Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ để HS có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B- Chuẩn bị:

1- Giáo viên:

 

doc336 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 09 /2012 Phong cách Hồ Chí Minh Tiết 1 ( Lê Anh Trà ) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ để HS có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Bài soạn. - Tranh ảnh, truyện kể về cuộc đời hoạt động của Bác. Tranh minh hoạ: Bác Hồ đang chăm sóc cây - Bài tập vận dụng. 2- Học sinh: - Soạn bài. - Sưu tầm tranh, truyện về Bác. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hướng dẫn cách đọc Giải thích một số từ khó Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: H- Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng thông qua những biểu hiện nào? H- Người đã làm cách nào để có được vốn tri thức ấy? H- Quan điểm của Bác khi tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại? I- Đọc- Tìm hiểu chung: 1- Đọc: Giọng đọc nghiêm trang, tự hào 2- Giải nghĩa từ: HS giải một số từ khó II- Đọc- Hiểu văn bản: 1- Vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh: - Đã từng đi nhiều nơi - Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá Đông- Tây - Hiểu biết sâu rộng các nền văn hoá: á, Âu, Phi, Mĩ... - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ - Trau dồi tri thức qua công việc, lao động - Học hỏi, tìm hiểu một cách sâu sắc, nghiêm túc.... - Không thụ động - Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán hạn chế - Luôn đứng trên nền tảng dân tộc Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh ( Tiếp) Ngày soạn: 05/ 09 /2012 Phong cách Hồ Chí Minh ( tiếp ) Tiết 2 ( Lê Anh Trà ) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ để HS có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Bài soạn. - Tranh ảnh, truyện kể về cuộc đời hoạt động của Bác. - Bài tập vận dụng. 2- Học sinh: - Soạn bài. - Sưu tầm tranh, truyện về Bác. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: Hướng dẫn HS tìm hiểu về lối sống Hồ Chí Minh H- Lối sống Hồ chí Minh được biểu hiện như thế nào? H- Em có nhận xét gì về lối sống của Bác? H- Tại sao nói HCM là con người có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại? H- Hãy chứng minh cách sống giản dị, đạm bạc của HCM là cách sống thanh cao, sang trọng? H- Vậy phong cách HCM được tạo bởi những yếu tố nào? H- Cảm nhận của em về những đặc điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách HCM? H- Phong cách HCM có ý nghĩa như thế nào trong việc học tập, rèn luyện của mỗi bản thân? Hoạt động 2: Cho HS đọc Ghi nhớ Hoạt động 3 Hướng dẫn HS luyện tập. H- Hãy so sánh cách sống của Nguyễn Trãi và HCM? H- Hãy tìm đọc những mẫu chuyện về cuộc đời thanh cao của Bác? H- Qua văn bản và những mẫu chuyện về cuộc đời thanh cao của Bác, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân? II- Đọc- Hiểu văn bản: ( tiếp) 2- Lối sống của Hồ Chí Minh: Được thể hiện qua: - Nơi ở, làm việc: nhà sàn mộc mạc, đơn sơ - Trang phục: giản dị - ăn uống: đạm bạc => Một lối sống thanh cao, rất Việt Nam - Luôn đứng trên gốc văn hoá dân tộc - Uyên thâm với văn hoá nhân loại => Đó là cách sống của một hiền triết - Không phải là lối sống củ một ẩn sĩ - Là cách sống khiêm tốn, không tự cao - Là cách sống có văn hoá theo quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp = sự giản dị + hợp tự nhiên => trở thành vĩ đại - Dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc - Vận dụng tinh hoa nhân loại - Mọi suy nghĩ + hành động vừa giản dị vừa vĩ đại Là một văn bản nhật dụng: - Kết hợp giữa kể và bình - Chọn chi tiết tiêu biểu, chọn lọc - Nghệ thuật đối lập: vĩ nhân > < giản dị, rất Việt Nam - Cần có sự hội nhập để phát triển - Phải có ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc III- Tổng kết: Đọc Ghi nhớ SGK Gọi 1 HS khác nhắc lại IV- Luyện tập: Có những điểm giống và khác nhau: Giống: - Là những lối sống giản dị, thanh cao - Là những bậc vĩ nhân của dân tộc Khác: Bác đã kết hợp, thống nhất được mọi tinh hoa văn hoá của nhân loại đế tạo nên phong cách sống cho mình HS tìm đọc và trình bày HS tự đưa ra những ý kiến riêng của mình về trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và rèn luyện Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị Tiết 3: Các phương châm hôi thoại Ngày soạn: 07/ 09 /2012 Các phương châm hội thoại Tiết 3 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Nắm được nội dung cơ bản của phương châm về lượng và về chất trong hội thoại. - Biết vận dụng linh hoạt những phương châm đó vào trong hội thoại. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Bài soạn. - Hệ thống câu hỏi - Bảng phụ và một số tình huống giao tiếp - Bài tập vận dụng. 2- Học sinh: - Soạn bài. - Tìm hiểu nội dung bài học. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ H- Em hiểu như thế nào về câu trả lời của Ba đối với An? Giải thích vì sao? H- Nêu nhận xét của em về cuộc hội thoại đó? H- Qua đó em rút ra được bài học gì khi tiến hành hoạt động giao tiếp? Cho HS đọc ví dụ 2 H- Truyện đáng cười ở chỗ nào? Vì sao đó là điều đáng cười? H- Có thể diễn đạt như thế nào để không bị cười mà vẫn đúng nội dung? H- Vậy trong giao tiếp cũng cần tuân thủ điều gì? Hướng dẫn HS rút ra bài học từ các ví dụ vừa tìm hiểu H- Từ việc tìm hiểu 2 ví dụ trên em rút ra được bài học gì khi giao tiếp? Cho HS tìm hiểu phương châm về chất H- Truyện cười vừa đọc nhằm phê phán điều gì? H-Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần phải tránh? H- Giả sử chưa biết chắc lí do bạn nghỉ học, nếu thầy hỏi thì em nên trả lời như thế nào? Cho HS rút ra bài học ghi nhớ H- Như vậy nếu nói những điều không đúng sự thật hoặc không chắc chắn là đã vi phạm phương châm về chất Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập H- Yêu cầu của bài tập 1 là gì? Hãy thực hiện yêu cầu đó? H- Hãy chọn phương án đúng của bài tập 2? H- Truyện đáng cười ở chỗ nào? Vì sao ? Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà Ra bài tập về nhà Hướng dẫn chuẩn bị bài mới Đọc- tìm hiểu mục 1 I- Phương châm về lượng: 1- Ví dụ1: SGK - Chưa có nội dung An cần biết: Bơi ở đâu? => tức là ở địa điểm nào - Vì đã bơi thì tất nhiên là ở dưới nước rồi - Chưa truyền tải được nội dung cần biết - Nói ít hơn so với yêu cầu giao tiếp Khi giao tiếp cần: - Chuẩn bị nội dung - Nói đúng vào yêu cầu giao tiếp - Không nói ít hơn so với yêu cầu giao tiếp Ví dụ 2: Đọc- Tìm hiểu và trả lời - Đáng cười ở câu hỏi và câu trả lời - Vì: Cả hai người đều nói nhiều hơn nội dung cần nói HS tìm cách diễn đạt- Trình bày- Nhận xét - Nói đúng vào trọng tâm giao tiếp - Không nên nói thừa 2- Ghi nhớ: - 2 em rút ra bài học ghi nhớ - 1 em đọc lại SGK II- Phương châm về chất 1- Ví dụ: Truyện nhằm phê phán tính nói khoác Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật - Không nên trả lời bằng câu khẳng định - Nên dùng những từ ngữ như: hình như, dường như, có lẽ, chắc là, có lẽ là,...đứng trước câu trả lời 2- Ghi nhớ: Cho HS đọc SGK II- Luyện tập: 1- Bài tập 1: Phân tích lỗi: a) Thừa: nuôi ở nhà = gia súc b) Thừa: có 2 cánh = chim 2- Bài tập 2: a) nói có sách, mách có chứng b) nói dối c) nói mò d) nói nhăng nói cuội e) nói trạng => Đều thuộc phương châm về chát 3- Bài tập 3: - Đáng cười ở: Rồi có nuôi được không? - Vì không nuôi được thì làm sao có bố => Truyện vi phạm phương châm về lượng Ghi bài tập về nhà: bài 4, 5 Chuẩn bị tiết 4: Sử dụng các biện pháp trong VB thuyết minh Ngày soạn: 07/ 09 /2012 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Tiết 4 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Hiểu việc sử dụng một số biện phâp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn. - Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào trong văn bản thuyết minh. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Bài soạn. - Hệ thống lại nội dung văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8. 2- Học sinh: - Soạn bài. - Ôn lại nội dung văn bản thuyết minh. - Tìm hiểu nội dung bài học. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Bài mới: H- Thế nào gọi là văn bản thuyết minh?Đặc điểm chủ yếu của nó? H- Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp? Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản H- Bài văn đã thuyết minh những đặc điểm nào của đối tượng? H- Văn bản đã cung cấp tri thức về đối tượng như thế nào? Sử dụng biện pháp thuyết minh chủ yếu nào? H- Tác giả đã hiểu sự kì lạ như thế nào? H- Câu vă nào đã nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long? H- Ngoài ra tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khác? Hướng dẫn HS xác định các đoạn văn có sử dụng các yếu tố nghệ thuật đó H- Các biện pháp nghệ thuật đó đã tạo nên đạc điểm gì cho văn bản? Cho HS rút ra ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Cho HS đọc văn bản: Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh H- Văn bản có tính chất thuyết minh không? Thể hiện ở điểm nào? H- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng là gì? H- Nét đặc biệt của bài văn là gì? H- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật? Hệ thống lại kiến thức về văn bản thuyết minh HS nhớ lại kiểu văn t. minh đã học ở lớp 8 I- Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: 1- Ôn tập văn bản thuyết minh - Là kiểu văn bản giới thiệu về vật, việc.... - Cung cấp tri thức một cách khách quan. - Các phương pháp thuyết minh chủ yếu : định nghĩa, nêu ví dụ, liệt kê, nêu số liệu, so sánh... 2- Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: Đọc thầm văn bản: Hạ Long- Đá và nước Thuyết minh về sự kì lạ của Hạ Long - Cung cấp tri thức một cách khách quan - Sử dụng các biện pháp như: liệt kê, số liệu, so sánh, phân loại... Đá và nước không phải là vật vô tri Gạch chân câu văn “ Chính nước.... có tâm hồn. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: tưởng tượng, liên tưởng... - Nước đã tạo nên sự di chuyển... tạo sự thú vị của cảnh sắc. - Tuỳ theo góc độ, tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo hướng ánh sáng rọi vào,....=> tạo sự biến hoá. Sự vật được miêu tả một cách sống động => Bài văn thêm hấp dẫn, sinh động. 3- Ghi nhớ: Rút ra bài học ghi nhớ III- Luyện tập: Đọc văn bản và tìm hiểu các yêu cầu - Bài văn có t/c thuyết minh vì đã cung cấp những tri thức khách quan về loài Ruồi - Thể hiện ở các chi tiết: + Con là Ruồi xanh...Họ hàng con rất đông... + Bên ngoài Ruồi mang 6 triệu vi khuẩn + một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ - Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng: giải thích, nêu số liệu, so sánh - Nét đặc biệt: + Hình thức: giống một phiên toà + Về cấu trúc: giống như cuộc tranh luận về mặt pháp lý + Về nội dung: Giống như một câu chuyện kể về loài ruồi. - Làm cho VB hấp dẫn, sinh động - Gây hứng thú cho người đọc. Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị dàn bài cho đề bài: Giới thiệu về cái quạt Ngày soạn: / 09 /2012 Luyện tập: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Tiết 5 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS -Về kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh: nâng cao kiến thức thông qua việc kết hợp các biện pháp nghệ thuật. - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh. - Về thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số dàn bài theo nhiều phương án. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt. 2- Học sinh: - Lập dàn bài cho đề bài: Thuyết minh cái quạt. - Ôn lại nội dung văn bản thuyết minh. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định các biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh. H- Có những biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu khi thuyết minh? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trình bày dàn bài H- Quạt là loại dụng cụ như thế nào? H- Họ nhà quạt gồm những loại nào? Hãy kẻ tên các loại quạt mà em biết? H- Mỗi loại có cấu tạo và công dụng như thế nào? H- Cách bảo quản quạt như thế nào? H- Con người có tác động đến quạt như thế nào? H- Ngoài tác dụng làm mát thì quạt còn có tác dụng gì khác? H- Để làm nổi bật những nét đặc trưng của quạt, khi thuyết minh cần sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khác? Hoạt động 3: Yêu cầu HS trình bày dàn bài của bản thân Hoạt động 4: Hướng dẫn HS lập dàn bài chi tiết I- Xác định biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh: Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu : - Cho sự vật tự thuật về mình. - Kể sáng tạo một câu chuyện. - Phỏng vấn sự vật. - Tìm hiểu thông qua nhà sưu tầm. II- Trình bày: - Nêu định nghĩa về cái quạt Có thể kể tên các loại như: Quạt nan, quạt giấy, quạt mo, quạt điện..... . - Các loại quạt có cấu tạo khác nhau - Công dụng chủ yếu là để làm mát Cách bảo quản tuỳ thuộc từng loại quạt ( phụ thuộc vào chất liệu , cấu tạo....) Quạt tốt hay xấu, bền hay không đều do con người sử dụng, bảo quản Quạt còn là loại sản phẩm mĩ thuật để: vẽ tranh, đề thơ, làm vật kỉ niệm.... Các biện pháp nghệ thuật kèm theo như: - nhân hoá - so sánh - kể chuyện... Trình bày theo bố cục từng phần đã chuẩn bị - Mở bài: Giới thiệu chung về cái quạt - Thân bài: + Lịch sử của quạt + Các loại quạt + Cấu tạo của từng loại quạt + Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuạt, công dụng của từng loại quạt. - Kết bài: Cảm nghĩ chung về cái quạt. Dựa vào các ý chính đã trình bày để lập dàn bài chi tiết Hướng dẫn học ở nhà: - Hoàn thành bài viết về cái quạt - Tham khảo các bài viết về văn thuyết minh để chuẩn bị cho bài viết số I Ngày soạn: / 09 /2012 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tiết 6 ( G. Mác- két ) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS -Về kiến thức: Bước đầu tiếp cận một bài văn nghị luận đặc sắc về lĩnh vực chiến tranh và hoà bình. - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu các luận điểm, luận cứ được đặt ra trong tác phẩm. - Về thái độ: Hiểu được phần nào về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đối với xã hội loài người để từ đó có ý thức ngăn chặn hiểm hoạ này. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số tranh ảnh về chiến tranh, nguy cơ của chiến tranh. - Sưu tầm thông tin về hiểm hoạ của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân. Tranh minh hoạ: Chung sức đấu tranh vì một thế giới hoà bình - Soạn bài. 2- Học sinh: - Sưu tầm các thông tin thời sự làm dẫn chứng. - Soạn bài đầy đủ trước khi tìm hiểu nội dung. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học I- Đọc-Tìm hiểu chung: Cho HS đọc văn bản và tìm hiểu - Tìm hiểu một số từ khó cần giải thích H- Xác định và nêu hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản? H- Hệ thống luận cứ của văn bản thể hiện như thế nào? H- Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản? Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: H- Tác giả đã chứng minh hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân như thế nào? Cho HS đọc thầm và thống kê H- Tác giả đã lập luận hiểm hoạ đó như thế nào? ( Hết tiết 1) 1- Đọc văn bản : Bài tham luận đọc tại cuộc họp của 6 nước bàn về ngăn chặn vũ khí hạt nhân tháng 8 năm 1986 tại Mê hi cô 2- Tìm hiểu hệ thống luận điểm: - Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống. Đấu tranh để bảo vệ là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. - Luận cứ: Bao gồm + hạt nhân là thứ vũ khí huỷ diệt + chạy đua vũ trang làm mất khả năng cải thiện đời sống của hàng tỉ người. + chiến tranhn hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người, lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hoá + phải ngăn chặn chiến tranh hạt nhân Nhận xét về tính chặt chẽ, xác thực của hệ thống luận đỉêm, luận cứ trong văn bản II- Hiểu văn bản: 1- Nguy cơ về chiến tranh hạt nhân: - Thời gian: 8- 8- 1986 - Số lượng đầu đạn hạt nhân: 50.000 chiếc - So sánh: cứ 4 tấn TNT/ 1 người - Sức công phá: + tiêu diệt cả hệ mặt trời + phá huỷ thế thăng bằng cả hệ mặt trời + phá huỷ thêm 4 hành tinh khác Ngày soạn: / 09 /2012 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tiết 7 ( Tiết 2 ) ( G. Mác- két ) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Về kiến thức: Hiểu rõ vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ của toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Về kĩ năng: Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Về thái độ: Hiểu được phần nào về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đối với xã hội loài người để từ đó có ý thức ngăn chặn hiểm hoạ này. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số tranh ảnh về chiến tranh, nguy cơ của chiến tranh. - Sưu tầm thông tin về hiểm hoạ của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân. - Soạn bài. 2- Học sinh: - Sưu tầm các thông tin thời sự làm dẫn chứng. - Soạn bài đầy đủ trước khi tìm hiểu nội dung. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Bài cũ: Vì sao có thể nói chiến tranh hạt nhân là nguy cơ lớn nhất đối với sự sống? - Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: H- Chiến tranh hạt nhân tác động trực tiếp đến những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra các tác động của nó? Cho HS quan sát một số tranh, hình ảnh minh hoạ Cho HS làm việc theo nhóm Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả H- Em có nhận xét gì về mức độ kinh phí cho vũ khí hạt nhân? H- Hậu quả do cuộc chạy dua vũ trang và vũ khí hạt nhân để lại như thế nào? H- Tác giả đã cho thấy tác hại của chiến tranh hạt nhân đối với con người và tự nhiên như thế nào? H- Theo em, chúng ta cần có thái độ và trách nhiệm gì trước hiểm hoạ đó? Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết: H- Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả? Hoạt động 4: Hướng dẫn Luyện tập Tập phát biểu cảm nghĩ về một sự kiện quốc tế nóng bỏng hiện nay II- Hiểu văn bản: ( Tiếp) 2- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân: a- Mức độ tốn kém: Các nhóm chuẩn bị số liệu vào giấy - Về vấn đề xã hội: 100 máy bay chiến đấu và 7000 quả tên lửa đủ để cho 500 triệu trẻ em thoát nghèo - Về vấn đề y tế: 10 tàu sân bay= kinh phí phòng bệnh 14 năm, bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi... - Về vấn đề lương thực, thực phẩm: + 149 quả tên lửa MX đủ nuôi 575 triệu người + 27 quả tên lửa MX mua đủ nông cụ cho các nước - Về giáo dục: chỉ 2 tàu hạt nhân đủ xoá nạn mù chữ cho cả thế giới Mức độ tốn kém hết sức khủng khiếp b- Hậu quả: Đã và đang cướp đi sinh mạng cũng như điều kiện sống của nhân loại 3- Tác hại của chiến tranh hạt nhân: - Tiêu diệt sự tiến hoá đã trải qua hàng triệu năm mới có - Đẩy sự tiến hoá về điểm xuất phát ban đầu - Tiêu huỷ thành quả của quá trình tiến hoá => Sự sống trên trái đất trở về điểm xuất phát 4- Nhiệm vụ của chúng ta: - Tích cực đấu tranh, lên án chiến tranh - Góp tiếng nói chung bảo vệ thế giới - Góp phần ngăn chặn chiến tranh - Hướng tới một trhế giới hoà bình III- Tổng kết: Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, số liệu cụ thể, cách nói nhiệt tình, thẳng thắn Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị nội dung bài: Các phương châm hội thoại: - Phương châm quan hệ - Phương châm cách thức - Phương châm lịch sự Ngày soạn: / 09 /2012 Các phương châm hội thoại Tiết 8 ( Tiếp ) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS -Về kiến thức: Nắm được nội dung các phương châm: quan hệ, cách thức và lịch sự - Về kĩ năng: Biết vận dụng các phương thức đó vào trong giao tiếp - Về thái độ: Có ý thức sử dụng một cách hiệu quả các phương châm đó vào cuộc sống. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Một số tình huống giao tiếp có sử dụng các phương châm hội thoại trong bài học - Bảng phụ ghi các nội dung bài học - Giáo án, hệ thống câu hỏi 2- Học sinh: - Tìm hiểu nội dung bài học. - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Bài cũ: Việc tuân thủ các phương châm về lượng và về chất có tác dụng như thế nào trong hoạt động giao tiếp? - Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hướng dẫn tìm hiểu phương châm quan hệ HS đọc, theo dõi trên bảng phụ Thành ngữ: Ông nói gà, bà nói vịt H- Thành ngữ đó dùng để chỉ tình huống hội thọai diễn ra như thế nào? H- Điều gì sẽ xảy ra nếu trong xã hội luôn có các tình huống giao tiếp như vậy? GV: Cách giao tiếp đó đã vi phạm phương châm quan hệ H- Thử đặt một tình huống giao tiếp đã vi phạm phương châm quan hệ? H- Từ đó ta rút ra được bài học gì trong giao tiếp? 1- Ví dụ: - Dây cà ra dây muống - Lúng búng như ngậm hột thị H- Hai thành ngữ này dùng để chỉ những cách nói như thế nào? H- ảnh hưởng của nó đối với hoạt động giao tiếp như thế nào? H- Học sinh thường vi phạm phương châm cách thức trong trường hợp nào? H- Qua đây ta có bài học gì ? Ví dụ 2: cho HS đọc, quan sát trên bảng phụ Treo bảng phụ và yêu cầu HS trả lời H- Có thể hiểu câu văn theo mấy cách? Là những cách nào? GV: Như vậy một câu nói có nhiều cách hiểu H- Vậy nên nói nội dung đó như thế nào để người khác khỏi hiểu nhầm? H- Để tránh hiểu nhầm thì trong giao tiếp cần tránh điều gì? Cho HS đọc ghi nhớ H- Mặc dù không có ai cho nhưng tại sao cả hai đều cảm thấy mình được nhận?Đó là gì? H- Từ câu chuyện đó em rút ra được bài học gì? Cho HS đọc ghi nhớ SGK Hướng dẫn luyện tập: I- Phương châm quan hệ: 1- Ví dụ: - Mỗi người nói một nội dung - Không trùng khớp nhau,. không hiểu nhau - Hoạt động giao tiếp không đạt hiệu quả - Xã hội sẽ trở nên rối loạn Tập đặt một tình huống tương tự 2- Bài học: - Phải nói cùng một đề tài - Tránh nói lạc đề II- Phương châm cách thức: - nói dài dòng, rườm rà - nói ấp úng, diễn đạt không thành lời... - khó có thể tiếp nhận - không đúng với nội dung => không đạt kết quả giao tiếp Khi lên bảng trả lời bài Cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch trong giao tiếp Câu văn có thể có những cách hiểu như sau: - nhận định của ông ấy về truyện ngắn - nhận định về truyện ngắn của ông ấy Có thể nói bằng các cách sau: - Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. - Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác. - Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy. => không nên nói những điều mà người khác có thể hiểu theo nhiều cách nếu không cần thiết 2- Ghi nhớ: SGK III- Phương châm lịch sự: 1- Ví dụ: Truyện: Người ăn xin - cái mà họ nhận được không phải là vật chất mà là tình cảm - cậu bé không khinh miệt, xa lánh mà tôn trọng ông lão ăn xin => Dù ở địa vị XH hay hoàn cảnh nào cũng cần phải tôn trọng người khác => phương châm lịch sự 2- Ghi nhớ: SGK IV- Luyện tập: Làm các bài tập: 1,2,3 Ngày soạn: / 09 /2012 Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Tiết 9 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS -Về kiến thức: Hiểu được trong văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay, mới hấp dẫn. - Về kĩ năng: Biết vận dụng các yếu tố miêu tả vào trong văn bản thuyết minh. - Về thái độ: Có ý thức sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố miêu tả trong từng trường hợp cụ thể. B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Định hướng dàn bài cho đề bài: Cây chuối trong đời sống Việt Nam. - Giáo án, hệ thống câu hỏi 2- Học sinh: - Tìm hiểu kĩ nội dung, yêu cấu đề bài. - Chuẩn bị dàn ý sơ lược. - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: - ổn định tổ chức. - Bài cũ: Hãy nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp? Trong văn bản thuyết minh thường kết hợp với các yếu tố nghệ thuật nào? - Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh qua văn bản Đọc văn bản- Tìm hiểu nội dung- Trả lời H- Trình bày cách hiểu của em về nhan đề bài văn? H- Tìm và chỉ ra những câu dùng để thuyết minh đặc điểm của cây chuối? GV: Ngoài ra văn bản còn sử dụng một số yếu tố thuyết minh H- Tìm những câu văn có sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết? H- Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố miêu tả đó? Tổng kết H- Từ đó ta có thể rút ra bài học gì khi viết bài văn thuyết minh? Cho 2-3 em đọc ghi nhớ Hướng dẫn tìm hiểu phương châm cách thức H- Theo yêu cầu chung của bài văn thuyết minh thì bài văn này cần bổ sung thêm những gì? Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: Cho HS tiếp tục hoàn thành bài Cây chuối Bài tập 2: Hướng dẫn HS làm bài tập H- Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả trong bài tập 2? I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: 1-

File đính kèm:

  • docGA Ngu van 9.doc