Đề kiểm tra một tiết lớp 10 nâng cao (bài số 2)

Câu 1 : Chọn đáp án SAI? Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là

 A. hợp lực của ba lực phải bằng 0.B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

 C. ba lực phải đồng phẳng, đồng quy và có hợp lực bằng 0.

 D. ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng.

Câu 2: Ngẫu lực là:

A. hai lực có giá song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau.

B. hai lực có giá không song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau.

C. hai lực có giá song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau.

D. hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, nhưng có giá khác nhau và cùng tác dụng vào một vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra một tiết lớp 10 nâng cao (bài số 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT LỚP 10 NÂNG CAO (BÀI SỐ 2) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 : Chọn đáp án SAI? Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là A. hợp lực của ba lực phải bằng 0.B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. C. ba lực phải đồng phẳng, đồng quy và có hợp lực bằng 0. D. ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng. Câu 2: Ngẫu lực là: hai lực có giá song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau. hai lực có giá không song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau. hai lực có giá song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau. hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, nhưng có giá khác nhau và cùng tác dụng vào một vật. Câu 3: Một quyển sách được đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Cặp lực trực đối cân bằng trong trường hợp này là : Trọng lực tác dụng lên quyển sách và trọng lực tác dụng lên bàn . Trọng lực tác dụng lên quyển sách và phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách . Lực nén của quyển sách tác dụng lên mặt bàn và phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách. Lực nén của quyển sách tác dụng lên mặt bàn và trọng lượng của quyển sách. Câu 4: Một thanh chắn đường dài 7,8m, có trọng lượng 2100N có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh cân bằng nằm ngang? A. 100N B. 200N C. 300N D. 400N Câu 5: Thanh BC nhẹ, gắn vào tường nhờ bản lề C. Đầu B treo vật nặng có khối lượng m = 4kg và được giữ cân bằng nhờ dây treo AB. Cho AB = 30cm, AC = 40cm. Lực căng dây AB có giá trị: A. 30N B. 40N C. 50N D. 60N Câu 6: Chọn câu SAI. A. Đơn vị động năng là: W.s B. Đơn vị động năng là: kg.m/s2 C. Đơn vị động năng là đơn vị công D. Công thức tính động năng: Câu 7: Chọn câu SAI. A. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không. B. Công của lực phát động dương vì 900 > a 00. C. Công của lực cản âm vì 900 < a 1800. D. Vật dịch chuyển trên mặt phẳng nghiêng công của trọng lực bằng không. Câu 8: Khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất A. Thế năng bằng động năng. B. Thế năng đạt giá trị cực đại. C. Động năng đạt giá trị cực đại. D. Cơ năng bằng không Câu 9: Công thức tính thế năng của lực đàn hồi là: A. Wt = ½ kx2 B. Wt = mv2 /2 C. Wt = ½ kx D. Wt = kx2 Câu 10: Hai vật cùng khối lượng, chuyển động cùng tốc độ, nhưng một theo phương nằm ngang và một theo phương thẳng đứng. Hai vật sẽ có A. cùng động năng và cùng động lượng. B. động năng khác nhau nhưng có động lượng như nhau. C. động năng và động lượng đều khác nhau. D. cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau Câu 11: Nếu khối lượng vật không đổi, nhưng vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ A. tăng 2 lần B. giảm 2 lần C. tăng 4 lần D. giảm 2 lần Câu 12: a1 và a2 là các bán trục lớn của quỹ đạo elip; T1 và T2 là các chu kì quay của hai vệ tinh quanh một hành tinh. Nếu a1 = 4a2 thì T1 bằng bao nhiêu T2: A. T1 = 2T2 B. T1 = 2,52T2 C. T1 = 8T2 D. T1 = 16T2 Câu 13: Một vật có khối lượng 20kg chuyển động với vận tốc 40cm/s thì động lượng của vật (kgm/s) là: A. 800kgm/s. B. 8kgm/s. C. 500kgm/s. D. 5kgm/s. Câu 14: Một viên đạn khối lượng m = 40g bay ngang với vận tốc v1 = 80m/s xuyên qua một bao cát dày 40cm. Lực cản trung bình của bao cát tác dụng lên viên đạn là FC = -315N. Sau khi ra khỏi bao đạn có vận tốc là: A. 10m/s B. 15m/s C. 20m/s D. 30m/s Câu 15: Một vật có khối lượng 300g trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng không từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng. Biết đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 2m so với chân mặt phẳng. Sau khi đi được 2/3 quãng đường thì hiệu số giữa động năng và thế năng của vật là: A. 90J B. 2000J C. 2J D. 4J II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN Câu 1 Momen của lực là gì? Hãy nêu ra cách xác định momen của một lực biết trước đối với một trục quay biết trước? Một chiếc cầu bập bênh dài MN 3m có khối lượng không đáng kể có thể quay quanh trục đi qua điểm O trên cầu sao cho MO = 2NO. Một em bé nặng 20kg đang ngồi ở đầu N, cần phải để một em bé khác có khối lượng là bao nhiêu ngồi ở đầu M để cầu bập bênh nằm thăng bằng? Câu 2. Một vật có khối lượng m = 2kg được đặt tại đỉnh M của một mặt phẳng nghiêng có chiều dài l = 2,5m. Biết rằng mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc a = 300. lấy g = 10m/s2. Xác định cơ năng của hệ. Thả cho vật trượt từ trạng thái nghỉ, bỏ qua ma sát hãy xác định tốc độ của vật tại chân mặt phẳng nghiêng (điểm N) Thực tế, do ma sát của vật với mặt phẳng nghiêng nên người ta đo được tốc độ của vật ở chân mặt phẳng nghiêng bằng 4m/s. Hãy tính lực ma sát trung bình tác dụng lên vật

File đính kèm:

  • docKIEM TRA 45 PHUT 10 NANG CAO TIET 1 HOC KY II.doc