3- Chuẩn bị bài thực hành, chuẩn bị 1 lược đồ trống châu á to bằng giấy A4 cho tiết tới: tiết 6 - bài 6: Thực hành: Đọc phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu á. V. Phụ lục * Bảng 1: các tôn giáo chính ở châu á Tôn giáo Thời gian ra đời Địa điểm ra đời Thần linh được tôn thờ Khu vực phân bố chính ở châu á ấn độ giáo 2500 trước CN ấn độ Đấng tối cao Bà La Môn ấn Độ Phật giáo Thế kỉ VI trước CN ấn độ Phật Thích Ca - Đông Nam á - Nam á Kitô giáo Đầu CN Pa-lê-xtin Chúa Giê- Su Phi lip pin Hồi giáo Thế kỉ XII sau CN Arập Xêut Thánh A-la - Nam á - In đô nê xi a - Ma lai xi a Ngày soạn : Ngày giảng : 8A 8B Tiết 6 Thực hành Đọc, phân tích lược đồ dân cư và các thành phố lớn của Châu á I. Mục tiêu bài học - Biết quan sát, nhận xét lược đồ, bản đồ châu á để tìm ra đặc điểm phân bố dân cư: nơi đông dân ( vùng ven biển của Nam á, Đông Nam á , Đông á), nơi thưa dân (Bắc á, Trung á, bán đảo Arap), vị trí các thành phố lớn của châu á (vùng ven biển của Nam á, Đông Nam á , Đông á) - Nhận xét lược đồ phân bố dân cư châu á - Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số châu á. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ phân bố dân cư châu á - Bản đồ tự nhiên châu á - Bản đồ các nước châu á - Lược đồ trống châu á III. Tiến Trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài mới GV đề nghị HS nhắc lại đặc điểm địa hình và khí hậu châu á đồng thời dự đoán khu vực noà của châu á có dân cư sống thưa thớt. GV đề nghị 1 HS đọc tên bài thực hành, các mục lớn trong bài và nêu cách làm việc và yêu cầu HS lần lượt giải quyết hai mục lớn của bài. Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học - HS thảo luận nhóm/cặp + Chia lớp thành 4 nhóm lớn, các nhóm thảo luận theo cặp. + Các nhóm dựa vào H6.1 SGK hoàn thành bảng mẫu sgk. + Tìm nguyên nhân dẫn đến sự phân bố như vậy. Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. - GV giới thiệu kí hiệu bằng chữ của lược đồ hình 6.1 và tên thành phố tương ứng trong bảng 6.1. - Các nhóm (3 nhóm lớn) dựa vào hình 6.1, bảng số liệu 6.1 kết hợp với bản đồ các nước châu á, bản đồ tự nhiên châu á (làm việc theo nhóm) hoàn thành một cột trong bảng số liệu. Sau đó nhận xét và giải thích sự phân bố các thành phố lớn của châu á. Đại diện các nhóm trình bày kết quả: * 1 HS đọc tên quốc gia, t

File đính kèm:

  • docGIAO AN DIA 8 2013.DOC