Bài giảng Tên chủ đề: oxi – sự cháy, hidro - Nước

a. Kiến thức: Biết: hệ thống lại các kiến thức về:

 Tính chất vật lí của oxi, hidro; thu oxi, hidro

 Tính chất hoá học của oxi - phản ứng hoá hợp; của hidro - phản ứng oxi hoá khử

 Điều chế oxi - phản ứng phân huỷ; điều chế hidro - phản ứng thế.

 Khái niệm, phân loại, gọi tên oxit

 Thành phần không khí

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tên chủ đề: oxi – sự cháy, hidro - Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục tự chọn HOÁ 8 Chủ đề: Nâng cao Tên chủ đề: OXI – SỰ CHÁY, HIDRO - NƯỚC Thời lượng: 4 tiết, Tuần học: 27 – 28 Phân phối: Tuần 27: (2 tiết) Oxi - sự cháy Hidro Bài tập áp dụng Tuần 28: (2 tiết) Nước Bài tập áp dụng Kiểm tra Tuần 1. Oxi - sự cháy, hidro Mục tiêu: Kiến thức: Biết: hệ thống lại các kiến thức về: Tính chất vật lí của oxi, hidro; thu oxi, hidro Tính chất hoá học của oxi - phản ứng hoá hợp; của hidro - phản ứng oxi hoá khử Điều chế oxi - phản ứng phân huỷ; điều chế hidro - phản ứng thế. Khái niệm, phân loại, gọi tên oxit Thành phần không khí Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH Chuẩn bị: sách giáo khoa Hoá 8 tập học tự chọn & sbt Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình Tiến trình dạy học: Nội dung: Oxi – sự cháy : Tính chất , khái niệm phản ứng hoá hợp Khái niệm, phân loại, gọi tên oxit Điều chế oxi - phản ứng phân huỷ ; thu khí oxi Thành phần không khí Hidro : Tính chất , khái niệm phản ứng oxi hoá khử Điều chế hidro - phản ứng thế; thu khí hidro Bài tập áp dụng: Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện: Thời gian Hoạt động của G & H Nội dung 15’ 15’ 60’ G. Nêu tính chất vật lí của oxi ? H. Nêu tính chất vật lí : tính tan, tỉ khối với không khí ? G.Hãy nêu tính chất hoá học của oxi ? H. Kể tính chất hoá học : Tác dụng với phi kim, kim loại, hợp chất. G. Bổ sung: Tác dụng với phi kim, kim loại, hợp chất: còn có một số chất khác. G. Nêu khái niệm phản ứng hoá hợp ? G. Khái niệm về oxit ? - Phân loại ? - Cách gọi tên ? (xem lại trong tập) H. Đại diện phát biểu, bổ sung. G. - Cho biết ng.liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? viết PTHH minh hoạ ? - Khái niệm phản ứng phân huỷ ? Cách thu khí? H. - Kể ng.liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, - Nêu khái niệm phản ứng phân huỷ, lấy vd minh hoạ, cách thu khí oxi. G. Hãy cho biết thành phần không khí ? G. Nêu tính chất vật lí của hidro ? H. Nêu tính chất vật lí : tính tan, tỉ khối với không khí ? G.Hãy nêu tính chất hoá học của hidro ? H. Kể tính chất hoá học : Tác dụng với oxi, với hợp chất; lấy vd minh hoạ. G.Hãy nêu khái niệm phản ứng oxi hoá khử ? lấy vd minh hoạ. H. Đại diện phát biểu, bổ sung. G. - Cho biết ng.liệu để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm ? viết PTHH minh hoạ ? - Khái niệm phản ứng thế ? Cách thu khí? H. - Kể ng.liệu để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm, - Nêu khái niệm phản ứng thế, lấy vd minh hoạ, cách thu khí hidro. G. Dướng dẫn cách giải lần lược từng bài tập: G. Hướng dẫn H tìm nC, dựa vào phương trình phản ứng tìm ra nO2 => nKClO3 => mKClO3 H. Đại diện H giải từng bài, H còn lại tự giải; - H sửa vào theo hướng dẫn của G G. Hướng dẫn H tìm nP, nO2; a) Dựa vào phương trình phản ứng tìm ra nO2 dư => mO2 dư b) Dựa vào phương trình phản ứng tìm ra n P2O5 => khối lượng P2O5 H. Đại diện H giải từng bài, H còn lại tự giải; - H sửa vào theo hướng dẫn của G G.a) Hướng dẫn H tìm nFe3O4 từ 2,32 g , dựa vào phương trình phản ứng tìm ra nO2 ; nFe =>số g sắt & khí oxi b) Yêu cầu H viết Phương trình phản ứng điều chế oxi từ KMnO4 , chuyển nO2 từ Phương trình phản ứng (1) xuống; tính m KMnO4 . H. Đại diện H giải từng bài, H còn lại tự giải; - H sửa vào theo hướng dẫn của G G. Hướng dẫn H viết Phương trình phản ứng đốt C , tính: nC, nO2 ; dựa vào Phương trình phản ứng => n chất tác dụng hết => mCO2 . H. Đại diện H giải từng bài, H còn lại tự giải; - H sửa vào theo hướng dẫn của G A. Oxi - sự cháy: 1. Tính chất: a. Tính chất vật lí: chất khí ít tan trong nước; nặng hơn không khí b. Tính chất hoá học: 3 t/c - Tác dụng với phi kim: S, P, C tạo oxit axit - Tác dụng với kim loại: Fe, Na, K, Zn,…tạo oxit bazơ - Tác dụng với hợp chất: CH4, C2H4, tạo CO2, H2O * Khái niệm phản ứng hoá hợp ? 2. Oxit : là hợp chất 2 nguyên tố , trong đó có 1 nguyên tố là oxi. a. Phân loại : có 2 loại : - Oxit bazơ : Fe2O3, ZnO, CuO, K2O.. - Oxit axit: CO2, P2O5, N2O5, SO2, CO2,… b. Gọi tên ? (oxit bazơ, oxit axit) 3. Điều chế oxi - phản ứng phân huỷ: a) Trong phòng thì nghiệm: Nguyên liệu: nhiệt phân KMnO4 , KClO3 (xúc tác MnO2) Vd: to , MnO2 2KClO3 à 2KCl + 3O2 * Khái niệm phản ứng phân huỷ ? b) Thu khí: 2 cách: - Đẩy nước - Đẩy không khí (úp ống nghiệm) 4. Thành phần không khí:…khí oxi chiếm 21 % (tương đương 1/5) thể tích không khí… B. Hidro – phản ứng oxi hoá khử : 1. Tính chất: a. Tính chất vật lí: chất khí ít tan trong nước; nhẹ hơn không khí b. Tính chất hoá học: (hidro có tính khử - đặt biệt ở nhiệt độ cao – tác dụng với oxi đơn chất và oxi trong hợp chất ) * Với oxi: to 2H2 + O2 à 2H2O * Với hợp chất: (1 số oxit bazơ không tan như : CuO, Fe2O3, ZnO,…) tạo kim loại tương ứng (Cu, Fe, Zn,…) và nước. to Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O ù Phản ứng oxi hoá khử ? Vd: to 2CuO + C à 2Cu + CO2 to Fe2O3 + 3CO à 2Fe + 3CO2 2. Điều chế hidro - phản ứng thế: a) Nguyên liệu: Dùng kim loại: Zn, Fe, Al, Mg tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng ) . vd: 2Al + 3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3H2 b) Khái niệm phản ứng thế ? Vd: Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu c) Thu khí: 2 cách: - Đẩy nước - Đẩy không khí (ngửa ống nghiệm) C.Bài tập áp dụng: Bài 29: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4 trang 36, 37 – Sách bài tập. Bài 29.5. Khi đun nóng Kali clorat (có xúc tác MnO2), chất này bị phân huỷ thành Kali clorua và khí oxi. Tính khối lượng kali clorat cần thiết để sinh ra một lượng oxi đủ đốt cháy hết 3,6g cacbon ? Giải Phương trình phản ứng : to,MnO2 2KClO3 à 2KCl + 3O2 0,2 mol 0,3mol C + O2 à CO2 0,3 0,3 nC = 3,6 / 12 = 0,3 (mol) mKClO3 = 0,2 x 122,5 = 24,5 (g) Bài 29.6 Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 7,84 lit oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy: a) Photpho hay oxi chất nào còn dư & khối lượng là bao nhiêu ? b) Chất nào được tao thành , khối lượng là bao nhiêu ? Giải nP = 6,2 / 31 = 0,2 (mol) n O2 = 7,84 / 22,4 = 0,35 (mol) Phương trình phản ứng : 4P + 5O2 à 2P2O5 0,2 mol 0,25 mol 0,1 mol a) Theo phương trình phản ứng, ta có: mO2 dư = (0,35 – 0,25) x 32 = 3,2 (g) b) mP2O5 = 0,1 x 142 = 14,2 (g) Bài 29.9 Trong phòng thí nghiệm khi đốt sắt cháy trong lọ oxi ở nhiệt độ cao được oxit sắt từ ( Fe3O4). Tính số g sắt & khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32 g oxit sắt từ ? Số g kali pemanganat (KMnO4) cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng cho phản ứng trên ? Giải Phương trình phản ứng : 3Fe + 2O2 à Fe3O4 (1) 0,03 0,02 0,01 mol a) nFe3O4 = 2,32 / 232 =0,01 (mol) mFe = 0,03 x 56 = 1,68 (g) mO2 = 0,02 x 32 = 6,4 (g) Phương trình phản ứng : 2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2 0,04mol 0,02 m KMnO4 = 0,04 x 158 = 6,32 (g) Bài 29. 11 Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau: Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình chứa 4,48 lit khí oxi (đktc). Khi đốt 6 g cacbon trong bình chứa 13,44 lit khí oxi . Giải a) Phương trình phản ứng : C + O2 à CO2 0,3 0,2 (mol) 0,2 (mol) nO2 = 4,48 / 22,4 = 0,2 (mol) mCO2 = 0,2 x 44 = 8,8 (g) b) Phương trình phản ứng : C + O2 à CO2 0,5 0,5 (mol) 0,5 (mol) nC = 6 / 12 = 0,5 (mol) nO2 = 13,44 / 22,4 = 0,6 (mol) mCO2 = 0,5 x 44 = 22 (g) Dặn dò: H tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại trong: bài luyện tập chương 4; tiếp tục hoàn thành các bài tập trong bài luyện tập chương 5 Rút kinh nghiệm: Tuần 2. Nước óóóóóóóóóó I.Mục tiêu: Kiến thức: Biết xác định : thành phần hoá học của nước; tính chất vật lí - tính chất hoá học của nước. Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH II.Chuẩn bị: sách giáo khoa Hoá 8 tập học tự chọn & sbt III.Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình IV.Tiến trình dạy học: 1.Nội dung: a. Nước: - Thành phần hoá học của nước; - Tính chất vật lí; hoá học của nước; - Bài tập áp dụng: (sửa bài tập đã dặn ở tiết trước & bài tập của nước) b. Kiểm tra 30’ 2.Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện: Thời gian Hoạt động của G & H Nội dung 15’ G.- Bằng cách nào để xác định thành phần hoá học của nước ? - Viết PƯHH minh hoạ? H. Đại diện phát biểu , bổ sung; G. – Hãy nêu tính chất vật lí ; tính chất hoá học của nước ? - Viết PƯHH minh hoạ? H.Đại diện phát biểu , bổ sung: - Tính chất vật lí của nước. - Tính chất hoá học của nước ? G. Những chất chỉ thị nào dùng để nhận biết dd bazơ ? Sự thay đổi màu sắc như thế nào ? H.Đại diện phát biểu , bổ sung. H. Nêu thắc mắc các bài tập cho về nhà tiết trước. G. Hướng dẫn các bài tập H chưa hiểu. A.Nước: 1. Thành phần hoá học: - Phân huỷ nước bằng dòng điện 1 chiều: điện phân 2H2O à 2H2 + O2 - Tổng hợp nước : to 2H2 + O2 à 2H2O KẾT LUẬN: Nước hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là Hidro & Oxi. Chúng hoá hợp nhau theo tỉ lệ: * Về thể tích: 2 phần hidro & 1 phần oxi. * Về khối lượng: 1 phần hidro & 8 phần oxi. Tính chất của nước: Tính chất vật lí ? Tính chất hoá học: (3 tính chất) * Tác dụng với kim loại: như Na, K, Ca, Ba tạo dd bazơ & giải phóng khí hidro Vd: 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 á @ dd bazơ làm : - Dd phenolphtalein không màu à đỏ - Quỳ tím hoá xanh . * Tác dụng với một số oxit bazơ: như Na2O, CaO, K2O, Ba(OH)2 tạo dd bazơ (oxit bazơ tan trong nước): 2K + 2H2O à 2KOH CaO + H2O à Ca(OH)2 * Tác dụng với một số oxit axit: CO2 , P2O5 , N2O5 , SO2 , SO3 , …tạo thành axit (làm quỳ tím hoá đỏ). 2 P2O5 +3H2O à2H3PO4 N2O5 + H2O à 2HNO3 SO2 + H2O à H2SO3 SO3 + H2O à H2SO4 B. Bài tập áp dụng: (sách bài tập ) Bài 29.7 trang 37: (tính theo CTHH ) Ta có: Tỉ lệ số mol nguyên tử các nguyên tố có trong hợp chất : nS / nO = 50 : 32 / 50 : 16 = 1 / 2 Vậy CTHH của oxit là SO2 Bài 29.8 (tính theo CTHH ) Có thể làm cách khác : Gọi CTHH của oxit đó là: PxOy Ta có: MP = 31 g ; MO = 16 g % P = 43,66 % => % O = 56,34 % Tỉ số về % khối lượng : % mP = x.31.100 / 142 = 43,66 % x = 43,66.142 / 3100 x = 2 % mO = y.16.100 / 142 = 56,34 % y = 56,34 . 142 / 1600 y = 5 Vậy CTHH của PxOy là P2O5 . Bài 29.12 (tính theo CTHH ) Gọi CTHH oxit sắt đó là : FexOy Điều kiện : x, y phải nguyên, dương. Ta có : mFe / mO = 7 / 3 Tỉ số về khối lượng : x.56 / y.16 = 7 / 3 => x / y = 7.16 / 3.56 = 112 / 168 = 1 / 1,5 = 2 / 3 x = 2 ; y = 3 Vậy CTHH của FexOy là Fe2O3 Bài 38.3 tr.46 ; 38.14 ; … ĐỀ BÀI KIỂM TRA 30’ : Bài 1: Lập PTHH & cho biết loại sơ đồ phản ứng sau: (5đ) P2O5 + H2O -----> H3PO4 MnO2,to KClO3 ---------> KCl + O2 á to Fe2O3 + CO --------> Fe + CO2 Al + H2SO4 ---------> Al2(SO4)3 + H2 á CuSO4 + Al -------> Al2(SO4)3 + Cu â Bài 2: (3đ) Khi đun nóng Kali clorat (có xúc tác MnO2), chất này bị phân huỷ thành Kali clorua và khí oxi. Tính khối lượng kali clorat cần thiết để sinh ra một lượng oxi đủ đốt cháy hết 7,2g cacbon ? Bài 3: (2đ) Tính thể tích khí hidro & khí oxi (đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 g nước ? Cho: K = 39 ; Cl = 35,5 ; O = 16 ; C = 12 ; H = 1 ĐÁP ÁN Bài 1 (5 đ) * Lập PTHH đúng : 0,5đ câu * Xác định loại phản ứng đúng: 0,5đ / câu Bài 2 (3đ) Phương trình phản ứng : to,MnO2 2KClO3 à 2KCl + 3O2 (0,5đ) 0,4 mol 0,6mol (0,5đ) C + O2 à CO2 (0,5đ) 0,6 0,6 nC = 7,2 / 12 = 0,6 (mol) (0,5đ) Bài 3 (2đ) Phương trình phản ứng : 2H2 + O2 à 2H2O (0,5đ) 0,1 0,05 0,1mol nH2O = 1,8 /18 = 0,1(mol) (0,5đ) vH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 (l) (0,5đ) vO2 = 0,05 x 22,4 = 1,12 (l) (0,5đ) mKClO3 = 0,4 x 122,5 = 49 (g) (1đ) V.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNang cao Hoa 8.doc
Giáo án liên quan