Đề 1 thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Địa lý . Thời gian : 150 phút

Câu 1: ( 1 điểm).

 Tô kín vào ô ý em cho là đúng nhất.

 Nhận định về dân cư và lao động của Việt Nam có các ý kiến cho rằng:

 a. Lao động đông, tăng nhanh, phân bố không đều trong cả nước .

 b. Nguồn lao động không nhiều, nhưng tăng nhanh chất lượng lao đôngk cao, phần lớn đã qua đào tạo, phân bố không đều trong cả nước .

 c. Nguồn lao động rồi dào, tăng nhanh, có nhiều kinh nghiệm, lực lượng lao động có kỷ luật cao, tập trung chủ yếu trong các thành phố lớn .

 (Bài tập trắc nghiệm lớp 9)

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Địa lý . Thời gian : 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn: Địa lý . Thời gian : 150 phút. Câu 1: ( 1 điểm). Tô kín vào ô ž ý em cho là đúng nhất. Nhận định về dân cư và lao động của Việt Nam có các ý kiến cho rằng: a. Lao động đông, tăng nhanh, phân bố không đều trong cả nước ž. b. Nguồn lao động không nhiều, nhưng tăng nhanh chất lượng lao đôngk cao, phần lớn đã qua đào tạo, phân bố không đều trong cả nước ž. c. Nguồn lao động rồi dào, tăng nhanh, có nhiều kinh nghiệm, lực lượng lao động có kỷ luật cao, tập trung chủ yếu trong các thành phố lớn ž. (Bài tập trắc nghiệm lớp 9) Câu 2: ( 4 điểm). Những nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ dân số ở nước ta ? sự gia tăng dân số quá nhanh đưa đến những hậu quả gì ? ( Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào ĐH-CĐ ). Câu 3: ( 5 điểm) Phân tích đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long . Những đặc điểm này có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế. ( Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ ). Câu 4:(5 điểm). Dựa vào bảng số liệu dưới đây,hãy nhận xét về sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp theo giá trị sản lượng và giải thích. Giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp năm 1997 phân hoá theo vùng: Đơn vị tính: Tỉ đồng Khu vực Giá trị sản lượng công nghiệp - Miền núi và trung du phía Bắc. - Đồng bằng Sông Hồng - Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - Đồng Bằng sông Cửu Long 12 995,2 29 966,8 5 519,6 8 218,1 1 211,1 93 391,9 18 890,1 Hãy nhận xét về sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp theo giá trị sản lượng và giải thích. (Ôn luyện kĩ năng thực hành thi vào ĐH-CĐ). Câu 5 : (5 điểm) Dựa vào số liệu ở bảng thống kê dưới đây em hãy: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu học sinh phổ thông của nước ta phân theo cấp học trong 2 năm học 1992-1993 và 1997-1998. Nhận xét về cơ cấu học sinh phổ thông 2 năm học nói trên Đơn vị : (Nghìn học sinh). Cấp học Năm học 1992-1993 Năm học 1997-1998 Tiểu học THCS TH phổ thông 9 527,2 2 813,4 570,4 10 431,3 5 252,1 1 390,2 ( Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào ĐH-CĐ) Đáp án: Môn Địa Thời gian 150 phút. Câu 1: (1 đ) Tô vào ô đúng ž. ý c Câu 2: (4đ). 1, Những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ dân số ở nước ta: - Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do đời sống ngày càng được nâng cao, y tế có nhiều tiến bộ làm giảm tỉ lệ tử vong và nâng cao tuổi thọ của con người. (0,5đ). - Mặt khác dân số tăng nhanh còn do ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp, nguyên nhân tâm lí cũ trọng nam khinh nữ, nguyên nhân sinh lí (số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao). (0,5đ). 2, Sự gia tăng dân số quá nhanh đã gây sức ép rất lớn đối với mọi mặt hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước. - Đối với kinh tế: Dân số tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng lớn nên cũng hạn chế đến quỹ tích luỹ, ảnh hưởng đến đầu tư cho phát triển kinh tế. Dân số tăng nhanh cũng có thể làm cho số người không có công ăn việc làm tăng nhanh, việc khai thác và sử dụng nguồn lao động có nhiều khó khăn. (1đ). - Đối với giáo dục- văn hoá, y tế,... Dân số hàng năm tăng nhanh (gần 1,5 triệu người), làm cho tỉ lệ trẻ em cao, gây sức ép tới giáo dục, văn hoá, y tế. Tình trạng trẻ em bỏ học, thất học, suy dinh dưỡng,... chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là ở những vùng sâu , vùng xa vùng núi và vùng dân tộc ít người. (1đ). - Đối với xã hội: các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội,... cũng có liên quan đến vấn đề dân số. (0,5đ). - Đối với môi trường: Dân số tăng nhanh là một nguyên nhân làm cho nhiều tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, có nguy cơ bị cạn kiệt (khoáng sản, đất, sinh vật quý hiếm và nhất là rừng bị tàn phá nghiêm trọng) môi trường bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, thiên tai ngày càng tăng... (0,5đ). Câu 3: 1, Phân tích đặc điểm tự nhiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long: (3đ). * Vị trí: - Nằm liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh: (025đ). - Phía tây của đồng bằng giáp v ới CamPuChia: (0,25đ). * Tài nguyên thiên nhiên: - Đất đai là tài nguyên quan trọng nhất của vùng, có 3 nhóm chính: (0,25đ). + Nhóm đất phù xa ngọt ven sông là loại đất tốt nhất, chạy thành một dải dọc Sông Tiền và sông Hậu: (0,25đ). + Đất phèn chiếm diện tích 1,6 triệu ha, phân bố thành các vùng tập trung (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ): (0,25đ). + Đất mặn phân bố ở cực nam Cà Mau và dải đất duyên hải Gò Công, Bến Tre:(0,25đ). Diện tích của 2 nhóm đất phèn và đất mặn thay đổi theo mùa. Về mùa khô, có khoảng 2,5 triệu ha. Nhưng về mùa mưa chỉ còn 1 triệu ha: (0,25đ). - Khí hậu: + Khí hậu mang tính chất cận xích đạo: (0,25đ). + Lượng mưa lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 -> tháng 11). ít bão hoặc nhiễu loạn thời tiết: (0,25đ). - Thuỷ văn: (0,25đ) + Hệ thống sông ngoài dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông. - Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú: (0,25đ). + Thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng chàm. + Động vật: có ý nghĩa nhất là động vật sống dưới nước. Đặc biệt là tôm và cá. Ngoài ra ở đây còn là nơi hình thành nhiêù vườn chim độc đáo. - Khoáng sản: Không nhiều chỉ có mộ số lọai chính: (0,25đ). +Đá vôi ở Hà Tiên, than bùn có diện tích vài chục ngàn ha ở Cà Mau: + Dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. 2, Những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế. * Thuận lợi: - Đồng bằng sông Cửu long có thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt là với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hoá với các nước trên bán đảo Đông Dương: (0,25đ). - Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác. Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm khá màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng lúa. Đây là vựa lúa lớn nhất nước ta, diện tích gieo trồng chiếm 52% diện tích gieo trồng toàn quốc: (0,25đ). - Khí hậu rất phù hợp cho sinh vật tăng trưởng và phát triển. Đó là tiền đề cho việc thâm canh tăng vụ: (0,5đ). - Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện cho giao thông đường thuỷ. Đồng thời sự chia sẻ châu thổ thành các ô vuông tạo điều kiện để thau chua, rửa mẳn trong mùa khô và là nơi cung cấp thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản: (0,25đ). * Khó khăn: - Đất phèn và đất mặn chiếm diện tích lớn. Hiện tượng đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước làm giảm sút năng xuất cây trồng: (0,25đ). - Mùa khô kéo dài, thêm vào đó là sự xâm nhập sâu của nước mặn làm cho tính chất mặn của đất tăng. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa lũ lụt: (0,25đ). - Khoáng sản nghèo nàn: (0,25đ). Câu 4: (5đ). 1, Nhận xét: - Giá trị sản lượng công nghiệp của các vùng không đều nhau: (1đ). - Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất (chiếm 51,76% toàn quốc) và cao gấp nhiều lần các vùng khác (gấp gần 80 lần Tây Nguyên, 17 lần Bắc Trung Bộ,...) : (0,5đ). - Đồng Bằng sông Hồng có giá trị sản lượng công nghiệp đứng đứng thứ 2, tiếp đó là đồng bằng sông Cửu Long,... Tây Nguyên là nơi có giá trị sản lượng công nghiệp thấp nhất: (0,5đ). 2, Giải thích: - Sự khác nhau về giá trị sản lượng giữa các vùng là kết quả của sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp: (1đ)). - Những vùng có giá trị sản lượng công nghiệp cao là những vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao, do nơi đây có những thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên, kết cấu hạ tầng, lực lượng lao động có kỹ thuật.... (1đ). - Những vùng có sản lượng thấp, nhất là ở Tây Nguyên là do hoạt động công nghiệp ở đây còn hạn chế vì sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên (kết cấu hạ tầng chưa phát triển, thiếu lao động có tay nghề,...) (1đ). Câu 5: (5đ). 1, Xử lí số liệu : (1,5đ). (đơn vị: %) Cấp học Năm học: 1992- 1993 Năm học: 1997- 1998 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 73,8 21,8 4,4 61,1 30,1 8,1 Tổng cộng 100,0 100,0 2, Vẽ biểu đồ tròn: (2,5đ). - Vẽ đúng tỉ lệ trên hình tròn. Hình tròn năm học 1992- 1993 có bán kính nhỏ hơn hình tròn năm học 1997- 1998. - Đẹp, tương đối chính xác. - Có ký hiệu, chú giải theo 3 cấp học. 3, Nhận xét: - Có sự thay đổi về cơ cấu học sinh phổ thông trong 2 năm học 1992- 1993 và 1997- 1998 : (0,5đ). - So sánh năm học 1992- 1993. Tỉ trọng học sinh ở cấp Tiểu học giảm ( 12,7%). Song tỉ trọng ở cấp trung học cơ sở và phổ thông trung học lại tăng lên ( tương ứng là 9% và 3,7 %): (0,5đ)./. Đáp án môn ngữ văn 9 – bảng a đề 2 Phần 1 : Trắc nghiệm khách quan ( 9 điểm ) - Phơng án trả lời đúng : Câu I : 1. D ; 2. B ; 3. A ; 4. C Câu II : 1. D ; 2. D ; 3. D ; 4. B Câu III : 1. C ; 2. A ; 3. D ; 4. B Câu IV : 1. B ; 2. B ; 3. B ; 4. C Câu V : 1. C ; 2. D ; 3. D ; 4. B Câu VI : 1. C ; 2. B ; 3. A ; 4. B Câu VII : 1. C ; 2. B ; 3. A ; 4. C Câu VIII : 1. D ; 2. D ; 3. B ; 4. A Câu IX : 1. D ; 2. D ; 3. C ; 4 . D - Hớng dẫn cho điểm : trả lời đúng mỗi ý trong từng câu cho ( 0,25 đ ) Phần 2 : Tự luận ( 11 đ ) Câu I : (4 đ ) Yêu cầu học sinh phân tích và làm rõ đợc : - Phép trùng điệp : “ Ta làm” ; “ Ta nhập vào ”cùng với hình ảnh ẩn dụ”Mùa xuân “đã diễn tả tha thiết khát vọng đợc hoà nhập vào cuộc sống của đất nớc , đợc cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung ( 1, 5 đ ) . - Khát vọng đó thể hiện chân thành trong các hình ảnh thơ đẹp, giản dị và tự nhiên ( 1,5 đ ) . + Giữa mùa xuân đất nớc tác giả xin làm “một con chim hót ” , “một nhành hoa ” . + Giữa bản hoà ca tơi vui đầy sức sống nhà thơ xin làm “ Một nốt nhạc trầm xao xuyến ” , chỉ là nhỏ bé, ít ỏi . + “ Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời ” mang vẻ đẹp giản dị khiêm nhờng thể hiện một khát vọng chân thành ,tha thiết . - Giọng thơ nhỏ nhẹ ,sâu lắng, ớc nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng ngời trong sáng lung linh của một nhân sinh quan cao đẹp : Mỗi ngời phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến phần tinh tuý dù là nhỏ bé cho đất nớc . Đó là chính là ý nghĩa cao quý của đời ngời ( 1đ ) Câu II : ( 7 đ ) A/ Thể loại : Phân tích một tác phẩm tự sự và có dẫn chứng minh hoạ làm rõ nội dung của một nhận định . B/ Hình thức : - Đảm bảo bài viết là một văn bản hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hợp lý . - Chữ viết đẹp ,sạch sẽ không sai lỗi chính tả ngữ pháp lỗi dùng từ . Cách trình bầy mạch lạc sáng sủa . Bài viết thể hiện đợc năng lực phân tích một tác phẩm tự sự . C/ Nội dung : 1/ Phân tích tình huống truyện : ( 2 đ ) - Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt : Đã từng đi khắc nơi cuối đời bị buộc chặt vào giờng bệnh khi đó mới nhận ra vẻ đẹp và giá trị truyền thống bình dị , gần gũi của cuộc đời . - Tình huống truyện trớ trêu nh một nghịch lý : + Vào một buổi sáng khi Nhĩ muốn nhích mình ra cửa sổ thì khó khăn nh phải đi hết cả một vòng trái đất . + Khi phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông nhng anh biết mình không bao giờ có thể đặt chân lên đợc . + Nhĩ nhờ con trai thực hiện khao khát đó nhng cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày . 2/ Phân tích tâm trạng và cử chỉ của Nhĩ . a) Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong buổi sáng đầu thu : (1 đ ) - Cảnh vật đợc miêu tả từ gần đến xa có chiều cao , chiều rộng , từ những bông hoa trớc cửa sổ đến màu nớc đỏ cỏ con sông Hồng , vòm trời ,bãi bồi ... - Cảnh vật đợc cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế : Hoa tha thớt nhng đậm sắc , con sông đỏ nhạt , mặt nớc rộng ra , vòm trời cao... - Tất cả đều quen thuộc nhng anh tởng nh lần đầu tiên cảm nhận đợc vẻ đẹp về sự giàu có của cuộc sống quanh mình . b) Những suy ngẫm của Nhĩ từ hoàn cảnh đã phát hiện ra quy luật giống nh nghịch lý đời ngời : ( 2đ ) - Bệnh tật kéo dài trông cậy vào vợ con , Nhĩ bỗng nhận ra thời gian đời mình chẳng còn bao lâu : “ Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không... Hôm nay là ngày mấy rồi ” . - Lần đầu tiên Nhĩ thấy vợ mặc áo vá , ngón tay gầy guộc , âu yếm vuốt ve vai anh . Nhĩ nhận ra tình yêu thơng sự tần tảo và đức hy sinh của vợ “ Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn ngời vợ ” . - Niềm khao khát đợc đặt chân lên bãi bồi bên kia sông : Khi anh nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị , thân quen cũng là lúc sắp giã từ cuộc đời . - Niềm khao khát là một sự thức tỉnh lơng tâm và chỉ có đợc ở con ngời từng trải , cuối đời , đó còn là niềm ân hận xót xa : “ Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải , đã từng in gót chân đi khắp mọi chân trời xa lạ mới thấy hết sự giầu có lẫn vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia ” . c) Câu truyện của Nhĩ Với cậu con trai là một sự chiêm nghiệm về một quy luật của đời ngời . ( 1đ ) - Nhĩ nhờ con trai đi sang bên kia sông nhng đứa con không hiểu đợc ớc muốn ấy nên làm miễn cỡng và bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn trên đờng đi . - Tâm trạng Nhĩ thất vọng ôm nỗi buồn riêng mà không phiền trách một ai . Nhĩ đau đớn nghiệm ra quy luật nghiệt ngã của đời ngời : “ Con ngời ta trên đờng đời thật khó tránh đợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình ” . - Chi tiết cuối truyện gợi ra ý nghĩa khái quát thức tỉnh mọi ngời về những cái vòng vèo mà chúng ta đang sa vào trên đờng đời để dứt ra hớng tới những giá trị đích thực vốn giản dị gần gũi , bền vững ở quanh ta . - Tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến chúng ta những suy ngẫm triết lý trăn trở để tự nhận thức chính mình , tự nhận thức về cuộc đời này . d) Thành công của truyện : Là sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tợng . Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất tạo sức gợi cảm ( 0,5 đ ) đ) Khẳng định : Nhân vật Nhĩ với những cử chỉ và tâm trạng và các nghịch lý tình huống của câu truyện làm rõ nhận xét : Cuộc sống và số phận con ngời chứa đầy những điều bất thờng những nghịch lý , ngẫu nhiên vợt ra ngoài những dự định và ớc muốn cả những hiểu biết và toan tính của ngời ta . ( 0,5 đ ) Lưu ý : Điểm toàn bài làm tròn số đến 0,25 đ. Đề Thi Học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 (đề 4) Bảng A Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề) Câu 1: (5 điểm) Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Việc phân bố dân cư như vậy đã gây nên hậu quả gì? (Tài liệu: -Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào Đại học, Cao đẳng môn Địa. Nhà xuất bản giáo dục- trang 35). - Câu hỏi tự luận và trắc nghiệm môn Địa lý lớp 9- Nhà xuất bản giáo dục- trang 10). Câu 2: (5 điểm) Phân tích những điều kiện ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển giao thông vận tải ở nước ta. (Tài liệu: Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh môn Địa lý- Nhà xuất bản giáo dục- trang 174). Câu 3: (4,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy: Nhận xét về sản lượng lương thực phân theo các vùng ở nước ta năm 1995. Nêu nguyên nhân . Sản lượng lương thực của các vùng năm 1995: Các vùng Sản lượng (nghìn tấn) Trung du và miền núi phía bắc 2996,7 Đồng bằng sông Hồng 5073,3 Bắc Trung Bộ 2505,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 1986,6 Tây Nguyên 667,0 Đông Nam Bộ 1350,9 Đồng bằng sông Cửu Long 12990,9 (Tài liệu: Tuyển chon những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học Cao đẳng môn Địa- Nhà xuất bản giáo dục- trang 41 ). Câu 4 : (4,5 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành. (Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 20666,5 16393,5 3701,0 572,0 1992 41892,6 33345,0 7500,3 1047,3 1995 85507,6 66793,8 16168,2 2545,6 1997 98852,3 76858,3 19287,0 2707,0 1998 107917,3 87618,5 17551,2 2747,6 Hãy: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ 1990-1998. Nhận xét về sự thay đổi đó (Tài liệu: Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào Đại học, Cao đẳng môn Địa. Nhà xuất bản giáo dục- trang 202). Câu 5 (1 điểm). Nguồn lao động nước ta dồi dào có tốc độ tăng nhanh có đặc điểm: Năng động, nhiều kinh nghiệm trong nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. Cả hai câu đều đúng. Câu a đúng, b sai. Hãy chọn đáp án đúng trong các câu trả lời trên. (Tài liệu: Câu hỏi tự luận và trắc nghiệm môn Địa lý lớp 9- Nhà xuất bản giáo dục -trang 14). Hướng dẫn chấm môn Địa lý lớp 9 (đề 4) Bảng A Câu 1:(5 điểm) * Đặc điểm phân bố dân cư nước ta: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng và các địa phương: (0,5 điểm). - Tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng, ven biển. (0,5 điểm) Khoảng 80% dân cư cả nước cư trú ở vùng đồng bằng phì nhiêu của các con sông lớn và vùng ven biển. (0,5 điểm). - Dân cư thưa thới ở các vùng núi và cao nguyên (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng cư dân chưa tới 1/4số dân cả nước). (0,5 điểm) - Dân cư phân bố không đều và chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn. Thành thị 26%, nông thôn 74%. (0,5 điểm). - Dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam, cả trên ba miền địa hình ở miền Bắc, dân cư đều cao hơn miền Nam. (0,5 điểm) * Những hậu quả của phân bố dân cư không đều và bất hợp lý: - Sự phân bố dân cư và tài nguyên không hợp lý đã gây ra nhiều khó khăn cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và việc khai thác hợp lý tài nguyên hiện có ở mỗi vùng. (0,5 điểm). + ở đồng bằng, người lao động thiếu việc làm. (0,25 điểm). +Miền núi thiếu lao động để khai thác những tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên. Do đó tài nguyên bị lãng phí . (0,25 điểm). - Sự phân bố dân cư và lao động không đều giữa miền núi và đồng bằng, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền Bắc và miền Nam. Dân cư và lao động cũng phân bố rất chênh lệch giữa các ngành kinh tế. Đại bộ phận lao độnghoạt động trong ngành nông nghiệp với năng suất nhìn chung còn thấp: (1,0 điểm). Câu 2 (5 điểm) * Thuận lợi: - Vị trí địa lý: + Nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần như trung tâm Đông Nam A tiếp cận với vùng biển rộng lớn. (0,5 điểm) + Nằm trên đường hàng hải từ Ân Độ Dương sang Thái Bình Dương (0,5 điểm) - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc - Nam và được nối liền giữa các dải đồng bằng tương đối liên tục nên dễ dàng xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ nối hai miền đất nước. (0,5 điểm). + Do các thung lũng và mạng lưới thuỷ văn có hướng Tây Bắc- Đông Nam nên thuận lợi cho xây dựng giao thông vận tải theo hướng Đông - Tây. (0,5 điểm). + Bờ biển Việt Nam khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, cửa sông, là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cảng. (0,5 điểm). + Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, bờ biển và sông ngòi không đóng băng, tạo điều kiện cho giao thông đường thuỷ hoạt động quanh năm. (0,5 điểm). Điều kiện kinh tế - xã hội: + Đội ngũ cán bộ ngành giao thông vận tải có trình độ ngày càng cao (0,25 điểm). + Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của ngành giao thông vận tải không ngừng được đổi mới . (0,25 điểm). * Khó khăn: - Điều kiện tự nhiên: + Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, độ chia cắt lớn, mạng lưới sông ngòi dày đặc. Một mặt gây khó khăn cho việc phát triển giao thông, mặt khác phải đầu tư vốn làm tăng chi phí để xây dựng và phát triển giao thông vận tải. (0,5 điểm). + Khí hậu mưa mùa gây bất lợi cho giao thông vận tải (bão, lũ lụt, trượt đất...) (0,25 điểm). - Điều kiện kinh tế -xã hội: + Cơ sở vật chất kém phát triển, giao thông vận tải nhìn chung còn yếu kém. (0,25 điểm). + Đội ngũ cán bộ giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. (0,25 điểm). + Thiếu vốn đầu tư để phát triển. (0,25 điểm). Câu 3 (4,5 điểm). * Nhận xét: - Sản lượng lương thực và bình quân lương thực của các vùng ở nước ta không đều. (1 điểm). + Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng cao nhất, đồng bằng sông Hồng có sản lượng lớn thứ 2, Tây Nguyên có sản lượng thấp nhất cả nước. (1 điểm). Nguyên nhân là do các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở các vùng không giống nhau. (1 điểm). Đối với hai vùng trọng điểm (đồng bằng sông sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long): + Có sản lượng lương thực lớn vì đó là hai đồng bằng lớn nhất nước ta. Đất phù sa màu mỡ, khí hậu, thuận lợi, nguồn nước phong phú. (0,5 điểm). + Dân đông, nguồn lao động dồi dào. Nông dân có kinh nghiệm thâm canh lúa. Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn (0,5 điểm). + Hệ thống thuỷ lợi phát triển, các điều kiện cơ giới hoá, phân bón, công tác dịch vụ cây trồng thuận lợi hơn các vùng khác. (0,5 điểm). Câu 4: (4,5 điểm). * Xử lý số liệu % (1 điểm). Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 100,0 79,3 17,9 2,8 1992 100,0 79,6 17,9 2,5 1995 100,0 78,1 18,9 3,0 1997 100,0 77,8 19,5 2,7 1998 100,0 81,2 16,3 2,5 * Vẽ biểu đồ thích hợp nhất. (2 điểm). Biểu đồ dạng miền Yêu cầu : +Vẽ chính xác khoảng cách năm +Có chú giải hoặc ghi trực tiếp lên biểu đồ + Đẹp. Nếu khoảng cách năm chia không chính xác trừ 0,5 điểm * Nhận xét : (1,5 điểm). - Có sự thay đổi nhưng thất thường (0,25 điểm). + Giai đoạn 1990-1992 ngành trrồng trọt tăng, chăn nuôi ổn định, dịch vụ nông nghiệp giảm. (0,25 điểm). + Giai đoạn 1992-1997 ngành trrồng trọt giảm, chăn nuôi tăng, dịch vụ nông nghiệp tăng sau lại giảm. (0,25 điểm). + Giai đoạn 1997-1998 ngành trrồng trọt tăng, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp giảm . (0,25 điểm). Trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. (0,5 điểm). Câu 5: (1 điểm) Đáp án (C) đúng

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 9 cap truong mon Dia ly.doc
Giáo án liên quan