Bài giảng Tiết học :61 độ tan của một chất trong nước

1. HS nắm được khái niệm chất tan , chất không tan ,Tính tan của một số axit bazơ muối trong nước

 2- Hs nắm khái niệm độ tan và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

 3- rèn luyện khả năng làm một số bài tập liên quan đến độ tan

B- PHƯƠNG PHÁP : - Sử dụng phương pháp thí nghiệm nghiên cứu

 - Đàm thoại và hoạt động nhóm

C- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

 

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết học :61 độ tan của một chất trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết :61 ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC A- MỤC TIÊU : HS nắm được khái niệm chất tan , chất không tan ,Tính tan của một số axit bazơ muối trong nước 2- Hs nắm khái niệm độ tan và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan 3- rèn luyện khả năng làm một số bài tập liên quan đến độ tan B- PHƯƠNG PHÁP : - Sử dụng phương pháp thí nghiệm nghiên cứu - Đàm thoại và hoạt động nhóm C- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: * chuẩn bị phiếu học tập , máy chiếu , bút dạ ,giấy trong * chuẩn bị hình vẽ phóng to ( H66 ở sgk) , bảng tính tan * Chuẩn bị dụng cụ : cốc thuỷ tinh 8 ; phểu 4 ; ống nghiệm 8 kẹp gỗ , kính trong và đèn cồn tương ứng cho nhóm * Chuẩn bị hóa chất : H2O ; NaCl ; CaCO3 ; HCl ... D- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG GV: kiểm tra bài củ yêu cầu Hs nêu các khái niệm cơ bản : Dung dịch ,dung môi ,chất tan , dung dịch bảo hoà ,chư bảo hoà GV: Gọi 2 Hs lên chữa bài tập 3,4 sgk Hs1 : a- Chuyển dung dịch NaCl bảo hoà thành dung dịch không bảo hoà: Thêm nước vào khuấy đều b- Chuyển dung dịch NaCl chưa bảo hoà thành dung dịch bảo hoà: Thêm NaCl vào đến khi không tan nữa Hs 2 : Dung dịch chưa bảo hoà trong 10g nước : 15g đường /10g nước 3g NaCl / 10g nước khi cho 25g đường vào 10 g nước thì đường không tan hết dung dịch thu được là dung dịch bão hoà khi cho 3,5g NaCl vào 10 g nước thì muối tan hết dung dịch thu được là dung dịch chưa bão hoà Các định nghĩa : Dung dịch ,dung môi ,chất tan , dung dịch bảo hoà ,chưa bảo hoà Bài tập 3 : a- Chuyển dung dịch NaCl bảo hoà thành dung dịch không bảo hoà b- Chuyển dung dịch NaCl chưa bảo hoà thành dung dịch bảo hoà Bài tập 4: Ở 20OC 10g nước hoà tan 20g đường ; 3,6g NaCl Hãy lấy ví dụ để thu được dung dịch chưa bão hoà trong 10g nước Cho 25g đường vào 10g nước và 3,5g NaCl vào 10g nước sẽ thu được dung dịch loại nào ? I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài củ và chữa bài tập về nhà III- Bài mới : Đặt vấn đề: TG Hoạt động của GV và HS GV : Hướng dẫn Hs làm TN1 (chiếu lên màn hình các bước cụ thể ) Hs : làm TN và ghi nhận xét TN2 : GV gội một số em nhận xét hoặc chiếu ý kiến nhận xét Hs: Nhân xét : GV: Vậy qua TN trên rút ra kết luận gì ? Hs: Có chất tan và chất không tan ; có chất tan nhiều và có chất tan ít GV: Yêu cầu Hs quan sát bảng tính tan thảo luận rút ra kết luận ; Chiếu lên màn nội dung cần thảo luận Hs:thảo luận , ghi nhận xét GV: Chiếu nhận xét của các nhóm Viết CT 2 axit tan 1 axit không tan 2 Bazơ tan 2 bazơ không tan 2 muối tan 2 muối không tan GV:Để biểu thị khối lượng chất tan /khối lượng dung môi ta dùng : Độ tan Chiếu định nghĩa lên màn Hs: đọc nội dung định nghĩa GV: cho 1 số ví dụ ® độ tan phụ thuộc vào những yếu tố nào ? chiếu các yếu tố lên màn .Hày nhận xét độ tan của các chất khi nhiệt độ tăng ? Hs :nhận xét theo gợi ý của GV GV: Hãy lấy 1 số ví dụ trong thực tế để minh hoạ cho nội dung trên , liên hệ thực tế Nội dung I-Chất tan –chất không tan TN1: Cho CaCO3 vào nước lắc đều Lọc lấy nước lọc nhỏ lên tấm kính hơ nóng để nước bay hơi hết Nhận xét :Trên tấm kính không có dấu vết ® CaCO3 không tan TN2: Thay bằng NaCl Nhận xét : có vết mờ ® NaCl tan 1- Có chất tan và chất không tan ; có chất tan nhiều và có chất tan ít 2-Hầu hết các axit đều tan (H2SiO3) 3- Phần lớn bazơ không hay ít tan 4- Muối Natri , Kali,Nitrat đều tan muối clorua,sunfat hầu hết tan ; phần lớn muối phôtphat ,cácbonat không tan II- Độ tan của một chất trong nước Độ tan của 1 chất trong nước là số g chất tan có trong 100g nước tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ xác định Khi nhiệt độ tăng độ tan chất rắn tăng Khi nhiệt độ tăng độ tan chất khí giảm Độ tan của các chất phụ tuộc vào nhiệt đo Liên hệ thực tế : bão quản bia , nước ngọt có ga hoà tan đường , muối cho nhanh lượng oxi trong nước khi trời nóng IV- Luyên tập củng cố : Chiếu lại hình 6..5 yêu cầu hs làm bài luyện tập 1 Xác định độ tan của NaNO3 ở 10oC ; Tính khối lượng của NaNO3 tan trong 50g nước để tạo ra dung dịch bão hoà ở 10oC V- Bài tập về nhà : 1,2,3,4,5 SGK Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 62 NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH A- MỤC TIÊU : HS nắm được khái niệm nồng độ % ,biểu thức tính vận dụng làm 1 số bài tập vận dụng Cũng cố phương pháp giải bài tập tính theo phương trình có sử dụng nồng độ % B- PHƯƠNG PHÁP : - Sử dụng phương pháp thí nghiệm nghiên cứu - Đàm thoại và hoạt động nhóm C- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: * chuẩn bị phiếu học tập , máy chiếu giấy trong và bút dạ D- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài cũ : Định nghĩa độ tan ? Các yếu tố ảnh hưởng đến đôï tan ? Làm bài tập 1,5 (SGK) Gọi Hs nhận xét và cho điểm Hướng dẫn : bài tập 5 Ơû 18oC 250g H2O hoà tan tối đa 53g Na2CO3 100g ............//...............x g ® x = 53x100 : 250 = 21,2 g Theo định nghĩa thì độ tan là 21,2 gam ở 18oC TG Hoạt động của GV và HS GV: giới thiệu 2 loại nồng độ C% và CM Chiếu nội dung định nghĩa lên màn hình Hãy rút ra biểu thức tính C % Hs : Nêu biểu thức với các ký hiệu GV: chiếu BT1 lên màn Hướng dẫn Hs các bước tiến hành GV: chiếu BT2 lên màn hình Hướng dẫn Hs vận dụng biểu thức làm bài Hs : làm bài tập GV: Nhận xét bổ sung Nội dung I- Nồng độ phần trăm ( C% ) Khối lượng chất tan có trong 100g dung dịch Khối lượng chất tan : mct Khối lượng dung dịch : mdd mct mdd C% = 100% Nồng độ % : C% BT1: Hoà tan 10g đường vào 40g nước tính C% mdd = mdm + mct = 40+10 = 50g ® C% = 10 . 100% / 50 = 20% BT2: Tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 10% mNaOH = C%x mdd / 100% = 10 . 200 / 100= 20 III- Bài mới : GV: yêu cầu Hs làm bài tập 3 Hs : vận dung biểu thức tính GV: nhận xét bổ sung BT3: Hoà tan 20g muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10% .Tính khối lượng nước và khối lượng dung dịch Khối lượng dung dịch : mct x 100%/C% Khối lượng H2O : mdd – mct Thay vào biểu thức tính ra kết quả IV- Luyện tập củng cố : GV: yêu cầu Hs thảo luận nhóm bài tập trên màn Trộn 50g dung dịch NaCl 20% với 50g dung dịch NaCl 5% .Tính nồng độ dung dịch GV: gới ý Hs làm theo nhiều cách Hướng dẫn : cách I : * Tính khối lượng NaCl trong dung dịch 1 Tính khối lượng NaCl trong dung dịch 2 Tính khối lượng NaCl trong dung dịch mới ® tính nồng độ dung dịch Cách II : m1 gam dung dịch C1 |C2 – C | C m gam dung dịch C2 |C1– C | = vận dụng : m1 = m2 = 50 ; gọi x là nồng độ dung dịch thu được ta có = ® 20-x = x-5 hay 2x = 25 ® x = 12,5 % bài tập 2 : Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch NaOH 20% trộn với 100g dung dịch NaOH 8% để thu được dung dịch có nồng độ 17,5% GV: hướng dẫn h/s làm theo quy tắc và theo sơ đồ đường chéo = ® x = bài tập 3: Để hoà tan m gam Zn cần 50g dung dịch HCl 7,3% viết phương trình phản ứng xảy ra tính m và V khí thu được Hướng dẫn : khối lượng HCl = 50.7,3/100 = 3,36g Số mol HCl = 0,1 mol Phương trình : Zn + 2 HCl ® ZnCl2 + H2 Hướng dẫn Hs dùng phương pháp để tính kết quả V- Bài tập về nhà : 1,5,7 (sgk ) Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 63 NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (tiếp ) A- MỤC TIÊU : HS nắm được khái niệm nồng độ M và biểu thức tính vận dụng làm 1 số bài tập vận dụng Cũng cố phương pháp giải bài tập tính theo phương trình có sử dụng nồng độ M B- PHƯƠNG PHÁP : - Sử dụng phương pháp thí nghiệm nghiên cứu - Đàm thoại và hoạt động nhóm C- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: * chuẩn bị phiếu học tập , máy chiếu giấy trong và bút dạ D- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I- Ổn định tổ chức : II-Kiểm tra bài cũ : gọi 3 hs lên bảng làm bài tập 5,6,7 GV: kiểm tra nhận xét đánh giá Bài tập 5: tính nồng độ % của dung dịch sau : 20g KCl trong 600g dung dịch 32g NaNO3 trong 2 kg dung dịch c) 72g K2SO4 trong 1500g dung dịch Bài tập 7 : ở nhiệt độ 25o C độ tan của NaCl là 36g ; đường là 204g . Hãy tính nồng độ % của các dung dịch trên Hướng dẫn : 100g H2O có 36 gam NaCl tạo 136g dung dịch ® nồng độ 100g H2O có 204g đường tao 304g dung dịch ® nồng độ III- Bài mới : TG Hoạt động của GV và Hs Nội dung Hoạt động 1: GV: Chiếu khái niệm nồng độ mol lên màn ,yêu cầu Hs rút ra biểu thức CM Hs: Đọc và rút ra biểu thức Hoạt động 2: Vận dụng GV: Chiếu VD 1 lên màn ,hướng dẫn Hs các bước tiến hành Hs: Tiến hành theo hướng dẫn * Đổi số V dung dịch ra lit * Tính số mol chất tan *Áp dụng biểu thức để tính GV: Chiếu VD 2 lên màn ,hướng dẫn Hs các bước tiến hành Hs: Tiến hành theo hướng dẫn GV: Chiếu VD 3 lên màn ,hướng dẫn Hs các bước tiến hành Hs: Tiến hành theo hướng dẫn GV: Chấm kết quả II- Nồng độ mol của dung dịch : CM Số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch CM = trong đó CM là nồng độ mol n là số mol chất tan ;V là thể tích dung dịch Ví dụ 1: trong 200ml dung dịch có hoà tan 16g NaOH .Tính nồng độ dung dịch Hướng dẫn : Đổi 200ml = 0,2 lit ; n = 16:40 = 0,4 mol à CM = 0,4 : 0,2 = 2M Ví dụ 2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dung dịch 2M Hướng dẫn : Số mol H2SO4 là 2.0,05 = 0,1 m = 0,1.98 = 9,8g Ví dụ 3: Trộn 2 lit dung dịch NaOH 0,5M với 3 lit dung dịch NaOH 1M .Tính nồng độ dung dịch sau khi trộn Hướng dẫn : n1 = 0,5.2 = 1 mol n2 = 3.1 = 3 mol à n = 1 + 3 = 4 mol Vdd = 2 + 3 = 5 lit à CM = 4 : 5 = 0,8M Hoạt động 3: Củng cố -luyện tập GV: Chiếu bài tập 1 lên màn ,yêu cầu Hs xác định dạng bài tập ? Các bước bài tập tính theo phương trình Hs: Nhắc lại dạng bài tập và các bước tiến hành Các công thức cơ bản được sử dụng GV: Chấm điểm ,nhận xét Bài tập 1: Hoà tan 6,5g Zn cần V ml dung dịch HCl 2M .Viết phương trình phản ứng Tính V và V khí thu được (ở đktc) Tính khối lượng muối tạo thành Hướng dẫn : số mol Zn = 0,1mol Zn + 2 HCl à ZnCl2 + H2 Tính số mol HCl à V Tính số mol H2 à V khí Tính số mol muối à khối lượng muối Hoạt động 4: Dặn dò Bài tập về nhà : 2,3,4,6 tr 146 Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 64 PHA CHẾ DUNG DỊCH A- MỤC TIÊU : HS nắm được phương pháp tính các đại lượng liên quan đến dung dịch Biết pha chế dung dịch theo số liệu cho sẳn Rèn luyện kỷ năng viết phương trình phản ứng B- PHƯƠNG PHÁP : - Sử dụng phương pháp trực quan - Đàm thoại và hoạt động nhóm C- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: * chuẩn bị phiếu học tập , máy chiếu giấy trong và bút dạ * Hoá chất : dung dịch CuSO4 10% và 1M ; CuSO4 khan , nước * Dụng cụ: ống nghiệm , kẹp gỗ ,cân khối lượng ,cốc có vạch ,đũa thuỷ tinh D- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài cũ : Nêu định nghĩa nồng độ mol ,viết biểu thức tính ? Bài tập 3,4 tr 146 Hướng dẫn : a) CKCl = = 1,33M ; b) CMgCl2 = = 0,33M ; c) nCuSO4 = = 2,5 mol à CCuSO4 = = 0,625M III- Bài mới : ĐVĐ: trong các phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất có thay đổi không ? TG Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Chiếu bài VD1 lên màn ,hướng dẫn Hs phương pháp thực hiện Lấy bao nhiêu gam muối ? nước ? Hs: Thực hiện theo hướng dẫn Tương tự cho trường hợp 2 GV: Chiếu các bước thực hiện lên màn ,thao tác thực hiện GV: Chiếu bài VD2 lên màn ,yêu cầu Hs thảo luận nhóm tìm phương pháp pha Hs: Thảo luận nhóm GV: Chiếu lên màn phần tính toán và cách pha của các nhóm Gọi đại diện 2 nhóm thực hiện Hoạt động 2: GV: Chiếu bài tập 1 lên màn ,hướng dẫn Hs thảo luận tìm phương pháp Hs: Thảo luận nhóm GV: Chiếu kết quả các nhóm lên màn I-Phương pháp pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước : VD1 : Từ CuSO4 và nước hãy pha chế : 50g dung dịch CuSO4 10% 50ml dung dịch CuSO4 1M Hướng dẫn : mCuSO4 = 0,1.50 = 5g Khối lượng nước = 50 - 5 = 45g nCuSO4 = 0,05.1 = 0,05 molà m = 0,05.160 =8g phương pháp pha : cân muối ,nước à pha VD2 : Từ NaCl và nước hãy pha chế : 100g dung dịch NaCl 20% 50ml dung dịch NaCl 2M Hướng dẫn : * Cân 20g NaCl cho vào cốc Đong 80ml nước cho vào khuấy đều * Cân 5,85g NaCl cho vào ống đong thêm dần nước ,khuấy đều cho dến khi thu được 50 ml Luyện tập củng cố Bài tập 1: Đun nhẹ 40g dung dịch NaCl cho đến khi nước bay hơi hết thu được 8g NaCl .Tính C% của dung dịch ban đầu Hướng dẫn : phương pháp giải Hoạt động 3: Bài tập về nhà : 1,2,3 tr 149 Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 65 PHA CHẾ DUNG DỊCH A- MỤC TIÊU : HS nắm được cách tính toán để pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước Bước đầu làm quen với việc pha loãng dung dịch với dụng cụ ,hoá chất đơn giản B- PHƯƠNG PHÁP : - Sử dụng phương pháp trực quan - Đàm thoại và hoạt động nhóm C- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: * chuẩn bị phiếu học tập , máy chiếu giấy trong và bút dạ * Hoá chất : MgSO4 , NaCl , * Dụng cụ: ống nghiệm , kẹp gỗ ,cân khối lượng ,cốc có vạch ,đũa thuỷ tinh D- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 Hs làm bài tập 1,2,3 tr 149 Bài tập 1: Gọi khối lượng của dung dịch ban đầu (dung dịch 1) là x C% = mct .100% /mdd à mct = 0,15 x à mdd = x - 60 mct(2) = 18(x - 60)/100 = 0,18x - 10,8 mà mct(1) = mct(2) à 0,15x = 0,18x - 10,8 giải ra x = 360g Bài tập 2,3 : Hs làm giáo viên nhận xét ,cho điểm III- Bài mới : ĐVĐ: trong các phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất có thay đổi không ? TG Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Chiếu bài VD2 lên màn ,yêu cầu Hs nêu phương pháp làm GV: Gợi ý Hs làm phần 1 Hs: Thảo luận nhóm tìm phương pháp GV: Chiếu kết quả lên màn Gọi 2 Hs lên thực hiện cho cả lớp quan sát ,nhận xét GV: Yêu cầu Hs tính toán phần 2 Hs: Nêu phần tính toán GV: chiếu phần tính toán lên màn Gọi 2 Hs lên thực hiện cho cả lớp quan sát ,nhận xét Hoạt động 2: GV: Chiếu bài tập 4 lên màn ,yêu cầu Hs thảo luận nhóm VD2 : Hãy tính toán và giới thiệu cách phương pháp chế : 50ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M 50g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10% Hướng dẫn (1) : Số mol chất tan trong 50ml dung dịch MgSO4 0,4M là 0,4.0,05 = 0,02 V dung dịch MgSO4 2M có chứa 0,02mol là 0,02/2 = 0,01 lit Phương pháp pha : lấy 10ml dung dịch MgSO4 2Mcho vào cốc chia độ .Thêm từ từ nước cho đến được 50ml thu được dung dịch cần pha Hướng dẫn (2): khối lượng NaCl có trong 50g dung dịch NaCl 2,5% = 1,25g Khối lượng dung dịch NaCl ban đầu có 1,25g NaCl là :12,5g à khối lượng nước cần thêm 50 - 12,5 = 37,5g phương pháp pha: Cân 12,5g dung dịch NaCl 10% cho vào cốc chia độ .Thêm 37,5g nước (37,5ml) vào khuấy đều thu được dung dịch cần pha Luyện tập -củng cố Hướng dẫn Hs làm bài tập 4 tr 149 Hãy điền giá trị chưa biết vào ô trống ở bảng Dung dịch Đại lượng NaCl (a) Ca(OH)2 (b) BaCl2 (c) KOH (d) CuSO4 (e) mct gam 30 0,148 3 mH2O gam 170 mdd gam 150 Vdd lit 200 300 Ddd g/ml 1,1 1,2 1,04 1,15 C% 20% 15% CM 2,5M Gọi lần lượt các nhóm lên làm từng mục sau đó chiếu kết quả lên màn ,nhận xét Kết quả điền vào các ô Dung dịch Đại lượng NaCl (a) Ca(OH)2 (b) BaCl2 (c) KOH (d) CuSO4 (e) mct gam 30 0,148 30 42 3 mH2O gam 170 199,85 120 270 17 mdd gam 200 200 150 312 20 Vdd lit 182 200 125 300 17,4 Ddd g/ml 1,1 1 1,2 1,04 1,15 C% 15 0,074 20% 13,46 15% CM 2,8M 0,01M 1,154M 2,5M 1,08M Bài tập về nhà : 5 tr 149 Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 66 BÀI LUYỆN TẬP 8 A- MỤC TIÊU : HS nắm được khái niệm độ tan trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan Nắm khái niệm nồng độ % ,M vận dụng công thức để tính toán các đại lượng liên quan Biết tính toán và cách pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước B- PHƯƠNG PHÁP : - Sử dụng phương pháp trực quan - Đàm thoại và hoạt động nhóm C- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: * chuẩn bị phiếu học tập , máy chiếu giấy trong và bút dạ * Hs ôn các khái niệm đã học D- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài cũ : Kết hợp với nội dung III- Bài mới : TG Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: chiếu các nội dung cần ôn lý thuyết lên màn ,yêu cầu Hs trả lời ,nhận xét Hs: Trả lời lý thuyết ,vận dụng thảo luận nhóm : khối lượng dung dịch bão hoà có 31,6g KNO3 là? khối lượng dung dịch bão hoà có 63,2g KNO3 là ? Hoạt động 2: GV: Yêu cầu Hs nhắc lại các nội dung cơ bản có liên quan bằng câu hỏi chiếu lên màn Hs: Trả lời lý thuyết ,viết biểu thức và thảo luận nhóm phần vận dụng Chất tan trong dung dịch ? Phương trình phản ứng ? Khối lượng chất tan Khối lượng dung dịch ? Nồng độ dung dịch ? GV: Hãy nhắc lại khái niệm nồng độ mol/l và biểu thức tính ? Hs: Nêu và viết biểu thức liên quan GV: Chiếu bài tập vận dụng lên màn Hs: Thảo luận nhóm GV: Chiếu bài giải ,nhận xét Tính số mol H2 à số mol Al và HCl Theo phương trình phản ứng ? Hoạt động 3: GV: Chiếu câu hỏi lên màn nội dung các bước cần thực hiện Hs : thảo luận nhóm GV: Chiếu ý kiến các nhóm lên màn và bài tập vận dụng Hs: Thảo luận tìm phương pháp thực hiện I_Kiểm tra bài cũ : 1-Độ tan ? các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan ? Bài tập vận dụng : Tính khối lượng dung dịch KNO3 bảo hoà (ở 20oC ) có chứa 63,2g KNO3 biết SKNO3 = 31,6g Hướng dẫn : khối lượng dung dịch bão hoà có 31,6g KNO3 là 100 + 31,6 = 131,6g khối lượng dung dịch bão hoà có 63,2g KNO3 là: 131,6.2 = 263,2g II-Nồng độ dung dịch : 1- Nồng độ % ? biểu thức tính nồng độ % C% = x100% à mct = mdd = .100% Bài tập :Hoà tan 3,1g Na2O vào 50g nước .Tính nồng độ % của dung dịch thu được Hướng dẫn : Chất tan NaOH vì phản ứng của Na2O với nước Khối lượng dung dịch tính theo ĐLBTKL 2- Nồng độ mol/l (M) ? Biểu thức tính ? CM = à Vdd = ; n = CM .V Bài tập : Hoà tan ag Al bằng dung dịch HCl 2M (vừa đủ) thu được 6,72 lit khí (ở đktc) Xác định a và thể tích dung dịch axit Hướng dẫn : nAl = .2 = 0,2 mol 2Al + 6 HCl à 2 AlCl3 + 3 H2 tính a và số mol axit à VHCl III- Phương pháp pha chế dung dịch ? Các bước thực hiện : * Tính toán các đại lượng *Thực hiện pha chế theo các đại lượng Bài tập : Pha 100g dung dịch NaCl 20% Hướng dẫn : khối lượng NaCl = 20g Khối lượng nước = 80g Lấy 80g H2O cho 20g NaCl khuấy đều Hoạt động 4: Dặn dò và bài tập về nhà Chuẩn bị tiết thực hành 67 Bài tập về nhà :1,2,3,4,5,6 tr 151 Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 67 BÀI THỰC HÀNH SỐ 7 A- MỤC TIÊU : HS nắm được cách tính toán , pha chế dung dịch đơn giản theo nồng độ cho sẳn Rèn luyện kỷ năng tính toán và cân đo hoá chất trong PTN B- PHƯƠNG PHÁP : - Sử dụng phương pháp TN trực quan - Đàm thoại và hoạt động nhóm C- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: * chuẩn bị phiếu học tập , máy chiếu giấy trong và bút dạ * Hoá chất : đường C12H22O11 , NaCl , H2O * Dụng cụ: ống nghiệm , kẹp gỗ ,cân khối lượng ,ống đong , đũa thuỷ tinh D- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị dụng cụ ,hoá chất Kiến thức liên quan :-Định nghĩa dung dịch ? Nồng độ % , Mol/l ? viết biểu thức tính ? các đại lượng liên quan ? (lưu kết quả ở bảng để vận dụng ) III- Bài mới : TG Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Nêu mục tiêu và phương pháp tiến hành TN1: GV: Hãy tính toán các đại lượng ? Nêu cách thức pha dung dịch ? Gọi 1 Hs lên thực hiện tính toán Hs: tiến hành theo các nhóm TN2: GV: Hãy tính toán các đại lượng ? Nêu cách thức pha dung dịch ? Gọi 1 Hs lên thực hiện tính toán Hs: tiến hành theo các nhóm TN3: GV: Hãy tính toán các đại lượng ? Nêu cách thức pha dung dịch ? Gọi 1 Hs lên thực hiện tính toán Hs: tiến hành theo các nhóm TN4: GV: Hãy tính toán các đại lượng ? Nêu cách thức pha dung dịch ? Gọi 1 Hs lên thực hiện tính toán Hs: tiến hành theo các nhóm Các bước thực hiện : * Tính toán các đại lượng *Thực hiện pha chế theo các đại lượng TN1 : Pha chế 50g dung dịch đường 15% Khối lượng đường : 7,5g ; nước : 42,5g Cân 7,5g đường cho vào cốc 100ml Đong 42,5ml nước cho vào khuấy đều TN2 : Pha 100ml dung dịch NaCl 0,2M Số mol NaCl = 0,02 à khối lượng = 1,17g Cân 1,17g NaCl cho vào cốc .Rót từ từ nước vào cho đến được 100ml khuấy đều TN3 : Pha 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường 15% ở trên Khối lượng đường : 2,5g à khối lượng dung dịch đường 15% : 16,7g à khối lượng nước : 50 - 16,7 = 33,3g Cân 16,7g dung dịch đường 15% cho vào cốc Thêm 33,3ml nước vào cốc khuấy đều TN4 : Pha 50ml dung dịch NaCl 0,1M từ dung dịch NaCl 0,2M ở trên Số mol NaCl = 0,005 mol à V = 0,025 lit Đong 25ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc Thêm nước vào cho đến 50ml dung dịch Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm tường trình và vệ sinh khu vực TN Nhận xét buổi thực hành TN về thái độ , chuẩn bị ,kết quả TN Rút kinh nhgiệm :

File đính kèm:

  • dochoa 8 tiet 61.doc
Giáo án liên quan