Đề kiểm tra 1 tiết môn vật lý lớp 12 lần 1 – đề 1 đến 10

Câu 1 (2 điểm) : Nêu và giải thích sự hình thành sóng dừng trên một sợi dây.

Câu 2 (3 điểm) : Trình bày sự bảo toàn cơ năng trong dao động điều hòa.

Câu 3 (2 điểm) : Trên mặt đất nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Một con lắc đơn dao động với chu kỳ T = 2s. Tính chiều dài của con lắc. Nếu đem con lắc này lên độ cao 10km thì con lắc dao động với chu kỳ bằng bao nhiêu (lấy đến 5 chử số thập phân). Biết bán kính Trái Đất R = 6400km.

Câu 4 (3 điểm) : Một quả cầu khối lượng m = 500g được treo vào một lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên lo = 40cm, độ cứng k = 200N/m, khối lượng không đáng kể. Lấy g = 10m/s2. Từ vị trí cân bằng, kéo quả cầu theo phương thẳng đứng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng 4cm rồi buông nhẹ cho dao động. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên, gốc thời gian lúc buông vật.

a) Viết phương trình dao động của quả cầu.

b) Tính vận tốc quả cầu khi đi qua vị trí cân bằng.

c) Tinh chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình quả cầu dao động

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn vật lý lớp 12 lần 1 – đề 1 đến 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 1 Câu 1 (2 điểm) : Nêu và giải thích sự hình thành sóng dừng trên một sợi dây. Câu 2 (3 điểm) : Trình bày sự bảo toàn cơ năng trong dao động điều hòa. Câu 3 (2 điểm) : Trên mặt đất nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Một con lắc đơn dao động với chu kỳ T = 2s. Tính chiều dài của con lắc. Nếu đem con lắc này lên độ cao 10km thì con lắc dao động với chu kỳ bằng bao nhiêu (lấy đến 5 chử số thập phân). Biết bán kính Trái Đất R = 6400km. Câu 4 (3 điểm) : Một quả cầu khối lượng m = 500g được treo vào một lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên lo = 40cm, độ cứng k = 200N/m, khối lượng không đáng kể. Lấy g = 10m/s2. Từ vị trí cân bằng, kéo quả cầu theo phương thẳng đứng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng 4cm rồi buông nhẹ cho dao động. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên, gốc thời gian lúc buông vật. Viết phương trình dao động của quả cầu. Tính vận tốc quả cầu khi đi qua vị trí cân bằng. Tinh chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình quả cầu dao động. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 2 Câu 1 (2 điểm) : Tìm biểu thức tính chu kỳ, tần số của dao động điều hoà và của con lắc lò xo. Câu 2 (3 điểm) : Sóng dừng là gì ? Nêu điều kiện để có sóng dừng. Đặc điểm của sóng dừng. Câu 3 (2 điểm) : Ở cùng một nơi trên Trái Đất một con lắc đơn có chiều dài l1 dao động với chu kỳ T1 = 2s, có chiều dài l2 dao động với chu kỳ T2 = 1,5s. Tính chu kỳ dao động của con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 và con lắc đơn có chiều dài l1 – l2. Câu 4 (3 điểm) : Một quả cầu khối lượng m = 100g được treo vào một lò xo thẳng đứng có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 25N/m. Ở vị trí cân bằng lò xo có chiều dài 34cm. Từ vị trí cân bằng, kéo quả cầu theo phương thẳng đứng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng 5cm rồi buông nhẹ cho dao động. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc thả quả cầu. Lấy g = 10m/s2. Viết phương trình dao động của vật. Tính vận tốc cực đại của quả cầu. Tính chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình quả cầu dao động. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 3 Câu 1 (2 điểm) : Nêu các đặc trưng cơ bản của dao động điều hoà. Câu 2 (3 điểm) : Hiện tượng giao thoa là gì ? Lập công thức xác định vị trí cực đại, cực tiểu trong sự giao thoa của 2 sóng kết hợp. Câu 3 (2 điểm) : Ở một nơi trên Trái Đất, khi con lắc đơn có chiều dài l1, l2 (l1 > l2) có chu kỳ dao động tương ứng là T1, T2. Biết tại nơi đó, con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 có chu kỳ dao động là 2,7s và con lắc đơn có chiều dài l1- l2 có chu kỳ dao động là 0,9s. Tính T1, T2. Câu 4 (3 điểm) : Một quả cầu khối lượng m = 500g được treo vào một lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên lo = 35cm, có khối lượng không đáng kể. Ở vị trí cân bằng lò xo có chiều dài l = 40cm. Kích thích cho quả cầu dao động điều hoà trên quĩ đạo có chiều dài 12cm. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc quả cầu ở vị trí cao nhất. Lấy g = 10m/s2. a) Tính độ cứng của lò xo. Viết phương trình dao động của quả cầu. Tính vận tốc quả cầu khi đi qua vị trí có li độ 4cm. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 4 Câu 1 (2 điểm) : Nêu các tính chất của lực làm vật dao động điều hoà. Câu 2 (3 điểm) : So sánh con lắc lò xo và con lắc đơn về chu kỳ, tần số, phương trình và năng lượng dao động. Khi nào thì con lắc đơn và con lắc lò xo là những hệ dao động tự do. Câu 3 (2 điểm) : Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài 120cm với hai đầu cố định có một sóng dừng với tần số f = 100Hz, người ta đếm được có 6 bụng sóng. Tính vận tốc truyền sóng trên dây. Nếu vận tốc truyền sóng v = 40cm/s và trên dây có sóng dừng với 12 bụng sóng thì chu kỳ của sóng bằng bao nhiêu ? Câu 4 (3 điểm) : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng khối lượng m = 100g treo vào lò xo có khối lượng không đáng kể. Ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn Dlo = 1cm. Từ vị trí cân bằng truyền cho vật nặng vận tốc vo = 0,2pm/s hướng xuống phía dưới. Lấy g = 10m/s2, p2 = 10. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên. Chọn gốc thời gian lúc vật được truyền vận tốc. a) Tính độ cứng của lò xo. Viết phương trình dao động của vật nặng. Tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 5 Câu 1 (2 điểm) : Nêu nội dung của phương pháp véc tơ quay của Frexnen. Câu 2 (3 điểm) : Nêu định nghĩa sóng cơ, phân loại sóng và hai định nghĩa bước sóng. Câu 3 (2 điểm) : Trong cùng một khoảng thời gian và ở cùng một nơi trên Trái Đất một con lắc đơn thực hiện được 60 dao động. Tăng chiều dài của nó thêm 44cm thì trong cùng khoảng thời gian đó, con lắc thực hiện được 50 dao động. Tính chiều dài ban đầu của con lắc. Câu 4 (3 điểm) : Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm một vật nặng khối lượng m gắn vào lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 400N/m. Chọn trục toạ độ trùng với trục của lò xo, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng. Từ vị trí cân bằng truyền cho vật vận tốc vo = 0,3pm/s theo chiều cùng chiều với chiều dương của trục toạ độ thì thấy vật nặng dao động điều hoà với chu kỳ T = 2s. Lấy p2 = 10. a) Tính khối lượng của vật nặng. b) Viết phương trình dao động của vật nặng. Chọn gốc thời gian lúc vật được truyền vận tốc. c) Tính thế năng, động năng và vận tốc của vật lúc nó có li độ x = 20cm. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 6 Câu 1 (2 điểm) : Nêu định nghĩa, nguyên nhân và ý nghĩa thực tiễn của dao động cơ tắt dần. Câu 2 (3 điểm) : Trình bày sự tổng hợp 2 dao động điều hoà cùng phương cùng tần số. Câu 3 (2 điểm) : Một nguồn phát sóng tại A trong môi trường đàn hồi phát ra sóng có phương trình dao động là uA = 5sinpt (cm). Sau 2s sóng truyền được quảng đường 2m. Coi năng lượng sóng cơ bảo toàn khi truyền đi. Tính vận tốc truyền sóng, bước sóng và lập phương trình dao động tại điểm M cách A 2,5m. Câu 4 (3 điểm) : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng khối lượng 400g treo vào lò xo có khối lượng không đáng kể có chiều dài tự nhiên 20cm. Ở vị trí cân bằng lò xo có chiều dài 24cm. Đưa vật nặng lên theo phương thẳng đứng cách vị trí cân bằng 3cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hoà. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Chọn gốc thời gian lúc vật được truyền vận tốc. Cho g = 10m/s2, p2 = 10. Tính độ cứng của lò xo. Viết phương trình dao động của vật nặng. Tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 7 Câu 1 (2 điểm) : Nêu định nghĩa, đặc điểm của dao động cơ cưởng bức. Câu 2 (3 điểm) : Nêu định nghĩa dao động điều hoà và các đại lượng li độ, biên độ, chu kỳ, tần số, tần số góc của dao động điều hoà. Câu 3 (2 điểm) : Khi con lắc đơn có chiều dài l1, l2 (l1 > l2) có chu kỳ dao động tương ứng là T1, T2 và tại nơi có gia tốc trọng truờng là g = 10m/s2. Biết tại nơi đó, con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 có chu kỳ dao động là 2,7s và con lắc đơn có chiều dài l1- l2 có chu kỳ dao động là 0,9s. Tính l1, l2. Câu 4 (3 điểm) : Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng m = 200g gắn vào lò xo có độ cứng k. Chọn trục toạ độ trùng với trục của lò xo, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng. Kéo vật nặng về phía chiều dương của trục toạ độ, cách vị trí cân bằng 2cm và truyền cho nó vận tốc 20cm/s theo chiều ngược với chiều dương của trục toạ độ thì vật nặng dao động điều hoà và thực hiện được 20 dao động trong thời gian 6,28giây. Chọn gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động. Lấy p2 = 10. Tính độ cứng của lò xo. Viết phương trình dao động của vật nặng. Xác định vị trí mà thế năng bằng 3 lần động năng và tính vận tốc của vật ở vị trí đó. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 8 Câu 1 (2 điểm) : Nêu và giải thích sự hình thành sóng nước. Câu 2 (3 điểm) : Nêu cấu tạo và lập phương trình dao động của con lắc lò xo. Câu 3 (2 điểm) : Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà với các phương trình : x1 = 2cos10pt (cm) và x2 = 2sin10pt (cm). Viết phương trình dao động tổng hợp. Câu 4 (3 điểm) : Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng m = 100g gắn vào lò xo có độ cứng 40N/m và được treo thẳng đứng. Chọn trục toạ độ theo phương thẳng đứng, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Kéo vật nặng theo phương thẳng đứng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng một đoạn 10cm rồi thả cho nhẹ nhàng cho vật nặng dao động điều hoà. Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu thả cho vật dao động. Tính chu kỳ dao động. Viết phương trình dao động. Tính vận tốc của vật lúc nó có li độ x = 5cm và lúc nó đi qua vị trí cân bằng. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 9 Câu 1 (2 điểm) : Tại sao nói quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng ? Câu 2 (3 điểm) : Nêu cấu tạo và lập phương trình dao động của con lắc đơn. Câu 3 (2 điểm) : Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà với các phương trình : x1 = 3sin4pt (cm) và x2 = 3cos10pt (cm). Viết phương trình dao động tổng hợp. Câu 4 (3 điểm) : Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m = 400g treo vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Kéo vật nặng xuống phía dưới, cách vị trí cân bằng 5cm và truyền cho nó vận tốc 20pcm/s hướng lên thì vật nặng dao động điều hoà và thực hiện được 10 dao động trong thời gian 5giây. Cho g = 10m/s2, p2 = 10. Tính độ cứng của lò xo. Viết phương trình dao động của vật nặng. Xác định vị trí mà ở đó thế năng bằng nữa động năng và tính vận tốc của vật ở vị trí đó. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 10 Câu 1 (2 điểm) : Sóng âm, siêu âm, hạ âm là gì ? Chúng giống và khác nhau ở điểm nào ? Câu 2 (3 điểm) : Trình bày mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hoà. Câu 3 (2 điểm) : Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà với các phương trình : x1 = 127sin20pt (mm) và x2 = 127sin(20pt - )(mm). Viết phương trình dao động tổng hợp. Câu 4 (3 điểm) : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m gắn vào lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 100N/m. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương từ trên xuống. Kéo vật nặng xuống về phía dưới, cách vị trí cân bằng 5cm và truyền cho nó vận tốc 20pcm/s theo chiều từ trên xuống thì vật nặng dao động điều hoà với tần số 2Hz. Chọn gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động. Cho g = 10m/s2, p2 = 10 Tính khối lượng vật nặng. Viết phương trình dao động của vật nặng. Tính vận tốc của vật lúc nó có li độ x = 5cm và vận tốc cực đại của vật. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 LẦN 1 – ĐỀ 11 Câu 1 (2 điểm) : Vận tốc âm phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Thế nào là ngưỡng nghe, ngưỡng đau và miền nghe được ? Câu 2 (3 điểm) : Trình bày sự biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà. Câu 3 (2 điểm) : Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hoà cùng phương cùng tần số f = 10Hz, có biên độ và pha ban đầu lần lượt là A1 = 8cm, A2 = 6cm, j1 = 30o, j2 = 60o. Viết phương trình dao động tổng hợp. Câu 4 (3 điểm) : Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng m gắn vào lò xo xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 200N/m. Chọn trục toạ độ trùng với trục của lò xo, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng. Kéo vật nặng về phía chiều dương của trục toạ độ, cách vị trí cân bằng 3cm và truyền cho nó vận tốc 60cm/s theo chiều cùng chiều với chiều dương của trục toạ độ thì vật nặng dao động điều hoà và thực hiện được 20 dao động trong thời gian 6,28giây. Chọn gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động. Tính khối lượng của vật nặng. Viết phương trình dao động của vật nặng. Tính thế năng, động năng và vận tốc của vật nặng lúc nó có li độ 4cm.

File đính kèm:

  • docKT 1tiet tu luan lan 1.doc
Giáo án liên quan