Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 17 – Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song (2 tiết)

I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Nêu được định nghĩa vật rắn và giá của lực

· Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy

· Phát biểu được điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song

2. Kỹ năng

· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập

· Xác định được trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm

· Vận dụng được các điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy để giải các bài tập như trong bài

II – CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

· Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học

· Các thí nghiệm như sgk

· Các tấm mỏng, phẳng bằng nhôm, hay nhựa cứng

2. Học sinh

· Ôn lại quy tắc hình bình hành và điều kiện cân bằng cho một chất điểm

· Tham khảo trước bài học mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 17 – Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 – CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN BÀI 17 – CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ BA LỰC KHÔNG SONG SONG (2 tiết) Ngày soạn: 30/11 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nêu được định nghĩa vật rắn và giá của lực Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy Phát biểu được điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song 2. Kỹ năng Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập Xác định được trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm Vận dụng được các điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy để giải các bài tập như trong bài II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học Các thí nghiệm như sgk Các tấm mỏng, phẳng bằng nhôm, hay nhựa cứng 2. Học sinh Ôn lại quy tắc hình bình hành và điều kiện cân bằng cho một chất điểm Tham khảo trước bài học mới III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Tiết 1 Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài Trả lời câu hỏi của giáo viên Nhận xét câu trả lời của bạn Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài Nêu câu hỏi: Nhắc lại quy tắc hình bình hành Nêu điều kiện cân bằng cho chất điểm Gọi học sinh trả lời Nhận xét, cho điểm Hoạt động 2: Xác định điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Đọc sgk, quan sát thí nghiệm và trả lời C1 So sánh với trường hợp cân bằng của chất điểm Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực Bố trí thí nghiệm hình 17.1 Gợi ý so sánh vật rắn và chất điểm Nêu khái niệm vật rắn Lưu ý khái niệm giá của lực Hoạt động 3: Xác định trọng tâm của vật mỏng phẳng bằng phương pháp thực nghiệm Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Nhắc lại khái niệm trọng tâm Xác định các lực tác dụng lên vật treo trên sợi dây Xác định giá của trọng lực Tìm phương án xác định trọng tâm của vật bằng thực nghiệm Làm việc nhóm, xác định trọng tâm của một số vật phẳng có hình dạng khác nhau Nêu câu hỏi về trọng tâm Treo một vật mỏng, phẳng trên sợi dây Gợi ý: giá của trọng lực đi qua trọng tâm Hướng dẫn áp dụng điều kiện cân bằng Hoạt động : Vận dụng & củng cố bài học Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk Giải bài tập 1, 2 sgk Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó Nhận xét câu trả lời của học sinh Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học Hoạt động : Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Ghi câu hỏi và bài tập về nhà Ghi những chuẩn bị cho bài sau Nêu câu hỏi và bài tập Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo Tiết 2 Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài Trả lời câu hỏi của giáo viên Nhận xét câu trả lời của bạn Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài Nêu câu hỏi: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực Gọi học sinh trả lời Nhận xét, cho điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Đọc sgk, quan sát thí nghiệm và trả lời C3 Xác định các đặc điểm của lực tổng hợp thay thế cho các lực thành phần Nhận xét về quan hệ giữa lực tổng hợp và các lực thành phần Bố trí thí nghiệm như hình 17.5 Hướng dẫn: vận dụng điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của trọng lực và lực tác dụng Nêu và phân tích quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy Hoạt động 3: Vận dụng đkcb của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song Giải bài tập ví dụ Hướng dẫn: từ quan hệ giữa lực tổng hợp và các lực thành phần trong thí nghiệm Hướng dẫn: phân tích các lực tác dụng và áp dụng điều kiện cân bằng cho quả cầu Hoạt động : Vận dụng & củng cố bài học Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk Giải bài tập 1, 2 sgk Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó Nhận xét câu trả lời của học sinh Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học Hoạt động : Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Ghi câu hỏi và bài tập về nhà Ghi những chuẩn bị cho bài sau Nêu câu hỏi và bài tập Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo IV. Nội dung trọng tâm Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy, hợp lực của hai lực phải bằng lực thứ ba Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy: muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy, trước hết ta phải trượt hai véctơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực

File đính kèm:

  • docbai 17-cb cua 1 vat chiu td cua 2 luc (2 tiet).doc