Đất nước nhiều đồi núi

-Đặc điểm chung của địa hình.

 Dựa vào hình 6.1, hãy nêu nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam.

 a-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

 Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.

 Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1%.

 Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ.

 b-Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

 Tây bắc – đông nam là hướng nghiêng chung của địa hình, là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn.

 Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đất nước nhiều đồi núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đất nước nhiều đồi núi 1-Đặc điểm chung của địa hình. Dựa vào hình 6.1, hãy nêu nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam. a-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ. b-Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. Tây bắc – đông nam là hướng nghiêng chung của địa hình, là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn. c-Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân hóa thành các khu vực. Từ hình 6.1, hãy nêu sự đa dạng của địa hình. Hệ đồi núi ở Việt Nam có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% diện tích cả nước, núi cao trên 2.000 m chỉ có 1%. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ. 2-Các khu vực địa hình. a-Khu vực đồi núi. -Địa hình núi chia thành 4 vùng là : Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. +Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình. Quan sát hình 6.1, xác định các cánh cung và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh cao trên 2.00 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m. +Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam. Hãy xác định trên hình 6.1, các dãy núi lớn của vùng núi Tây Bắc. Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung (thuộc tỉnh Lào Cai) tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m); phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu. +Vùng núi Bắc Trường Sơn (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình Bắc Trường Sơn thấp và hẹp ngang, chỉ nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) là ranh giới với vùng Nam Trường Sơn và cũng là bức chắn ngăn cản khối khí lạnh tràn xuống phương Nam. Dựa vào hình 6.1, nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi của Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Vùng núi Bắc Trường Sơn (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình Bắc Trường Sơn thấp và hẹp ngang, chỉ nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) +Vùng núi Nam Trường Sơn gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2.000 m nghiêng dần về phía đông tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc và dải đồng bằng ven biển hẹp ngang. Tương phản với địa hình núi phía đông, các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh ở phía tây tương đối bằng phẳng, cao khoảng 500 - 800 – 1.000 m tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông – tây của địa hình Nam Trường Sơn. -Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ có độ cao khoảng 100 m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200 m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Câu hỏi và bài tập 1-Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. a-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ. b-Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. Tây bắc – đông nam là hướng nghiêng chung của địa hình, là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn. c-Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân hóa thành các khu vực. 2-Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. +Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình. Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh cao trên 2.00 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m. +Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam. Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung (thuộc tỉnh Lào Cai) tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m); phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu. 3-Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào ? +Vùng núi Bắc Trường Sơn (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình Bắc Trường Sơn thấp và hẹp ngang, chỉ nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) là ranh giới với vùng Nam Trường Sơn và cũng là bức chắn ngăn cản khối khí lạnh tràn xuống phương Nam. Vùng núi Bắc Trường Sơn (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình Bắc Trường Sơn thấp và hẹp ngang, chỉ nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) +Vùng núi Nam Trường Sơn gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2.000 m nghiêng dần về phía đông tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc và dải đồng bằng ven biển hẹp ngang. Tương phản với địa hình núi phía đông, các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh ở phía tây tương đối bằng phẳng, cao khoảng 500 - 800 – 1.000 m tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông – tây của địa hình Nam Trường Sơn. -Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ có độ cao khoảng 100 m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200 m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

File đính kèm:

  • docTra loi cau hoi giua bai va cuoi bai Dia 12(6).doc