Bài soạn Vật lý 8 tuần 30: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Bài 26. NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU

I MỤC TIÊU :

+ Phát biểu được định nghĩa năng suất tỏa nhiệt và nêu được ý nghĩa của năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

+ Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra, nêu tên và nhân biết một số nhiên liệu thường gặp.

+ Tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

+ Rèn kĩ năng tra bảng năng suất tỏa nhiệt.

+ Rèn kĩ năng vận dụng công thức để giải bài tập.

II. CHUẨN BỊ

 + Cả lớp : Một số tranh ảnh về khai thác dầu khí ở Việt Nam.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 30: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn 22/03/2011 Tiết 30 Ngày dạy Bài 26. NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU I MỤC TIÊU : + Phát biểu được định nghĩa năng suất tỏa nhiệt và nêu được ý nghĩa của năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. + Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra, nêu tên và nhâïn biết một số nhiên liệu thường gặp. + Tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn. + Rèn kĩ năng tra bảng năng suất tỏa nhiệt. + Rèn kĩ năng vận dụng công thức để giải bài tập. II. CHUẨN BỊ + Cả lớp : Một số tranh ảnh về khai thác dầu khí ở Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh. Kiểm tra bài cũ : (6 phút) + Nêu nguyên lý truyền nhiệt và viết phương trình cân bằng nhiệt. + Làm bài tập C3 trong SGK bài 25. 3. Bài mới : Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (4 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Ta đã biết nguyên lý của sự truyền nhiệt là bao giờ vật có nhiệt độ cao cũng truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp. Khi nào nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì quá trình truyền nhiệt dừng lại. GV: Trong thực tế muốn có cơm để ăn, nước để uống ta phải làm như thế nào? GV: Vậy nhà em nấu bằng gì? GV: Trong thực tế người ta thấy rằng, dầu hỏa là nhiên liệu tốt hơn than đá, than đá tốt hơn củi khô. Vậy nhiên liệu là gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay. HS: Chú ý lắng nghe sự giới thiệu của GV. HS: Ta phải nấu HS: Nhà em nấu bằng ga, củi, điện Hoạt động 2 . Tìm hiểu về nhiên liệu (8 phút) GV: Khi nấu chín thực phẩm, đun sôi nước người ta thường dùng các loại chất đốt gì? GV: Nhận xét và đưa ra định nghĩa về nhiên liệu : “vật chất bị đốt cháy, bị biến đổi chất, và tỏa ra năng lượng” gọi là nhiên liệu. GV: Có thể mở rộng : kể về lịch sử của than đá, dầu lửa, khí đốt dùng trong các động cơ. Đặc điểm chung : Khi cháy tỏa ra khí độc, ô nhiễm môi trường, ngày càng cạn kiệt. Vì vậy con người đã tìm nguồn năng lượng mới đó là những loại năng lượng nào? I. NHIÊN LIỆU: HS: Hoạt động các nhân đưa ra dự đoán : Dùng than, dầu củi, bếp ga, bếp điện HS: Tìm thêm một số nhiên liệu thường dùng như: cồn, rượu, dầu , mỡ động, thực vật, mủ cao su + Năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử. Hoạt động 3: Thông báo về năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (10 phút) GV: Thông báo định nghĩa năng suất tỏa nhiệt. GV: Thông báo kí hiệu của năng suất tỏa nhiệt là q, đơn vị đo là J/kg. GV: Thông báo : Năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106J.kg có nghĩa là 1kg dầu hỏa bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng bằng 44.106J. GV: Yêu cầu HS giải thích số liệu trong bảng (ý nghĩa của những con số đó). GV: Yêu cầu HS đọc lại câu hỏi thông tin đầu bài và trả lời câu hỏi đó II. NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU. 1. Định nghĩa: Đại lượng vật lý cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. 2. Kí hiệu và đơn vị đo: + Năng suất tỏa nhiệt kí hiệu là : q + Đơn vị là : J/kg . 3. Ý nghĩa: HS: Tra bảng 26.1 tìm năng suất tỏa nhiệt của một số chất và giải thích ý nghĩa của chúng. HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi thông tin đầu bài. Hoạt động 4 : Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. (5 phút) GV: Ta đã biết 1kg củi khô bị đốt cháy hoàn toàn thì tỏa ra một nhiệt lượng Q = 10.106J. Nếu có m(kg ) củi khô bị đốt cháy hoàn toàn thì nhiệt lượng tỏa ra được tính như thế nào? GV: Hãy dùng kí hiệu của các đại lượng vật lý đẻ viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra. GV: Giải thích tên các đại lượng trong công thức. III. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯƠNG DO NHIÊN LIỆU BỊ ĐỐT CHÁY TỎA RA. HS: Lấy nhiệt lượng do một kg củi khô bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhân với m (kg). HS: Công thức: Q = m . q Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra (J). m : là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg). q: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg). Hoạt động 5: Vận dụng: (8 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành câu C1. GV: Yêu cầu một HS lên bảng làm bài tập C2. Còn HS dưới lớp làm ra giấy nháp sau đó đối chiếu ; so sánh với bài làm trên bảng của bạn. GV: Quan sát, uốn nắn HS trong quá trình làm bài tập. IV. VẬN DỤNG: HS: Họat động cá nhân trả lời câu C1: C1: Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi. Mặt khác dùng than đun nấu tiện lơi hơn, góp phần bảo vệ rừng, chống được lũ quét. HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập C2 sâu đó so sánh kết quả với nhau để đưa ra kết quả đúng. C2. J J -Muốn có Q1 cần dầu hỏa -Muốn có Q2 cần dầu hỏa 4. Củng Cố : (3 phút) + GV: Qua bài học hôm nay ta cần phải nắm được những kiến thức gì?. + GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ 5. Dặn dò. (1 phút) + Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT. + Đọc phần “ Có thể em chưa biết?”. Duyệt của BGH Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Hoàng Khải IV. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docT8.30.doc
Giáo án liên quan