Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 41 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :

 - Hiểu được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm lớn nhất cả nước. Có những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng kinh tế động lực.

 - HS vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích một số bức xúc ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 - HS thấy được những tiềm năng về tự nhiên cũng như con người trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 41 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 41 Bài 35 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NS : 10/1/09 ND:13/1/09 I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần : - Hiểu được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm lớn nhất cả nước. Có những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng kinh tế động lực. - HS vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích một số bức xúc ở Đồng bằng sông Cửu Long. - HS thấy được những tiềm năng về tự nhiên cũng như con người trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. II/ Chuẩn bị : Lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long Một số tranh ảnh (sgk). III/ Tiến trình bài dạy : Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Khởi động : Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Điều này được thể hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV Giới thiệu lược đồ 35.1 và lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - HS xác định vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng. - Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ? GV phân tích ý nghĩa vị trí thuận lợi của vùng trong việc phát triển kinh tế xã hội và giao lưu hợp tác quốc tế. Chuyển ý - Xác định trên lược đồ các loại đất chính và sự phân bố của chúng ? - Những loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây nào ? HS quan sát hình 35.2 (sgk) và thảo luận nội dung : - Nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực thực phẩm ? - Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn chính nào về mặt tự nhiên ? Những giải pháp chính? Chuyển ý : - Nhận xét về dân số và thành phần dân tộc của Đồng bằng sông Cửu Long ? So sánh với vùng Đồng bằng sông Hồng ? Dựa vào bảng 35.1(sgk) : - Nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước ? - Nguyên nhân của một số chỉ tiêu còn thấp so với cả nước là gì ? Biện pháp khắc phục ? I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ : - Diện tích :39734 km2 ( chiếm : 12,1%) - Dân số : 16,7 triệu người( chiếm 21,0%) (2002) II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : - Diện tích rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo. - Nguồn đất, nước, sinh vật trên cạn và dưới nước rất phong phú thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. - Tiềm năng biển và hải đảo phong phú. III. Đặc điểm dân cư, xã hội : - Là vùng đông dân. - Thành phần dân tộc ngoài người Kinh còn có người Khơ-me, Chăm, Hoa . . . - Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa. IV/ Đánh giá : Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở : a. Không có hệ thống đê lớn, dài. b. Qúa trình bồi đắp phù sa vẫn còn tiếp diễn ở các vùng trũng. c. Thời tiết ít biến động hơn d. Tất cả các ý trên. 2. Qua hình 35.1, hãy cho biết đảo Phú Quốc thuộc về tỉnh nào : a. Bạc Liêu b. An Giang c. Cà Mau d. Kiên Giang 3. Thành phần dân tộc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là : a. Hoa, Mã Lai, Cam-pu-chia, Kinh b. Kinh, Chăm, Hoa, Khơ-me c. Chăm, Mnông, Khơ-me, Kinh d. Kinh, Gia-rai, Hoa, Khơ-me V/ Hoạt động nối tiếp : Bài vừa học : - Nắm được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên cũng như dân cư xã hội của vùng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. - Những thế mạnh về một số tài nguyên để phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Bài sắp học : - Những điều kiện để phát triển nông nghiệp và vai trò của nó. - So sánh ngành công nghiệp với các vùng đã học. VI/ Phụ lục :

File đính kèm:

  • docTIET 41.doc
Giáo án liên quan