Đề cương Vật lý 8 học kỳ II

A/ Kiến thức cần nhớ

 CƠ HỌC

1/ Công Cơ Học

 Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời

 Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố : Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển

 Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực:

 

doc17 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Vật lý 8 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 8 HỌC KỲ II Năm học: 2008-2009 a{b A/ Kiến thức cần nhớ CƠ HỌC 1/ Công Cơ Học Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố : Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực: →A = F.s , trong đó : A là công của lực F là lực tác dụng vào vật s là quãng đường vật dịch chuyển 2/ Định luật về công Định luật về công : Khộng một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Công thức tính Hiệu suất của các máy cơ đơn giản: → H =A1A2 .100% , trong đó :H là hiệu suất A1 là công có ích A2 là công toàn phần (vì A2 luôn lớn hơn A1 nên hiệu suất luôn nhỏ hơn 100%) 3/ Công suất Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian Công thức tính công suất : →P = At ,trong đó :P là công suất A là công thực hiện được t là thời gian thực hiện công đó Đơn vị công suất là oat, kí hiệu là W 1W = 1J/s (jun trên giây) 1kW (kilooat) = 1000W 1MW ( megaoat ) = 1 000 000W 5/ Cơ năng Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật đó có cơ năng Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác đuợc chon làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó. 6/ Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng. Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn. Nhiệt học 7/ Nguyên tử, phân tử. Các chất được cấu tạo bởi các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa nguyên tử phân tử có khoảng cách. Các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Hiện tượng khếch tán 8/ Nhiệt năng Nhiệt năng của một vật là tổng các động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai các : thực hiện công hoăc truyền nhiệt. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mật bớ đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lương là jun (J) 9/ Dẫn nhiệt Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật , từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. 10/ Đối lưu – Bức xạ nhiệt. Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong cả chân không. * Sự tạo thành gió Ở chỗ mặt đất bị nóng nhiều , lớp không khí ở gần mặt đất nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên. Không khí ở các miền lạnh dồn tớ chiếm chỗ, tạo thành các dòng đối lưu trong tứ nhiên, tức là tạo thành gió. * Sự thông gió Sự thông gió trong lò , trong các bếp lò hay lò cao người ta dùng ống khói để tạo ra lực hút khí. Không khí trong lò bị đốt nóng nở ra, nhẹ đi, bay lên theo ống khói ra ngoài và không khí lạnh ở ngoài lùa vào cửa lò, nhờ đó mà lò luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu 11/ Công thức tính nhiệt lượng Nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: →Q=m.c.∆t ,trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào (J) m là khối lượng của vật Kg ∆t là độ tăng nhiệt độ của vật℃ hoặc K, ∆t=t2- t1 c là nhiệt dung riêng của chất làm vật Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho một Kg chất đó tăng thêm 1℃ 12/ Phương trình cân bằng nhiệt. Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì : Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật cân bằng nhau. Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lương vật kia thu vào Phương trình cân bằng nhiệt : Q tỏa ra = Q thu vào 13/ Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1Kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg. →Q=p.m , trong đó Q là nhiệt lượng tỏa ra J q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệuJ/kg m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn(kg)Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn: B/Bài tập: I.Trắc nghiệm Câu 1. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình 1, khi nào chỉ có một hình thức chuyển hoá năng lượng từ thế năng sang động năng? A. Khi con lắc chuyển động từ A đến C. B. Khi con lắc chuyển động từ C đến A. C. Khi con lắc chuyển động từ A đến B. D. Khi con lắc chuyển động từ B đến C. Hình 1 Câu 2. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6 m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu? A. 360 W B. 720 W C. 180 W D. 12 W Câu 3. Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu. A. Công suất của A lớn hơn. B. Công suất của B lớn hơn. C. Công suất của A và của B bằng nhau. D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này. Câu 4. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng? A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. B. Chỉ khi vật đang đi lên. C. Chỉ khi vật đang rơi xuống. D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. D. Chỉ có thế năng, không có động năng. Câu 6. Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại; B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại; C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài; D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài. Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước B. Sự tạo thành gió C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng D. Sự hòa tan của muối vào nước Câu 8. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi? A. Khối lượng và trọng lượng B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng C. Thể tích và nhiệt độ D. Nhiệt năng Câu 9. Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra. C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi. Câu 10. Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng ? A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng. B. Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm . C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng . D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Câu 11. Có 3 bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình 2). Sau khi dùng các đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bình sẽ như thế nào? Hình 2 A. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C. B. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A. C. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A. D. Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau. Câu 12. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. Câu 13. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Chỉ trong chất lỏng B. Chỉ trong chân không C. Chỉ trong chất lỏng và chất rắn D. Trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí Câu 14. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới đây? A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt B. Chỉ bằng cách đối lưu C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt D. Bằng cả 3 cách trên Câu 15. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng? A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng. D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau. Câu 16. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng? A. Jun, kí hiệu là J B. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg Câu 17. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật? A. Q = mcΔt, với Δt là độ giảm nhiệt độ B. Q = mcΔt, với Δt là độ tăng nhiệt độ C. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật D. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật Câu 18. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây? A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì. C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm. D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì. Câu 19. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. từ vật có nhịêt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. D. từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn. Câu 20. Thả viên bi lăn trên một máng hình vòng cung (hình 1). Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng? A. Chỉ khi hòn bi chuyển động từ A đến B. B. Chỉ khi hòn bi chuyển động từ B đến C. C. Chỉ khi hòn bi chuyển động từ C đến B. D. Khi hòn bi chuyển động từ B đến C và từ B đến A. Hình 1 Câu 21. Có hai động cơ điện dùng để đưa gạch lên cao. Động cơ thứ nhất kéo được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 20 N lên cao 4 m . Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10 N lên cao 8 m. Nếu gọi công của động cơ thứ nhất là A1, của động cơ thứ hai là A2 thì biểu thức nào dưới đây đúng? A. A1 = A2 B. A1 = 2A2 C. A2 = 4 A1 D. A2 = 2A1 Câu 22. Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian dài gấp 4 lần so với máy xúc thứ hai. Nếu gọi P1 là công suất của máy thứ nhất, P2 là công suất của máy thứ hai thì A. P1= P2 B. P1 = 2P2 C. P2 = 2P1 D. P2 = 4 P1 Câu 23. Trong thí nghiệm của Brao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng? A. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng. B. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách. C. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía. D. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử. Câu 24. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào dưới đây của vật tăng lên? A. Nhiệt độ C. Thể tích B. Khối lượng riêng D. Khối lượng Câu 25. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì A. hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên. B. hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi. C. hiện tượng khuếch tán không thay đổi. D. hiện tượng khuếch tán ngừng lại. Câu 26. Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng? A. Đồng, không khí, nước B. Đồng, nước, không khí C. Không khí, đồng, nước D. Không khí, nước, đồng Câu 27. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra? A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau. B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần. C. Đường tự tan vào nước. D. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sun phát vào nước. Câu 28. Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu? A. Chỉ chất khí; B. Chỉ chất khí và chất lỏng. C. Chỉ chất lỏng; D. Cả chất khí, chất lỏng, chất rắn. Câu 29. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt của chất nào dưới đây? A. Chỉ của chất khí B. Chỉ của chất rắn C. Chỉ của chất lỏng D. Của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn Câu 30. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào dưới đây? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng tới đầu không bị nung nóng của thanh đồng Câu 31. Câu nào sau đây nói về công và nhiệt lượng là đúng? A. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo. B. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng. C. Công và nhiệt lượng không phải là các dạng năng lượng. D. Một vật chỉ thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng. Câu 32. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật. C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có. Câu 33. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật? A. Q = mc(t2 – t1), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật B. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật C. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật D. Q = mc Δ t, với Δ t độ tăng nhiệt độ của vật. Câu 34. Hình 3 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệtđộ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng một nhiệt lượng trong cùng một khoảng thời gian. Câu phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đường I ứng với đồng, đường II với nhôm, đường III với nước. B. Đường I ứng với nước, đường II với đồng, đường III với nhôm. C. Đường I ứng với nước, đường II với nhôm, đường III với đồng. D. Đường I ứng với nhôm, đường II với đồng, đường III với nước. Hình 3 Câu 35. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Nếu gọi nhiệt lượng của các miếng đồng, nhôm, chì thu vào từ khi được bỏ vào nước tới khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt lần lượt là Qđ; Qn; Qc thì biểu thức nào dưới đây đúng? Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, chì có giá trị lần lượt là: 380J/kg.K; 880J/kg.K; 130J/kg.K A. Qn > Qđ > Qc B. Qđ > Qn > Qc C. Qc > Qđ > Qn D. Qđ = Qn = Qc. Câu 36. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây? A. Chỉ có động năng B. Chỉ có thế năng C. Chỉ có nhiệt năng D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng Câu 37.Có hai cốc thủy tinh giống nhau, đựng nước có khối lượng m1 và m2 (m1 < m2), được cung cấp một nhiệt lượng sao cho nước trong hai cốc có độ tăng nhiệt độ bằng nhau. So sánh nhiệt lượng thu vào giữa hai cốc nước. A. Q1 = Q2 B. Q1 < Q2 C. Q1 > Q2 D. Cả A,B đều đúng Câu 38.Tính nhiệt lượng cần thiết để làm nóng một quả cầu bằng nhôm có khối lượng 50g từ 20℃ đến 80℃ . Biết nhệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K A. 2460 J B.26400J C. 2640J D. Cả ba câu trên đều sai Câu 39.Để hai vật A và B tiếp xúc với nhau thấy nhiệt độ của vật A giảm , nhiệt độ của vật B tăng. Thông tin nào sau đây là đúng? Nhiệt độ ban đầu của vật A lớn hơn nhiệt độ ban đầu của vật B. Nhiệt độ ban đầu của vật A nhỏ hơn nhiệt độ ban đầu của vật B. Nhiệt độ ban đầu của hai vật A và B bằng nhau. Sau một thời gian thấy nhiệt độ của vật B lớn hơn nhiệt độ của vật A Câu 40.Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào là do chuyển động của các phân tử nguyên tử gây ra? Sự khuếch tán của nước hoa vào không khí Sự tạo thành gió Muối tan trong nước. Trộn lẫn cát xi măng để làm hồ vữa xây nhà. Pha một ít mực tím vào nước trong lọ, sau một thời gian ngắn nước trong lọ có màu tím. Câu 41. khi chuyểng động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi thì đại lượng nào sau đây thây đổi? Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt độ của vật Khối lượng của vật. Thể tích của vật. Các đại lượng trên đều thay đổi. Câu 42. Về mùa hè , nước trên mặt ao hồ nóng lên là do: Sự dẫn nhiệt từ lớp nước dưới Nhẹ hơn lớp nước trên. Hấp thụ tia nhiệt từ mặt trời. Sự đối lưu dòng nước trong ao hồ Câu 43. Thả một miếng đồng có khối lượng 0.5kg vào 1000g nước. Miếng đồng nguồi đi từ 80℃ đến 20℃. Hỏi độ tăng nhiệt độ của nước là bao nhiêu? A. 10℃ B. 20℃ C. 2.7℃ D. 5.4℃ Câu 44. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. KHi nào vật có cả động năng, thế năng và nhiệt năng? A.Khi vật đang đi lên và đang đi xuống B.Chỉ khi vật đang đi lên C.Chỉ khi vật đang rơi xuống D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất Câu 45. Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng? A Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt B.Chỉ những vật có bề mặt xù xì và mầu sẫm mới có thể bức xạ nhiệt C.Chỉ những vật có bề mặt nhẵn và màu sáng mới có thể bức xạ nhiệt D.Chỉ có mặt trời mới có thể bức xạ nhiệt II. Bài tập 1/ Một máy bơm chạy bằng động cơ điện tiêu thụ công suất 7,25kW. Trong một giây, máy đẩy được 75 lít nước lên cao 6m . Tính hiệu suất của máy bơm? 2/ Một lượng nước 25Kg thu nhiệt lượng 1260 KJ ở nhiệt độ 18℃ .Biết nhiệt dung riêng của nước là cn=4200 J/kg.K .Hỏi nhiệt độ nước sau khi nhận nhiệt lương trên? 3/ Một miếng chì có khối lượng 50g và một miếng đồng có khối lượng 100g cùng được đun nóng tới 100℃ rồi thả vào chậu nước.Nhiệt độ cuối cùng của nước là 60℃ .Hỏi nhiệt lượng nước thu vào?(biết nhiệt dung riêng của đồng và chì lần lượt là 380J/Kg.K và 130J?Kg.K) 4/ Người ta dùng 4kg củi khô để có thể đun 80 lít nước từ 24℃ .Biết hiệu suất của bếp là 18%. Hỏi nước có thể sôi được không? Cho năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107J/Kg , nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K 5/ Một ôtô chạy với vận tốc v= 54km/h thì công suất máy phải sinh ra là 45kW. Hiêu suất máy là H = 30% . Hãy tính lượng xăng cần thiết để xe đi được 150km. Cho biết khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3 và năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg 6/Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 0,25 lít nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C. a. Tính nhiệt lượng nước thu được. b. Tính nhiệt dung riêng của chì. c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng? §Ò c­¬ng «n tËp KÌ II(THAM KHẢO) A. PhÇn tr¾c nghiÖm: §äc kü c©u hái, sau ®ã khoanh trßn vµo ch÷ c¸i ®Çu c©u c©u tr¶ lêi mµ em cho lµ ®óng nhÊt. C©u 1: Tại sao ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: A.Do lỗi của nhà sản suất. B Để nước trong ấm trà có thể bay hơi. C. Để lợi dụng áp suất khí quyển. D. Một lý do khác. C©u 2: Áp suất khí quyển thay đổi thế nào khi độ cao tăng? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: A. Không thay đổi. B. Càng giảm. C. Càng tăng. D. Có thể vừa tăng vừa giảm. C©u 3: Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công cơ học? A. N/m B. N.m C. N/m2 D. N.m2 C©u 4: Điều nào là sai khi nói về cơ năng? A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng . D. Cơ năng do vật đứng yên mà có. C©u 5: Tại sao săm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: A. Vì lúc bơm căng , không khí vào xăm xe còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho xăm xe bị xẹp. B. Vì giữa các phân tử của chất làm xăm xe có khoảng cách nên không khí có thể thoát qua đó ra ngoài. C. Vì xăm xe làm bằng cao su nên tự nó co lại. D. Vì không khí trong xăm xe tự thu nhỏ thể tích của nó. C©u 6 Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên, thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng: A.Nhiệt độ B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Thể tích. C©u 7: Trong các trường hợp dưới đây , trường hợp nào có sự chuyển hoá từ thế năng thành động năng? A. Động năng giảm , thế năng tăng. B. Động năng tăng , thế năng giảm. C. Động năng và thế năng đều tăng. D. Động năng và thế năng đều giảm. C©u 8: Chọn câu trả lời đúng: Đổ 100 cm3 rượu vào 100 cm3 nước sẽ thu được hỗn hợp rượu và nước với thể tích: A. Bằng 200 cm3 B. Nhỏ hơn 200 cm3 C. Lớn hơn 200 cm3 D. Bằng hoặc lớn hơn 200 cm3 C©u 9: Chọn câu trả lời đúng: Lực liên kết phân tử của chất rắn, chất lỏng, chất khí thì: A. Khác nhau C. Của chất khí và chất lỏng thì giống nhau B. Giống nhau D. Của chất lỏng và chất rắn thì giống nhau C©u 10: Chọn câu trả lời đúng: Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì: A. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động B. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ C. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học D. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ của vật. C©u 11: Chọn câu trả lời đúng: Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là: A. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều D. Khối khí được nung nóng Câu 13: Tại sao ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: A.Do lỗi của nhà sản suất. B Để nước trong ấm trà có thể bay hơi. C. Để lợi dụng áp suất khí quyển. D. Một lý do khác. Câu 14: Áp suất khí quyển thay đổi thế nào khi độ cao tăng? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: A. Không thay đổi. B. Càng giảm. C. Càng tăng. D. Có thể vừa tăng vừa giảm. Câu 15: Chọn câu trả lời đúng: Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì: A. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động B. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ C. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt Học D. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ cuả vật Câu 16: Nêu một thí dụ đúng về hiện tượng khuếch tán: A. Bỏ vài hạt thuốc tím vào cốc nước, thuốc tím tan dần trong nước B. Bỏ cục nước đá vào cốc nước nóng, cục nước đá tan dần thành nước C. Cho một đầu thanh sắt vào lửa, thanh sắt sẽ nóng dần lên D. Khi đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu một sợi dây điện sẽ có một dòng electron chuyển động có hướng tạo thành dòng điện. Câu 17: Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi: A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí C. Khi tăng độ chênh lệch trong khối khí D. Khi cho khối khí dãn nở. Câu 18: Chọn câu trả lời đúng: Đối lưu nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra: A. Chỉ ở chất lỏng và khí B. Chỉ ở chất lỏng và rắn C. Chỉ ở chất khí và rắn D. Ở cả các chắt rắn, lỏng, khí Câu 19: Chọn câu nhận xét đúng: Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để: A. Giảm ma sát với không khí B. Giảm sự dẫn nhiệt C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài rađa D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời Câu 20: Chọn câu trả lời đúng Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta sẽ cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào: A. Sự dẫn nhiệt của không khí B. Sự đối lưu C. Sự bức xạ nhiệt D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt còn một phần do dẫn nhiệt Câu 21: Tại sao nhiệt độ trung bình của Trái Đất là 300K? A. Do sự cần bằng sinh thái của sinh vật trên Trái Đất B. Do tại nhiệt độ 300K Trái Đất bức xạ nhiệt vào không gian với cùng một tốc độ như năng lượng bức xạ nhiệt mà nó nhận được từ Mặt Trời C. Do nhiệt độ 300K năng lượng bức xạ nhiệt mà Trái Đất nhận từ Mặt Trời không có tác dụng làm tăng nhiệt độ của Trái Đất D. Ở nhiệt độ 300K chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là ổn định nhất Câu 22: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra: A. Chỉ ở chất lỏng và khí B. Chỉ ở chất lỏn

File đính kèm:

  • docDe cuong vat li 8 ki 2 Tang em Han.doc
Giáo án liên quan