Bài giảng Tiết 43 – bài 34: khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

1/ Kiến thức :

- Biết được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.

- Biết được cách phân loại các hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phân tử.

2/ Kĩ năng:

- Phân biệt được các hợp chất hữu cơ với các hợp chất vô cơ theo công thức phân tử.

- Kỹ năng quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng.

 3/ Thái độ:

 - Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 43 – bài 34: khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt Ngày soạn:......... / 01 / 2012. Ngày giảng: ....../ 01 / 2012. CHƯƠNG IV: HIDROCACBON – NHIÊN LIỆU. TIẾT 43 – BÀI 34: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. - Biết được cách phân loại các hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phân tử. 2/ Kĩ năng: - Phân biệt được các hợp chất hữu cơ với các hợp chất vô cơ theo công thức phân tử. - Kỹ năng quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Tranh vẽ về các loại thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc hằng ngày được làm từ các hợp chất hữu cơ. + Hoá chất: Bông, nến, nước vôi trong. + Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn cồn. 2/ Học sinh: - Đọc trước bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm trực quan kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học) 3/ Bài mới: *) Vào bài: Phần trước của môn hoá học các em đã học về hợp chất vô cơ. Vậy, hợp chất hữu cơ là gì? Chúng có các đặc điểm cấu tạo, phân loại và tính chất ra sao; chúng ta cùng nhau nghiên cứu chương IV và bài học hôm nay. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung kiến thức GV HS ? HS 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu tranh vẽ, hình ảnh một số đồ dùng, vật dụng gia đình, lương thực, thực phẩm và sinh vật, chỉ ra những thành phần cấu tạo từ hợp chất hữu cơ. Quan sát, nhận xét. Hợp chất hữu cơ có ở đâu? Trả lời, nhận xét, ghi vở. I/ KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ: 1/ Hợp chất hữu cơ có ở đâu? - Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh chúng ta: Trong các đồ dùng, vật dụng gia đình; trong lương thực, thực phẩm; trong các cơ thế sinh vật và cả con người. GV ? ? HS GV ? HS GV ? HS GV HS 2/ Hoạt động 2: Làm thí nghiệm: Đốt cháy bông, úp ống nghiệm trên ngọn lửa khi ống nghiêm mờ đi thì xoay lại, rót nước vôi trong vào và lắc đều. Nhận xét hiện tượng xảy ra? Tại sao nước vôi trong bị vẩn đục? Nước vôi bị vẩn đục vì bông cháy có khí CO2 sinh ra trong thí nghiệm. Tương tự khi đốt cháy các hợp chất khác như: cồn, nến đều tạo ra khí CO2. Trong thành phần các hợp chất hữu cơ bắt buộc phải có nguyên tố nào? Có nguyên tố Cacbon - C. Đa số các hợp chất của các bon là hợp chất hữu cơ. Chỉ có một số ít không phải là hợp chất hữu cơ như: CO, CO2, H2CO3 và các muối cacbonat kim loại. Hợp chất hữu cơ là gì? Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Cacbon. Bổ sung, chốt kiến thức. Nghe, nhận xét, ghi vở. 2/ Hợp chất hữu cơ là gì? * Thí nghiệm: SGK/106. *) Hiện tượng, nhận xét: SGK/107. - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Cacbon trừ: CO, CO2, H2CO3, các muối Cacbonat và HidroCacbonat kim loại. GV ? HS GV 3/ Hoạt động 3: Lấy một số ví dụ về các hợp chất hữu cơ: C2H5OH; CH4; C2H4; C6H5NO2; C2H2; C2H6NH2; C3H8; C2H5Cl; C6H6; CH3Cl; C2H4Br2; CH3COOH; ...... Dựa vào thành phần cấu tạo phân tử, hãy phân chia các hợp chất hữu cơ trên thành hai loại? Thảo luận, báo cáo và nhận xét Bổ sung, chốt kiến thức. 3/ Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? - Dựa vào thành phần phân tử, các hợp chất hữu cơ được phân chia thành hai loại chính: + HidroCacbon: Phân tử chỉ có 2 nguyên tố là H và C: CH4; C2H4; C2H2; C3H8; C6H6; ... + Dẫn xuất của HidroCacbon: Ngoài C và H, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như: O, S, N, Cl, Br,...: C2H5OH; C6H5NO2; C2H6NH2; C2H5Cl; C2H4Br2; CH3COOH;.... HỢP CHẤT HỮU CƠ HIDROCACBON: Phân tử chỉ có hai nguyên tố là: Cacbon và Hidro. VD: C2H6; C6H6; CH4, … DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON: Ngoài C và H, trong phân tử còn có các nguyên tố khác: O, N, S, Cl, Br,... VD: C2H6O; C6H5NO2; C2H5Cl GV ? ? ? HS GV HS 4/ Hoạt động 4: Yêu cầu học sinh đọc thông tin/107. Hóa học hữu cơ là gì? Các phân ngành của hóa học hữu cơ? Vai trò của hóa học hữu cơ? Đọc thông tin. Thảo luận nhóm trả lời. Nhận xét, giới thiệu một số kiến thức và kết luận. Nghe, nhận xét, ghi vở. II/ KHÁI NIỆM VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ: - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các hợp chất hữu cơ. 4. Tổng kết- đánh giá: ? Hợp chất hữu cơ là gì? Lấy ví dụ và phân loại? ? Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của Hóa học hữu cơ? - Yêu cầu học sinh đọc "Em có biết?" / 108. ? Bài tập: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: Câu 1: Các nhóm chất đều gồm các hợp chất hữu cơ là: a. K2CO3, CH3COONa, C2H6. b. C6H6, Ca(HCO3)2, C2H5Cl. c, CH3Cl, C2H6O, C3H8. Câu 2: Nhóm các chất đều gồm hiđrocacbon là : a. C2H4, CH4, C2H5Cl. b. C3H6, C4H10, C2H4. c. C2H4, CH4, C3H7Cl. 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm các bài tập 1, 2 , 3, 4 , 5 – SGK / 108. - Chuẩn bị bài tiếp theo "Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ" Ký duyệt Ngày soạn: ........./ 01 / 2012. Ngày giảng:........./ 01 / 2012. TIẾT 44 – BÀI 35: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được đặc điểm cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ. - Biết công thức phân tử; công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó. - Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng: Cacbon hoá trị IV, oxi hoá trị II, hiđro hoá trị I. - Hiểu được mỗi hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo riêng ứng với một trật tự liên kết xác định, ngoài ra, các nguyên tử cacbon còn có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng: Viết công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản, phân biệt các hợp chất khác nhau qua công thức cấu tạo. 3/ Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực với kết quả thí nghiệm quan sát được. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Mô hình phân tử các dạng 2/ Học sinh: - Chuẩn bị bài; Chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại và vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Làm bài tập 4, 5 – SGK / 108? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ? HS GV HS GV GV ? ? GV 1/ Hoạt động 1: Trong các hợp chất vô cơ, các nguyên tố C, H, O, Cl, ... có hóa trị là bao nhiêu? Trả lời, nhận xét. Cung cấp thông tin: Trong các hợp chất hữu cơ, Cacbon luôn có hóa trị IV, Hidro có hóa trị I, Oxi có hóa trị II, Clo có hóa trị I, ... Nghe, nhận xét. Để biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử với nhau, người ta dùng 1 nét gạch ngang (-) giữa 2 nguyên tử. Hướng dẫn học sinh biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử. Đặc điểm liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ? Biểu diễn liên kết trong các phân tử hợp chất sau: CH3Cl; CH3ONa;...? Hướng dẫn học sinh lắp mô hình phân tử các hợp chất trên. I/ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ: 1/ Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử: - Trong các hợp chất hữu cơ, Cacbon luôn có hóa trị IV, Hidro có hóa trị I, Oxi có hóa trị II, Clo có hóa trị I, ... VD: *) Phân tử CH4: H ½ H ¾ C ¾ H ½ H *) Phân tử CH3OH H ½ H ¾ C ¾ O –––H ½ H GV ? ? HS ? HS ? HS GV 2/ Hoạt động 2: Ta thấy trong nhiều hợp chất hữu cơ, số nguyên tử C nhiều hơn 1; Như vậy, giữa các nguyên tử Cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau hay không? Biểu diễn các liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử C2H6? Làm thế nào để vẫn đảm bảo hóa trị của nguyên tử C? Kết luận? Trả lời, nhận xét. Hãy biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong các phân tử hợp chất hữu cơ sau: C4H10; C4H8; C3H6? Thảo luận, trả lời. Có những dạng mạch Cacbon nào? Có 3 dạng mạch Cacbon là: Mạch thẳng, mạch nhánh và mạch vòng. Hướng dẫn học sinh biểu diễn các dạng mạch Cacbon. VD: C3H6 H H C C H H C H H H H H ½ ½ ½ H ¾ C ¾ C ¾ C ¾ H ½ ½ ½ H H H 2/ Mạch Cacbon: - Những nguyên tử Cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch Cacbon. - Có 3 loại mạch cacbon là: Mạch thẳng, mạch nhánh và mạch vòng. - Ví dụ: Các CTCT ứng với CTPT C4H10: a) Mạch thẳng: H H H H ½ ½ ½ ½ H¾C¾C¾C¾C¾H ½ ½ ½ ½ H H H H b) Mạch nhánh: H H H ½ ½ ½ H ¾ C ¾ C ¾ C ¾ H ½ ½ H H H ¾ C ¾ H ½ H c) Mạch vòng: H H ½ ½ H ¾ C ¾ C ¾ H ½ ½ H ¾ C¾ C ¾ H ½ ½ H H GV GV HS 3/ Hoạt động 3: Đặt vấn đề: Với công thức C2H6O có hai chất khác nhau: H H ½ ½ H ¾ C ¾ C ¾ O ¾ H ½ ½ H H H H ½ ½ H ¾ C ¾ O ¾ C ¾ H ½ ½ H H Thuyết trình: Hai hợp chất trên có sự khác nhau về trật tự sắp xếp giữa các nguyên tử. Đó là nguyên nhân làm cho rượu etilic có tính chất khác với đimetyl ete. Chính nhờ sự khác nhau về trật tự sắp xếp các nguyên tử mà các chất có thành phần phân tử như nhau lại có những tính chất khác nhau. Nghe, nhận xét, ghi vở. 3/ Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: VD: H H ½ ½ H ¾ C ¾ C ¾ O ¾ H ½ ½ H H H H ½ ½ H ¾ C ¾ O ¾ C ¾ H ½ ½ H H - Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử. GV ? HS GV ? HS 4/ Hoạt động 4: Giới thiệu về công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ. Công thức cấu tạo là gì? Lấy ví dụ? Trả lời, nhận xét, lấy ví dụ. Công thức cấu tạo của etilen: H H C ═ C H H Công thức thu gọn: CH2 = CH2 Công thức cấu tạo cho ta biết những gì? Trả lời, nhận xét, ghi vở. II/ CÔNG THỨC CẤU TẠO: - Công thức biểu diễn đầy đủ giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo. VD: Công thức cấu tạo của rượu etilic: H H ï ï H - C - C - O - H ï ï H H - Công thức thu gọn: CH3-CH2-OH - Công thức cấu tạo cho biết thành phần trật tự cấu tạo giữa các nguyên tử trong phân tử. 4. Tổng kết- đánh giá: ? Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ? Mạch Cacbon do đâu mà có? Trật tự sắp xếp các nguyên tử và hóa trị của chung như thế nào? ? Thế nào là công thức cấu tạo? Ý nghĩa của công thức cấu tạo? - Yêu cầu học sinh đọc "Em có biết?"/ 111. ? Bài tập: Viết công thức cấu tạo của những chất sau: C2H5Cl, C3H8, CH4O. 5. Hướng dẫn về nhà. - HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4 , 5/112. - Chuẩn bị bài tiếp theo “Metan (CH4 = 16)” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 43 + 44 - BÀI 34 + 35 - KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO HỢP CHẤT HỮU CƠ.doc
Giáo án liên quan