Đáp án ôn tập 12 - Phần văn học Việt Nam

1. Hoàn cảnh ra đời và mục đớch sỏng tỏc:

Năm 1922, vua Khải Định sang Phỏp dự hội chợ đấu xảo thuộc địa tại Vộc-xay, thực chất là để bày tỏ sự quy thuận của An Nam đối với mẫu quốc, lừa bịp dư luận trong nước và thộ giới. Nguyễn ỏi Quốc đang hoạt động Cỏch mạng tại Phỏp đó viết nhiều tỏc phẩm để vach trần bộ mặt lừa bịp của chớnh phủ Phỏp đồng thời phơi bày bản chất bự nhỡn xấu xa của tờn vua bỏn nước. Vi hành là một truyện ngắn đặc sắc trong số đú.

2. Nội dung tư tưởng:

Vi hành vạch rừ bộ mặt xấu xa của tờn vua bự nhỡn Khải Định. Đú chỉ là một thằng hề, một con rối trong tay quan thầy Phỏp. Truyện cũng đồng thời đập tan õm mưu lừa bịp của chớnh phủ bảo hộ đối với nhõn dõn Phỏp về một Đụng Dương bỡnh ổn, quy thuận.

3. Nghệ thuật:

+Tạo tỡnh huống lầm lẫn.

+ Hỡnh thức viết thư.

+ Lối văn phong chõu Âu hiện đại mang tớnh chõm biếm sắc sảo, ngụn ngữ sỏng tạo, húm hỉnh mà sõu cay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án ôn tập 12 - Phần văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp án ôn tập 12- phần văn học Việt Nam. I. Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh Tiểu sử: Tác phẩm: *Vi hành: 1. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác: Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự hội chợ đấu xảo thuộc địa tại Véc-xay, thực chất là để bày tỏ sự quy thuận của An Nam đối với mẫu quốc, lừa bịp dư luận trong nước và thé giới. Nguyễn ái Quốc đang hoạt động Cách mạng tại Pháp đã viết nhiều tác phẩm để vach trần bộ mặt lừa bịp của chính phủ Pháp đồng thời phơi bày bản chất bù nhìn xấu xa của tên vua bán nước. Vi hành là một truyện ngắn đặc sắc trong số đó. 2. Nội dung tư tưởng: Vi hành vạch rõ bộ mặt xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định. Đó chỉ là một thằng hề, một con rối trong tay quan thầy Pháp. Truyện cũng đồng thời đập tan âm mưu lừa bịp của chính phủ bảo hộ đối với nhân dân Pháp về một Đông Dương bình ổn, quy thuận. 3. Nghệ thuật: +Tạo tình huống lầm lẫn. + Hình thức viết thư. + Lối văn phong châu Âu hiện đại mang tính châm biếm sắc sảo, ngôn ngữ sáng tạo, hóm hỉnh mà sâu cay... * Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). 1. Hoàn cảnh ra đời: Mùa thu năm 1942, lấy tên là Nguyễn ái Quốc, Bác lên đường sang Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và phân hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng, vừa đặt chân đến Túc Vinh (Tĩnh Tây, Quảng Tây) thì Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Bị đày ải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây trong suốt 13 tháng trời ròng rã, Người đã viết nhật ký bằng thơ chữ Hán. 133 bài thơ trong cuốn sổ tay được Người đặt tên cho là Ngục trung nhật ký, tức nhật ký trong tù. 2. Gía trị nội dung: Nhật ký trong tù vừa ghi lại một cách chân thực bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời TGT, vừa thể hiện được tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại HCM. Có thể xem, NKTT như một chân dung tự hoạ con người tinh thần HCM: một ý chí nghị lực phi thường, một trí tuệ sắc sảo, một tâm hồn khao khát hướng tới tự do và một tấm lòng nhân đạo quên mình. 3. Nghệ thuật: + Cổ điển mà hiện đại: giàu tình cảm đối với thiên nhiên, nắm bắt thiên nhiên bằng ngòi bút tinh tế, hàm súc song hình tượng thơ luôn vận động khoẻ khoắn hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai. + Bình dị mà sâu sắc: đề tài đời thường, thậm chí nhỏ nhặt mà thể hiện được tầm vóc tư tưởng lớn lao. + Phong phú và đặc sắc: nhiều bút pháp khác nhau: khi hiện thực, khi trữ tình, khi châm biếm , khi triết lý, khi hài hước tự trào.... * Chiều tối (Mộ). a. Bài thơ ra đời trong những ngày đầu của hành trình đi đày gian khổ. Trên đường chuyển lao, qua nởi rừng núi vào lúc chiều muộn khi thân thể quá mệt mỏi, Người vẫn mở lòng đón nhận vẻ đẹp của cảnh vật, nhất là vui cùng cuộc sống bình dị của con người nơi xóm núi. Đó không chỉ là tâm hồn giàu chất thơ của Bác mà còn là biểu hiện của tấm lòng nhân đạo quên mình. b. + Nghệ thuật hàm súc cổ điển. Bút pháp chấm phá nắm bắt linh hồn tạo vật. + Tinh thần thời đại khoẻ khoắn: hướng tới ánh sáng, sự sống. 5. Giải đi sớm (tảo giải): a. Hoàn cảnh ra đời: Tren đường bị giả qua các nhà lao, thường HCM phải cất bước từ rất sớm, đi trong đêm giá lạnh, đường đất khó đi, lại thường đi bộ, trong tư thế bị trói rất khó chịu. Nhưng tâm hồn Người vẫn rộng mở đón nhận thiên nhiên. b. Nội dung: Bài thơ gồm hai đoạn: Trên đường tối tăm, giá lạnh đầy gian lao cuả thưc tại, HCM đã đi từ bóng đêm đến rạng đông, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ đoạ đầy đau khổ đến niềm hứng khởi lãng mạn bay bổng. Sự vận động của cảm xúc, của tâm hồn, tư tưởng nhà thơ đồng thời là sự vận động của tình thế CM hết sức mau lẹ, tốt đẹp: từ đêm tối của chế độ cũ đã hồng sáng lên ánh bình minh tươi thắm của tương lai. c. Nghệ thuật: + Yếu tố hiện thưc kết hợp hài hoà với yếu tố tương trưng. + Tư tưởng vận động khoẻ khoắn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. 6. Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) a. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác: Sau khi được trả tự do, sức khoẻ của Bác rất yếu: Chân yếu, mắt mờ, tóc bạc. Người quyết tâm rèn luyện để sớm hồi phục trở về Tổ quốc bằng việc leo núi. Cuối cùng, Người đã chinh phục được đỉnh núi cao nhất trong dãy Tây Phong Lĩnh. Bài thơ ra đời trong niềm hứng khởi ấy. + Bài thơ cũng là lời nhắn gởi đến đồng chí trong nước về tâm hồn rất mực trong sáng và trung thành với nhân dân và Tổ Quốc của Người. b. Bài thơ bộc lộ một hồn thơ tinh tế và giàu cảm xúc của HCM trước thiên nhiên tạo vật, đồng thời thể hiện nghị lực lớn lao, đạo đức CM ngời sáng và tấm lòng rất mực trung thành với Tổ quốc, nhân dân của Bác. Bài thơ khép lại một chặng đường gian lao và mở ra một chặng đường mới: đường về với Tổ quốc, với cuộc đấu tranh sôi động giành lại độc lập tự do cho dân tộc và nhân dân. c. Bài thơ đạt đến mẫu mực của phong cách nghệ thuật HCM: cổ điển đậm nét mà vẫn sáng ngời tinh thần thời đại. * Tuyên ngôn độc lập: 1. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác: Ngày 19/8/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà 48, Hàng Ngang, Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập và đọc tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội trước toàn thể quốc dân đồng bào. Bản tuyên ngôn đã cất lên trước khi bọn đế quốc thực dân nấp sau chiêu bài Đồng Minh giải giáp vũ khí phát xít Nhật để thực hiện âm mưu đen tối, hòng xâm lược nước ta. Bản tuyên ngôn cũng đồng thời chăn đứng âm mưu tái chiếm Vịêt Nam của thực dân Pháp. đây là một văn kiện có giá trị lịch sử lớn lao: tuyên bó chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc. Tuyên ngôn độc lập cũng là một bài văn chính luận đầy sức thuyết phục bởi dung lượng ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn... 2. Nội dung: Để chống lại những âm mưu thâm độc của kẻ thù, bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh đã dùng chính những chân lý đã được các nước tư bản đế quốc thừa nhận qua đó vạch trần tội ác trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm đô hộ, phủ nhận hoàn toàn quyền lợi của Pháp tại Việt Nam đồng thời đánh tan ảo tưởng trở lại VN của chúng. Người cũng khẳng định chủ quyền của dân tộc, khẳng định một nền độc lập đã đựơc đánh đổi bằng xương máu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân, đồng thời nói lên quyết tâm sắt đá của toàn dân bảo vệ nền độc lập chủ quyền ấy. 3. Nghệ thuật: Đây là một áng văn chính luận mẫu mực bởi bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lý lẽ vừa đanh thép vừa hùng hồn, linh hoạt tạo nên sức thuyết phục to lớn. Tố Hữu A. Tiểu sử: Tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920- 2002), quê tại Thừa Thiên- Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo, có lòng yêu văn chương. Quê hương của ông là cố đô đẹp và thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. đó là những yếu tố ban đầu góp phần hình thành hồn thơ Tố Hữu. + Đến với CM sớm, Tố Hữu tìm được lý tưởng sống của mình và hoạt động tích cực trong phong trào đấu tranh CM. Cùng trửơng thành trong không khí của cuộc cách tân thơ ca, Tố Hữu đã tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực của bầu không khí ấy và trở thành một nhà thơ CM kiểu mới, nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Trong hai cuộc chiến đấu chốn xâm lược, Tố Hữu liên tục giữ nhiều trọng trách trong chính phủ song ông vẫn dành tâm huyết nhiều cho thơ, khiến thơ Tố Hữu trong suốt ba mươi năm đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân. ở Tố Hữu, con người chính trịvà con người thơ ca thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp CM. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT đợt I (1996). B. Tâm tư trong tù: 1. Hoàn cảnh ra đời: Năm 1939, Tố Hữu bị bắt giam tại xà lim của nhà lao Thừa Thiên- Huế, trong dịp khủng bố gắt gao của thực dân Pháp đối với phong trào CM. Bài thơ nẳm ở phần đầu của phần Xiềng xích trong tập thơ Từ ấy, mở đầu chặng đường đấu tranh mới của người chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi lần đầu đối mặt với thử thách chốn lao tù. 2. Nội dung: Qua tâm tư người chiến sỹ trẻ tuổi lần đầu tiên bị giam cầm trong xiềng xích lao tù, từ chỗ đối lập cái tôi cô đơn với tiếng náo nức cả cuộc sống bên ngoài đến sự hoà nhập cái tôi ấy với mọi kiếp người lao khổ trong cuộc đời nô lệ bên ngoài, bài thơ đã bộc lộ lòng yêu cuộc sống tự do của người thanh niên tràn trề nhựa sống và lời khẳng định giữ mình trong sạch, ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng của người thanh niên CM Tố Hữu. 3. Nghệ thuật: + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sống động, nhịp thơ linh hoạt, bộc lộ diễn biến tâm trạng chủ thể trữ tình một cách chân thực và hợp lý. + Các phép tu từ được sử dụng rộng rãi: điệp ngữ, so sánh, câu khẳng định, tu từ...

File đính kèm:

  • docon tap cuoi nam- vhvn.doc
Giáo án liên quan