Đề 1 thi học kỳ II môn: Vật lý. Khối 10 thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Một vật khối lượng 200g rơi tự do không vận tốc đầu. Lấy g = 10m/s2. Để động năng của vật rơi có giá trị Wđ1 =10J, Wđ2 =40J thì thời gian rơi tương ứng của vật bao nhiêu?

A. t1 = 1s và t2 = 2s. B. t1 = 10s và t2 = 20s.

C. t1 = 5s và t2 = 8s. D. t1 = 0,1s và t2 = 0,22s.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn?

A. Vật rơi tự do. B. Vật chuyển động trong chất lỏng.

C. Vật rơi trong không khí. D. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 thi học kỳ II môn: Vật lý. Khối 10 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ.KHỐI 10 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh :.......................................................................... Lớp :.......................................................................... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Câu 1: Một vật khối lượng 200g rơi tự do không vận tốc đầu. Lấy g = 10m/s2. Để động năng của vật rơi có giá trị Wđ1 =10J, Wđ2 =40J thì thời gian rơi tương ứng của vật bao nhiêu? A. t1 = 1s và t2 = 2s. B. t1 = 10s và t2 = 20s. C. t1 = 5s và t2 = 8s. D. t1 = 0,1s và t2 = 0,22s. Câu 2: Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn? A. Vật rơi tự do. B. Vật chuyển động trong chất lỏng. C. Vật rơi trong không khí. D. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử, phân tử trong chất rắn? A. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí cố định khác. B. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định. C. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định. D. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi. Câu 4: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s. Lấy g = 10m/s2. Ở độ cao nào sau đây thì thế năng bằng động năng? A. 2m B. 0,9m C. 1,2m D. 1,5m. Câu 5: Biết thể tích của một lượng khí không đổi. Chất khí ở 270C có thể tích p. Phải đun nóng chất khí đến nhiệt độ nào thì áp suất tăng lên 1,5 lần/ A. 2000K B. 810K. C. 1500K. D. 4500K. Câu 6: Một quả pháo thăng thiên có khối lượng 150g. Khi đốt pháo, toàn bộ thuốc pháo có khối lượng 50g cháy tức thì phụt ra với vận tốc 98m/s. Biết pháo bay thẳng đứng, độ cao cực đại của pháo là: A. 100m. B. 60m. C. 120m D. 90m. Câu 7: Ngoài đơn vị Oát ( W ), ở nước Anh còn dùng Mã lực ( HP ) làm đơn vị của công suất. Phép đổi nào sau đây là đúng ? A. 1HP = 476W B. 1HP = 674W C. 1HP = 467W D. 1HP = 746W Câu 8: Một máy bay có vận tốc v đối với mặt đất, bắn ra phía trước một viên đạn có khối lượng m và vận tốc v đối với máy bay. Động năng của đạn đối với mặt đất là : A. mv2/4. B. 2mv2. C. mv2/2. D. mv2. Câu 9: Trong trường hợp nào sau đây cơ năng của vật không thay đổi A. Vật chuyển động trong trọng trường và có lực ma sát tác dụng B. Vật chuyển động thẳng đều. C. Vật chuyển động trong trọng trường, dưới tác dụng của trọng lực. D. Vật chuyển động dưới tác dụng của ngoại lực Câu 10: Nguyên lý thứ nhât của nhiệt động lực học là sự vận dụng của định luật bảo toàn nào sau đây? A. Định luật II Newton. B. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. C. Định luật bảo toàn cơ năng. D. Định luật bảo toàn động lượng. Câu 11: Một vật có khối lượng 1kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m và nghiêng 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật nhận giá trị nào ? Lấy g = 10m/s2. A. 4m/s. B. 8m/s. C. 6m/s. D. 10m/s Câu 12: Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí đốt dưới áp suất 1atm và nhiệt độ 470C. Pittông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2dm3 và áp suất tăng lên tới 15atm. Nhiệt độ hỗn hợp của khí nén khi đó nhận giá trị nào sau đây: A. 500C. B. 3000C. C. 2070C. D. 450C. Câu 13: Thả một thỏi đồng có khối lượng 0,4kg ở nhiệt độ 800C vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 180C. Cho nhiệt dung riêng CCu = 400J/kg.độ; Cnước = 4200J/kg.độ. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là: A. 26,20C. B. 49,50C. C. 800C. D. 180C. Câu 14: ”Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí” điều đó đúng với quá trình nào sau đây? A. Đẳng tích. B. Đẳng áp. C. Quá trình khép kín ( chu trình ). D. Đẳng nhiệt. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng với định lý biến thiên động lượng A. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn là một hằng số. B. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn nhỏ hơn xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. C. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó tỷ lệ thuận với xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. D. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. Câu 16: Gọi Q là nhiệt lượng vật thu hay toả ra ( J ); m là khối lượng của vật (kg ); c là nhiệt dung riêng của chất là vật ( J/kg.độ );∆t là độ biến thiên nhiệt độ ( oC hoặc 0K ). Khi nhiệt độ của vật thay đổi, nhiệt lượng mà vật nhận được ( hay mất đi ) được tính bởi biểu thức: A. Q = mc2∆t. B. Q = m2 c∆t. C. Q = mc∆t. D. Q = mc/∆t. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường? A. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz. B. Khi tính thế năng trọng trường có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng. C. Thế năng trọng trường có đơn vị N/m2. D. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất. Câu 18: Một bóng đèn dây tóc có chứa khí trơ ở 270C và dưới áp suất 0.6atm ( dung tích của bóng đèn không đổi ). Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn, lúc đó nhiệt độ khí trong đèn nhận giá trị nào sau đây: A. 450C. B. 2720C. C. 2270C D. 300C. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Boyle-Mariotte ? A. Trong quá trình đẳng nhiệt, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. B. Trong quá trình đẳng tích, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. C. Trong mọi quá trình, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. D. Trong quá trình đẳng áp, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. Câu 20: Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở nhiệt độ 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp có nước là 37,50C, khối lượng hỗn hợp là 140g. Biết nhiệt độ ban đầu của nó là 200C, nhiệt dung riêng của nước Cnước = 4200J/kg.độ. Nhiệt dung riêng của chất lỏng đó là: A. 4500J/kg.độ. B. 1000J/kg.độ. C. 3000J/kg.độ. D. 2500J/kg.độ. Câu 21: Trong hệ toạ độ ( p, T ) thông tin nào sau đây là phù hợp với đường đẳng tích? A. Đường đẳng tích co dạng hypebol. B. Đường đẳng tích co dạng parabol. C. Đường đẳng tích là một đường thẳng. D. Đường đẳng tích là nữa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn cơ năng A. Trong một hệ kín thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn. B. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn. C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. D. Khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn. Câu 23: Điều nào sau đây là chính xác khi nói về định lý động năng? A. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay đổi theo công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. B. Độ biến thiên động năng của một vật tỷ lệ thuận với công thực hiện. C. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. D. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay luôn lớn hơn hoặc bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. Câu 24: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? A. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế. B. Đơn vị nội năng là Jun ( J ). C. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. D. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. Câu 25: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất của chất khí? A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ. B. Do trong khi chuyển động các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình. C. Do chất khí thường có thể tích lớn. D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín. Câu 26: Một tên lửa có khối lượng tổng cọng 100 tấn đang bay với vận tốc 200m/s đối với Trái đất thì phụt ra ( tức thời ) về phía sau 20 tấn khí với vận tốc 500m/s đối với tên lửa.Vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí là : A. 325m/s. B. 150m/s. C. 525m/s D. 250m/s. Câu 27: Trong các chuyển động sau đậy chuyển động nào dựa trên nguyên tắc của định luật bảo toàn động lượng A. Chuyển động của tên lửa. B. Chiếc xe ô tô đang chuyển động trên đường. C. Chiếc máy bay trực thăng đang bay trên bầu trời. D. Một người đang bơi trong nước. Câu 28: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng đàn hồi của hệ vật và lò xo? A. Cơ năng đàn hồi bằng thế năng đàn hồi của lò xo B. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật C. Cơ năng đàn hồi bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo. D. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật và cũng bằng thế năng đàn hồi của lò xo. Câu 29: Trạng thái của một lượng khí xác định được đặc trưng đầy đủ bằng thông số nào sau đây? A. Thể tích, áp suất và nhiệt độ. B. Thể tích. C. Áp suất. D. Nhiệt độ. Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí A. Các phân tử khí ở rất gần nhau. B. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. C. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. D. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- MÃ ĐỀ 209. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A A C B D C D B C B D C A A D 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C C C A D D C C A B A A C A A

File đính kèm:

  • docLy_11 Thi HK II so 3.doc