Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 4)

. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa thể hiên trong ngôn ngư, trang phục, phong tục, tập quán

- Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống, đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc nước ta

2. Kỹ năng, thái độ:

- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc

- Thu thập thông tin về một số dân tộc

 

doc112 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 4), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/ 08 /2011 Ngày dạy:25/ 08/ 2011 (Điều chỉnh theo phân phối chương trình...............................................................) Tiết:1 - Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần 1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa thể hiên trong ngôn ngư, trang phục, phong tục, tập quán Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống, đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trình bày được sự phân bố các dân tộc nước ta 2. Kỹ năng, thái độ: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc Thu thập thông tin về một số dân tộc II/ Phương tiện dạy học cần thiết: Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam Tranh ảnh về đồng bằng , ruộng bậc thang. Bộ tranh ảnh về Đại gia đình dân tộc Việt Nam III/ Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Ôn định tổ chức :(1/) 2. Giới thiệu bài mới:(35/) Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng HĐ1: Các dân tộc ở nước ta (20/) - Bảng 1.1: Dân số phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người) ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? Các dân tộc khác nhau ở mặt nào - Quan sát H1.1 biểu đồ cơ cấu dân tộc nhận xét ? Dân tộc nào có số dân đông nhất? chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? Kể tên một số sản phẩm tiêu biểu của dân tộc ít người mà em biết? (Tày, Thái, Mường, Nùng là dân tộc có dân số khá đông có truyền thống thâm canh lúa nước, trông màu cây công nghiệp ,có nghề thủ công tinh xảo. Người Mông giỏi làm ruộng bậc thang, trồng lúa ngô, cây thuốc) - Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp học ở vùng cao không? - GV phân tích và chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình phát triển đất nước I. CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA - Nước ta có 54 dân tộc - Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quánLàm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú . - Dân tộc Việt kinh có số dân đông nhất 86% dân số cả nước. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức tinh xảo . - Các dân tộc ít người có số dân và trình độ kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm sản xuất riêng. - Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc HĐ2: Sự phân bố các dân tộc (15/) - Quan sát lược đồ phân bố các dân tộc Việt Nam H1.3 cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? ? Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi (chính sách phân bố lại dân cư và lao động, phát triển kinh tế văn hoá của Đảng) ? Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào? (thượng nguồn các dòng sông có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên có vị trí quan trọng về quốc phòng.) ? Theo em sự phân bố các dân tộc hiện nay như thế nào ( đã có nhiều thay đổi) * Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em ? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em II SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC 1. Dân tộc Việt (kinh) - Phân bố rộng khắp nước song chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải. 2. Các dân tộc ít người - Các dân tộc ít người chiếm 13,8% sống chủ yếu ở miền núi và trung du, - Hiện nay sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi IV. Củng cố bài học:(4/) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ. V. Dặn Dò :(5/) Làm bài tập1,2,3 SGK. Chuẩn bị bài sau: Bài 2 Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên Duyên hải cực Nam Trung Bộ Dân tộc Trên 30 dân tộc - Vùng thấp: có người Tày, nùng-Ở tả ngạn sông Hồng , người Thái, Mường - Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao, Khơ mú ở sườn núi từ 700 – 1000m, vùng cao có người Mông Trên 20 dân tộc Ê-đê (Đắc Lắc) Gia rai (Kon tum), Mnông(Lâm Đồng). Có dân tộc Chăm, Khơ me, sống thành dải hoặc xen với ngườikinh.Người Hoa chủ yếu ở đô thị nhất là TP’ HCM Ngày soạn: 23/08/2011 Ngày dạy: 26/08/2011 (Điều chỉnh theo phân phối chương trình...............................................................) Tiết 2 - Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần 1. Kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả Đặc điểm thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta nguyên nhân của sự thay đổi. 2. Kỹ năng, thái độ: Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta qua các năm 1989 và 1999 GD BTTN và ĐDSH (Mục: II) II/ Phương tiện dạy học cần thiết: Biểu đồ dân số Việt Nam Tháp dân số Việt Nam năm1989, 1999 Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống III/ Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Ôn định tổ chức (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/) - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ Quan sát lược đồ phân bố các dân tộc Việt Nam H1.3 cho biết dân tộc Việt Nam phân bố chủ yếu ở đâu? Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó? 3. Giới thiệu bài mới:(34/) Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng HĐ1: Số dân(10/) ? Dựa vào vốn hiểu biết và SGK cho biết số dân Việt Nam theo tổng điều tra 01/4/1999 là bao nhiêu? Tính đến năm 2002 là bao nhiêu ngươi? Em có suy nghĩ gì về thứ tự diện tích và dân số của Việt Nam so với thế giới? - Năm 1999 dân số nước ta 76,3 triệu người Đứng thứ 3 ở ĐNÁ. ? Đến ngày 1/4/2010 dân số nước ta khoảng bao nhiêu triệu người I. SỐ DÂN -Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người - Việt Nam là một nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới - Dân số Việt Nam đến 1/4/2010 là 87.857.473, đứng thứ 12 trên thế giới HĐ2: Gia tăng dân số(15/) - y/c đọc thuật ngữ “Bùng nổ dân số” ? Quan sát (hình 2.1), nêu nhận xét về sự bùng nổ dân số qua chiều cao các cột dân số (dân số tăng nhanh liên tục qua các năm) ? Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến những hiện tượng gì (Bùng nổ dân số) - Kết luận ? Quan sát lược đồ (hình 2.1) đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên để thấy sự thay đổi như thế nào (Tốc độ gia tăng thay đổi theo tưng giai đoạn: cao nhất gần 2% (54-60), từ năm76-2003 xu hướng giảm còn 1,3% ? Giải thích nguyên nhân thay đổi? (do thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ) ? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh (cơ cấu DS Việt Nam trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao) ? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? (kinh tế, xã hội, môi trường) ? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa thành thị và nông thôn, miền núi như thế nào? (Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị và khu công nghiệp thấp hơn nhiều so với nông thôn, miền núi) ? Theo em để giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chúng ta phải làm gì (thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình) II. GIA TĂNG DÂN SỐ * Nguyên nhân - Bùng nổ dân số - Dân số nước ta đông và tăng nhanh liên tục để lại nhiều hậu qủa nghiêm trọng Hậu qủa Kinh tế xã hội Môi trường Kinh tế - Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm. HĐ3: Cơ cấu dân số(9/) ? Căn cứ số liệu ở bảng 2.2 Nhận xét cơ cấu nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999, đặc biệt là nhóm 0 -14 tuổi. ? Căn cứ số liệu ở bảng 2.2, hãy nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999 III. CƠ CẤU DÂN SỐ - Dân số đông, gia tăng dân số nhanh, dân số trẻ, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi IV. Củng cố bài học:(3/) 1/ Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta? 2/ Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta. 3/ HS phải vẽ 2 đường trên cùng một trục toạ độ một đường thể hiện tỉ suất tử một đường thể hiện tỉ suất sinh. Khoảng cách giữa 2 đường là tỉ lệ gia tăng dân số . V. Dặn Dò(2/) Chuẩn bị bài sau: Bài 3 phân bố dân cư và các loại hình quần cư Bảng 2.1: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các vùng, năm 1999 Ngày soạn: 29/08/2011 Ngày dạy: 01/9/2011 (Điều chỉnh theo phân phối chương trình........................................................................) Tiết 3-Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần 1. Kiến thức: Trình bày được tình hình phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt Phân biệt các loại hình quần cư nông thôn, thành thị Nhận biết quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 2. Kỹ năng, thái độ: Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam Ý thức được sự cần thiết phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành chính sách của nhà nước về phân bố dân cư II/ Phương tiện dạy học cần thiết: Lược đồ phân bố dân cư Việt Nam Bảng số liệu Tranh ảnh về một số loại hình làng III/ Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Ôn định tổ chức (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/) Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta? Nêu nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số 3. Giới thiệu bài mới: (34/) Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng HĐ1: Mật độ dân số và sự phân bố dân cư - Cho số liệu: Năm 2003 mật độ Lào 24 người/km2mật độ Inđônêxia 115người/km2 TháiLan 123người/km2 mật độ thế giới 47 người/km2 ? Qua số liệu em có nhận xét về mật độ dân số nước ta - GV cho HS so sánh các số liệu về mật độ dân số nước ta giữa các năm 1989,1999,2003 để thấy mật độ dân số ngày càng tăng ,(bảng 3.2) (năm 1989 là 195 người/km2;năm 1999 mật độ là 231 người/km2;2003 là 246 người/km2) ? Nhắc lại cách tính mật độ dân số ? Quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam hình 3.1 nhận xét: Phân bố dân cư nước ta (phân bố không đều,giữa nông thôn, thành thị, đồng bằng ) ? Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều? ? Dân thành thị còn ít chứng tỏ điều gì?( nước ta là nước nông nghiệp ) *Khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác nguồn tài nguyên ở mỗi vùng ? Em có biết gì về chính sách của Đảng trong sự phân bố lại dân cư không? (Giảm tỉ lệ sinh, phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và các ngành kinh tế, cải tạo xây dựng nông thôn mới) I. MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ 1. Mật độ dân số: - Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao trên thế giới. Năm 2003 là 246 người/km2 - Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng 2. Phân bố dân cư: - Phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên. - Khoảng 76% dân số sống ở nông thôn 24% ở thành thị (2003) HĐ2: Các loại hình quần cư - GV yêu cầu HS dựa vào SGK Quan sát lược đồ các tranh ảnh về quần cư, tìm đặc điểm chung của quần cư nông thôn, sự khác nhau về quần cư nông thôn ở các vùng khác nhau và giải thích? - Y/c mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi ? Nêu đặc điểm của quần cư đô thị của nước ta (quy mô) ? Sự khác nhau về hoạt động kinh tế cách bố trí nhà giữa nông thôn và thành thị như thế nào? (Hoạt động kinh tế) ? Quan sát hình 3.1 hay nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta . Giải thích vì sao? (Phân bố ở ĐB và ven biển do lợi thế về vị trí địa lí. Kin, hã hội...) Kết luận: II. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ 1. Quần cư nông thôn - Là điểm dân cư nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp 2. Quần cư thành thị - Các đô thị nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp, dịch vụ, là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá khoa học kĩ thuật - Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển HĐ3: Đô thị hóa Qua số liệu ở bảng 3.1 ? Nêu nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta. ? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? III ĐÔ THỊ HOÁ - Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta tăng liên tục - Trình độ đô thị hoá còn thấp. IV/ Củng cố bài học: (4/) Dựa vào bản đồ dân cư trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích? Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta? Quan sát bảng số liệu 3.2 rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư không đều và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta V/ Dặn Dò: (1/) - Chuẩn bị bài sau: Bài 4 lao động và việc làm chất lượng cuộc sống Ngày soạn: 29/08/2011 Ngày dạy: 01/9/2011 (Điều chỉnh theo phân phối chương trình.........................................................................) Tiết 4- Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần 1. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm vể nguồn lao động ở nước ta . Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống còn thấp, không đồng đều và đang được cải thiện 2. Kỹ năng, thái độ Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động Ý thức tinh thần lao động II/ Phương tiện dạy học cần thiết: Các biểu đồ về cơ cấu lao động Bảng số liệu thống kê về sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ nâng cao chất lượng cuộc sống III/ Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Ổn định tổ chức (1') 2. Kiểm tra bài cũ (5') Dựa vào bản đồ dân cư trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích? Nên đặc điểm, chức năng của các loại hình quần cư? 3. Giới thiệu bài mới:(34') Các bước lên lớp Nội dung ghi bảng HĐ1: Nguồn lao động và sử dụng lao động - Y/c thảo luận theo 3 nhóm (mỗi nhóm 1 câu) ? Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và những hạn chế nào? (Nguồn lao động nước ta năng động, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cần cù, khéo tay...) ? Nhận xét chất lượng lao động của nước ta. Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì ? Dựa vào hình 4.1 nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân - Đại diện trình bày, nhận xét bổ sung Kết luận: Đặc điểm của nguồn lao động nước ta ? Quan sát biểu đồ hình 4.2, nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. I. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAOĐỘNG 1. Nguồn lao động - Thế mạnh: Nguồn lao động nước ta dồi dào, năng động, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cần cù, khéo tay... - Hạn chế: về thể lực và trình độ chuyên môn (78,8% không qua đào tạo) - Giải pháp: Có kế hoạch giáo dục, đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rông đào tạo, dạy nghề - Lực lượng lao động nông thôn chiếm 75,8%, thành thị 24,2% 2. Sử dụng lao động - Phần lớn lao động tập trung ngành nông-lâm-ngư nghiệp - Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực trong những năm gần đây HĐ2: vấn đề việc làm - Y/c thảo luận theo 3 nhóm (mỗi nhóm 1 câu) ? Tại sao nói việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta (tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất phổ biến, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao khoảng 6%..) ? Để giải quyết việc làm theo em cần phải có những biện pháp gì (Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, miền....) - Đại diện trình bày, nhận xét bổ sung Kết luận: II. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM - Tỉ lệ thất nghiệp cao - Phân bố lại lao động và dân cư - Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn - Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở thành thị - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hường nghiệp dạy nghề HĐ3: chất lượng cuộc sống GV cho HS đọc SGK nêu dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang được cải thiện. - Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% năm1999. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng ,người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn ? Chất lượng cuộc sống của dân cư như thế nào giữa các vùng nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ? (chênh lệch) ? Hình 4.3 nói lên điều gì? III. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện (về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội - Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, giữa tầng lớp nhân dân IV/ Củng cố bài học:(4') Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta Tại sao nói việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? Nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó V/ Dặn Dò : (1') - Làm câu 4 tr 21 - Chuẩn bị bài sau: Bài 5: Thực hành Ngày soạn: 5/9/2011 Ngày dạy: 8/9/2011 (Điều chỉnh theo phân phối chương trình........................................................................) Tiết 5-Bài 5 : THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần 1. Kiến thức: Biết cách phân tích , so sánh tháp dân số Tìm được sự thay đổi và xu thế thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giưa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước 2. Kỹ năng - Đọc và phân tích so sánh các tháp tuổi II/ Phương tiện dạy học cần thiết: Tháp tuổi hình 5.1 III/ Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Ôn định tổ chức :(1/) 2. Kiểm tra bài cũ : (4/) Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta ? Tại sao nói việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta? 3. Giới thiệu bài mới: (34/) Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng HĐ1: bài tập 1 - Nêu yêu cầu bài tập - Giới thiệu tỉ số phụ thuộc (là tỉ số giữa người chưa đến tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với số người đang độ tuổ lao động của dân cư 1 vùng, 1 nước) - Chia 3 nhóm thảo luận, mỗi nhóm thảo luận 1 yêu cầu của bài tập - Đại diện trình bày, nhận xét bổ sung - Kết luận I / SO SÁNH 2 THÁP TUỔI Năm Các yếu tố 1989 1999 Hình dạng của tháp Đỉnh nhọn đáy rộng Đỉnh nhọn đáy rộng, chân đáy thu hẹp hơn Cơ cấu dân số theo tuổi Nhóm tuổi Nam nữ Nam nữ 0-14 15-59 60 trở lên 20,1 25,6 3,0 18,9 28,2 4,2 17,4 28,4 3,4 16,1 30,0 4,7 Tỉ số phụ thuộc 86 72,1 HĐ2: Bài tập 2 Từ những phân tích và so sánh trên nêu nhận xét về sự thay đổi và xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số nước ta . Giải thích nguyên nhân. II. NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH - Sau 10 năm (1989-1999), tỉ lệ nhóm tuổi 0-14 đã giảm xuống (39%->33,5%). Nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng (từ 7,2 % ->8,15%). Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên (từ 53,8% ->58.4%) - Do chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày được cải thiện, chế độ dinh dưỡng cao hơn trước, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt. Yù thức thực hiện KHHGĐ trong nhân dân cao HĐ3: Bài tập 3 Cơ cấu dân dân số trên có thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội ? Chúng ta cần phải có những biện pháp gì để từng bước khắc phục những khó khăn này? - Thuận lợi: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội + Cung cấp và dự trữ nguồn lao động dồi dào. + Môi trường tiêu thụ mạnh - Khó khăn: + Nhóm 0-14 tuổi đông đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế. + Tỉ lệ và dự trữ lao động cao gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm + Tỉ lệ người cao tuổi cũng là vấn đề quan tâm chăm sóc sức khoẻ. + Tái nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, nhu cầu cho giáo dục, y tế, nhà ở. Rất căng thẳng - Biện pháp khắc phục + Cần có chính sách dân số hợp lí. + có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí, tổ chức hướng nghiệp dạy nghề + Phân bố lại lực lượng lao động theo nhành và lãnh thổ + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá IV/ Củng cố bài học: (4/) Hãy giả thích tỉ lệ phụ thuộc trong cơ cấu dân số ở nước ta năm 1999 là 71,2 có nghĩa là gì? Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, biệ pháp tối ưu để giải quyết việc làm đối với lao động ở thành thị và nông thôn V/ Dặn Dò : (1/) Chuẩn bị bài sau: Bài 6 Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Ngày soạn: 5/9/2011 Ngày dạy: 9/9/2011 (Điều chỉnh theo phân phối chương trình........................................................................) ĐỊA LÍ KINH TẾ Tiết 6-Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần 1. Kiến thức: Trình bày sơ lược quá trình phát triển kinh tế Việt Nam Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đặc trưng của công cuộc đổi mới, thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế, những thành tựu và thách thức 2. Kỹ năng, thái độ Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịc cơ cấu kinh tế Vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ. II/ Phương tiện dạy học cần thiết: Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991 đến năm 2000 Một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới III/ Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Ôn định tổ chức :(1/) 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3. Giới thiệu bài mới: (36/) Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng HĐ1: Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới - Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước -1945:Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà -1945-1954 Kháng chiến chống Pháp - 1954-1975 Kháng chiến chống Mĩ - Đất nước thống nhất, cả nước đi lên XHCN từ năm 1976-1986 nền kinh tế rơi vào khủng khoảng, sản xuất đình trệ lạc hậu. I / NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI - Nền kinh tế nước ta đã trải qua quá trình phát triển lâu dài. - Sau thống nhất đất nước kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng khoảng kéo dài sản xuất đình trệ lạc hậu. HĐ2: Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới - Y/c HS đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chia 3 nhóm thảo luận: ? Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng của từng khu vực trong GDP ? Sự quan hệ của các khu vực ? Nguyên nhân của việc chuyển dịch các khu vực (Mốc năm 1991: Lúc bấy giờ, nền kinh tế đang chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường, trong GDP, nông-lâm-ngư nghiệp tỉ trọng cao nhất chứng tỏ nước ta là nước nông nghiệp - Mốc năm 1995: Bình thường mối quan hệ Việt-Mĩ và Việt Nam gia nhập A SEAN - Mốc năm 1997: Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam ? Dựa vào lược đồ hình 6.2, Xác định các vùng kinh tế nước ta. Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.? Kể tên các vùng kinh tế nào giáp biển, vùng kinh tế nào không giáp biển? - Kinh tế trọng điểm: Là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. - GV yêu cầu HS xác định các vùng kinh tế? Quan sát lược đồ hình 6.2 nhìn sự giao thoa giữa sơ đồ các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm có thể thấy rằng kinh tế trọng điểm tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của vùng Kể tên các vùng kinh tế trọng điểm ? Nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu to lớn như thế nào ? Kể tên một số ngành nổi bật? Ở địa phương em có ngành kinh tế nào nổi bật? CH: Trong quá trình phát triển kinh tế nước ta có gặp những khó khăn gì? I. NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp–xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể, chuyên sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo 2 Những thành tựu và thách thức * Thành tựu: - Nền kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc các ngành đều phát triển . - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. - Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. * Khó khăn, thách thức: Một số vùng còn nghèo, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường , việc làm, biến động thị trường thế giới, các thách thức trong ngoại giao. IV/. Củng cố bài học: (6/) Trước giai đoạn đổi mới nền kinh tế nước ta như thế nào? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào? Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm Những thành tựu và thách thức của nền kinh tế nước ta ? V/ Dặn Dò: (2/) Chuẩn bị bài sau: Bài 7 (Ôn lại bài đặc điểm tự nhiên Việt Nam SGK lớp 8) Ngày soạn: 12/9/2011 Ngày dạy: 15/9/2011 (Điều chỉnh theo phân phối chương trình........................................................................) Tiết 7-Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần 1. Kiến thức: Phân tích được của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản, điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định 2. Kỹ năng, thái độ: Kĩ năng đánh giá kinh tế các tài nguyên thiên nhiên Sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Liên hệ với thực tế địa phương II/ Phương tiện dạy học cần thiết: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam Bản đồ khí hậu Việt Nam. Tranh ảnh III/ Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Ôn định

File đính kèm:

  • docdia 9 ca nam da dieu chinh theo ppct moi.doc