Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Học sinh nắm được khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió Tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.

b. Kỹ năng:

- Sử dụng hình vẽ mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu.

c. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên dạy: HOÀNG THỊ NGUYỆT Ngày dạy :.. Tuần: Tiết: Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT MỤC TIÊU: Kiến thức: - Học sinh nắm được khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất - Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió Tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển. b. Kỹ năng: - Sử dụng hình vẽ mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu. c. Thái độ: - Giáo dục ý thức học bộ môn. 2. CHUÂN BỊ: a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, Sgk, H50, H51, Bản đồ Thế giới. b. Học sinh: Sgk, Tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Sử dụng ảnh Địa lí khai thác kiến thức. - Hoạt động nhóm và phương pháp đàm thoại. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1- Ổn định tổ chức. 4.2- Kiểm tra bài cũ: - Hãy cho biết chiều dày khí quyển là bao nhiêu? A- 90 000 km B- 60 000 km C- 30 000 km Đáp án B: 60.000 km 4.3- Bài mới: - Khởi động: Con người không cảm nhận được sức ép của lớp khí quyển lên bề mặt Trái Đất nhưng có cảm nhận được tính chất và hướng gió thổi. Vậy tại sao có gió? Gió có liên quan gì đến khí áp hay không? Hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu bài 19. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1.(Cá nhân) GV: Bề dày khí quyển (90%) không khí tạo thành sức ép lớn, không khí tuy nhẹ song bề dầy khí quyển như vậy tạo ra một sức ép rất lớn đối với mặt đất gọi là khí áp. + Vậy khí áp là gì? Muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta làm thế nào? HS: Trả lời GV: Chuẩn kiến thức. GV:Giới thiệu về khí áp kế thủy ngân và mở rộng về khí áp kế kim loại. GV: - Quan sát H50 và cho biết các đai khí áp thấp và các đai khí áp cao nằm ở các vĩ độ nào? HS: Trả lời. GV: Chuẩn kiến thức. GV mở rộng Nguyên nhân hình thành khí áp:Động lực - Có 2 nguyên nhân chính Nhiệt - VD: Ở Xích đạo không khí nóng bốc lên cao, tỏa ra hai bên.Đến khoảng vĩ tuyến 300 Bắc và Nam, hai khối khí này chìm xuống, đè lên khối không khí tại chỗ sinh ra đai khí cao (do động lực) chí tuyến ở khoảng 300 Bắc và Nam. - Ở 2 cực Bắc và Nam, quanh năm lạnh, không khí co lại, chìm xuống, do đó sinh ra 2 khu áp cao (do nhiệt) ở cực. Chuyển ý. Hoạt động 2.(cá nhân và nhóm) + Nguyên sinh ra gió? Gió là gì? + Sự chênh lệch hai khí áp cao và thấp càng lớn thì gió càng mạnh hay càng yếu? HS: Trả lời.. GV: Độ chênh áp suất không khí giữa hai vùng càng lớn thì dòng không khí càng mạnh, nên gió càng to. Độ chênh áp suất nhỏ, không khí vận chuyển chậm thì gió càng yếu. Nếu áp suất giữa hai vùng bằng nhau thì sẽ không có gió. + Thế nào là hoàn lưu khí quyển? HS: Trả lời. GV: Chuẩn kiến thức. - GV mở rộng - Vai trò của hoàn lưu khí quyển là giúp điều hòa và phân phân phối lại nhiệt ẩm làm giảm bớt sự chênh lệch nhiệt độ độ ẩm giữa các vùng vĩ độ khác nhau trên phạm vi toàn Trái đất. Tổ chức thảo luận nhóm: Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm. Bước 2:Gv phát phiếu học tập cho học sinh. ? Dựa vào H51 Sgk hãy trả lời các câu hỏi dưới đây và ghi thông tin vào bảng sau. Nhóm 1,2: Ở hai bên XĐ, lọai gió thổi một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về Xích đạo là gió gì? - Loại gió đó thổi theo hướng nào? - Phạm vi hoạt động của gió? Gió Hướng Phạm vi hoạt động Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Nhóm 3,4: Cũng từ khỏang vĩ độ 300 Bắc và Nam lọai gió thổi quanh năm lên khỏang các vĩ độ 600 Bắc và Nam là gió gì? - Loại gió đó thổi theo hướng nào? - Phạm vi hoạt động của gió? Gió Hướng Phạm vi hoạt động Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Bước 3: Học sinh trả lời. Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức. ? Loại gió thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam (Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam gọi là gió gì ? Loại gió đó thổi theo hướng nào? GV : ? Lợi ích và tác hại của Gió. HS : trả lời. GV : Mở rộng. (Lợi ích : gió tác động đến sự vận động của biển.VD:tạo sóng(sóng là một trong sự vận động của biển). Một số loài chim cũng lợi dụng gió để lượn.(VD:hải âu,... Một số loài cây cũng phát tán quả và hạt nhờ gió(VD:bồ công anh, hạt trâm bầu,...) Gió thường có lợi cho con người. Nó có thể quay các cánh quạt của các cối xay gió giúp chúng ta xay gạo, đẩy thuyền buồm, thả diều. Nó là một trong những nguồn năng lượng sạch.... Tác hại Đó là trong các cơn bão, gió có vận tốc cao dễ làm ngã đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà ; gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ ở vật chất;sức khỏe và tính mạng của con người ....) 1.Khí áp và các đai khí áp trên Trái đất: a)khí áp: -Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái đất. -Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế - Khí áp trung bình chuẩn bằng 760mmHg. Đơn vị là atmôtphe. b) Các đai khí áp trên trên bề mặt Trái đất. - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đến hai cực.( Gồm 7 đai khí áp) + Các đai khí áp thấp nằm Xích Đạo và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam + Các đai khí áp cao nằm khoảng vĩ độ 300 và khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam ( Cực Bắc và cực Nam) 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển . * Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. * Hoàn lưu khí quyển. -Là sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển. * Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất: + Gió tín phong: Gió Hướng Phạm vi hoạt động Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Tín phong ĐB ĐN Thổi từ các đai cao áp chí tuyến ở hai bán cầu về đai áp thấp xích đạo. + Gió Tây ôn đới: Gió Hướng Phạm vi hoạt động Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Tây ôn đới TN TB Gió thổi từ các đai cao áp ở chí tuyến (300 B, N) về các đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 600 ở hai bán cầu. Nhận xét : Gió Tín phong và Gió Tây ôn đới là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. Chúng tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái đất. + Gió Đông cực: Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam. Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam 4.Củng cố: - GV cho HS chơi trò chơi. 5. Dặn dò. - Học bài và làm tập 19 - Đọc trước Bài 20. 4: Củng cố : TRÒ CHƠI ĐIỀN ĐÚNG Luật chơi : Chọn 6 bạn trong lớp và chia làm 2 đội các đội sẽ lần lượt thay nhau điền vào các từ còn thiếu ở trên hình. Đội nào nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Gió.. Gió.. Gió.. Gió.. Gió.. Gió.. Cực Bắc(khu áp cao) Cực Nam(khu áp cao) Áp 600 Áp 300 Áp 00 Áp 300 Áp 600

File đính kèm:

  • docbai 19 khi ap va gio tren trai dat.doc