Đề tài Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên để thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục môn hóa học trung học cơ sở năm 2012

Trong việc giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức hoá học cơ bản, góp phần quan trong trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông.

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn hóa học THCS điều nhất thiết là mỗi giáo viên cũng phải suy nghĩ làm sao cho học sinh mình yêu thích bộ môn, chất lượng học tập bộ môn được nâng dần lên và có hiệu quả cao. Chính vì vấn đề trên nên tôi xin nêu vài quan niệm nhận thức của mình về “Nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường THCS”

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên để thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục môn hóa học trung học cơ sở năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁO VIÊN ĐỂ THÚC ĐẨY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MÔN HÓA HỌC THCS NĂN 2012 I. QUAN NIỆM VÀ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ: Trong việc giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức hoá học cơ bản, góp phần quan trong trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn hóa học THCS điều nhất thiết là mỗi giáo viên cũng phải suy nghĩ làm sao cho học sinh mình yêu thích bộ môn, chất lượng học tập bộ môn được nâng dần lên và có hiệu quả cao. Chính vì vấn đề trên nên tôi xin nêu vài quan niệm nhận thức của mình về “Nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường THCS” II, VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ PPCT VÀ SGK HÓA HỌC THCS A- ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CỦA MÔN HÓA HỌC LỚP 8 , LỚP 9. Ưu điểm: - Nội dung chương trình phù hợp tâm sinh lý của học sinh, cập nhật tính hiện đại và sát thực tiễn của Việt nam - Phân chia số tiết lý thuyết, luyện tập, thực hành như vậy là hợp lí. - Sắp xếp hợp lí các mạch kiến thức, mức độ thể hiện của chương trình phù hợp đổi mới phương pháp dạy học. Nhược điểm: - Phân phối chương trình chưa hợp lý giữa các tiết dạy luện tập với tiết kiểm tra. Kiến nghị: - Sắp xếp lại phân phối chương trình cho phù hợp giữa các tiết luyện tập, ôn tập với tiết kiểm tra. Vì hiện nay trong phân phối chương trình một số tiết kiểm tra rồi mới đến tiết luyện tập, ôn tập. A1 – ĐÁNH GIÁ SGK CỦA MÔN HÓA HỌC 8: Cách trình bày của sách giáo khoa: Ưu điểm: Trình bày rõ, đẹp, cấu trúc hợp lý. Ngôn ngữ trình bày trong sáng, dễ hiểu, dấu hiệu phân biệt chương bài rõ ràng. Gía cả sách hợp lý. Nhược điểm: Kênh hình, kênh chữ chưa phù hợp với thực tế thí nghiệm. Thứ tự gọi tên hình chưa khoa học Nội dung sách giáo khoa: Ưu điểm: Mức độ thể hiện đúng mục tiêu và yêu cầu của chương trình bộ môn. Đảm bảo tính chính xác, hiện đại và cập nhật kiến thức. Cân đối giữa lý thuyết và thực hành vận dụng kiến thức Nhược điểm Nội dung chưa phù hợp với tình hình cơ sở vật chất dạy học của địa phương. Một số bài quá dài so với thời lượng dạy học. Cuối năm nên có bài ôn tập để giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức cho việc ôn tập hè, chủân bị học lớp 9. Cụ thể đóng góp chỉnh lý như sau: Bài – trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lý 2/7 Màu của các chất lỏng trong hình đều màu xanh Màu của các chất lỏng trong hình đúng màu của chất thực tế 24/81 Hình ảnh ngọn lửa lưu huỳnh, phôt pho cháy màu xanh. Cháy sinh ra khói vàng 28/95 Hình 4.7 c ngọn lửa vẫn cháy Ngọn lửa tắt 32/110 Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử Sự tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử 37/126 Phân phối chương trình 2 tiết Phân phối chương trình 3 tiết 40/135 Hình 6.2 dung dịch xăng và dầu ăn có màu xanh Hình 6.2 dung dịch xăng và dầu ăn không có màu 6/22 Có 6 hình 1.9 -> 1.14 Gọi 6.1 -> 6.6, khi gọi tên nên có số bài trước, dễ tìm hơn so với gọi số thứ tự của chương. A2 – ĐÁNH GIÁ SGK CỦA MÔN HÓA HỌC 9: Cách trình bày của sách giáo khoa: Ưu điểm: Trình bày rõ, đẹp, cấu trúc hợp lý. Ngôn ngữ trình bày trong sáng, dễ hiểu, dấu hiệu phân biệt chương bài rõ ràng. Gía cả sách hợp lý. Nhược điểm: Kênh hình, kênh chữ chưa phù hợp với thực tế thí nghiệm. Thứ tự gọi tên hình chưa khoa học Nội dung sách giáo khoa: Ưu điểm: Mức độ thể hiện đúng mục tiêu và yêu cầu của chương trình bộ môn. Đảm bảo tính chính xác, hiện đại và cập nhật kiến thức. Cân đối giữa lý thuyết và thực hành vận dụng kiến thức Nhược điểm Nội dung chưa phù hợp với tình hình cơ sở vật chất dạy học của địa phương. Một số bài quá dài so với thời lượng dạy học. Cụ thể đóng góp chỉnh lý như sau: Bài – trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lý 2/7 Hình ảnh ống nghiệm dd Ca(OH)2 Hình ảnh ống nghiệm dd Ca(OH)2 vẩn đục. 15/46 Và 16/49 Tính chất vật lý của kim loại Tính chất hóa học của kim loại Nên dành bài 15 làm mục nhỏ trong bài “ tính chất của kim loại “ và chia bài này thành 2 tiết. vì t/c vật lý của kim loại đã học kĩ bên vật lý rồi. 24/71 Trước tiết kiểm tra kì 1 là 5 tiết Nên chuyển sang sau bài 28/85 45/140 Sách giáo khoa ghi 2 tiết, phân phối chương trình ghi 1 tiết Giữ nguyên 2 tiết như sgk. PPCT/9 Tiết 48 kiểm tra 1 tiết Chuyển sang sau bài luyện tập chương 4. PPCT/10 Tiết 57 kiểm tra 1 tiết Chuyển sang sau bài luyện tập RƯỢU, AXITAXETIC.. B– ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH, SGK. ƯU ĐIỂM Nội dung chương trình phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, sách giáo khoa đảm bảo hệ thống, trình bày đẹp. NHƯỢC ĐIỂM: - Sách giáo kho lớp 8 còn nhiều sai sót về kênh hình, chưa đúng màu sắc thực tế. nội dung chương trình còn quá nặng với học sinh vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: Thiếu hóa chất, dụng cụ. Nếu có thì không đảm bảo chất lượng, mau hỏng hoặc không sử dụng được. Không có thiết bị an toàn cho các thí nghiệm sinh ra chất độc hại. Phần lớn các đơn vị trường học chưa có phòng chức năng và cán bộ thiết bị. C- ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: Cung cấp đủ hóa chất, dụng cụ dạy học đảm bảo chất lượng. Trên các lọ đựng hóa chất cần có niên hạn sử dụng. Các dụng cụ đo lường đảm bảo chính xác, đồng bộ. Mỗi đơn vị trường phải có phòng chức năng, đảm bảo khoa học và an toàn. III, VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH KHI HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC. A. THỰC TẾ VỀ VIỆC HỌC MÔN HÓA CỦA HỌC SINH Đối với học sinh ở bậc THCS bộ môn hoá học là bộ môn quá khó, thời gian học chỉ có 2 năm lớp 8 và 9, các em rất ngán học bộ môn. - Thực tế giảng dạy và kiểm tra ở học sinh các khối lớp 8 và 9 cho thấy còn nhiều học sinh chưa tiếp thu tốt bài giảng của thầy cô, chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình. - Thực tế trên có một vài nguyên nhân như sau: + Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của bộ môn Hóa học chưa cao. Các em thường thấy rằng môn Hóa học không quan trọng lắm so các môn Văn, Tóan, Tiếng Anh. + Yêu cầu của các bài học đòi hỏi học sinh phải nắm các kiến thức cơ bản. Nếu các em đã không tiếp thu tốt bài cũ thì sẽ không thể hiểu bài mới. Và khi để lỗ hổng kiến thức này rộng hơn thì các em càng thêm chán học môn Hóa học. + Còn những tiết học chưa thực sự thu hút học sinh. Giáo viên vì áp lực dạy hết bài, hết chương trình nên chưa quan tâm đúng mức đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh. B. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở MÔN HÓA HỌC - Việc áp dụng thành công phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ từ phía Nhà trường, giáo viên và học sinh. Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực gặp phải những khó khăn cơ bản như sau: * Khó khăn về cơ sở vật chất của Nhà trường: Đa số các phòng học vẫn chỉ có bảng, phấn, bàn ghế chưa phù hợp với mô hình lớp hoạt động thảo luận nhóm. Chưa có phòng chức năng phù hợp, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy không đầy đủ, không có thiết bị như: đèn chiếu đa năng…. * Khó khăn từ phía người dạy: Muốn áp dụng phương pháp dạy học tích cực, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải tự học. Đối với một số giáo viên hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng gặp không ít khó khăn. Vì chưa qua học tin học hoặc có học nhưng chưa sử dụng máy tính thành thạo. - Trong quá trình giảng dạy có đổi mới kiểm tra nhưng cách đánh giá, chấm bài còn sơ lược, hạn chế trong việc chỉnh sửa bài của học sinh. - Chưa phát huy hết mục đích ý nghĩa của tiết dự giờ thăm lớp, thao giảng thường mang tính đối phó làm sao cho đủ số tiết dự đã quy định. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng tự học và tự đọc cho học sinh. * Khó khăn về phía học sinh: Đại bộ phận còn ỷ lại, thụ động dựa dẫm vào thầy cô, chỉ quen học vẹt, ít tư duy, học tủ, học lệch, hạn chế về việc vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập, cách trình bày một bài toán. Khi làm kiểm tra tên lớp chỉ trông nhờ vào bài làm của bạn để quay cóp. - Phương pháp học tập còn nhiều hạn chế, phần lớn học theo kiểu thụ động, thiếu tư duy sáng tạo, máy móc, rập khuôn, thờ ơ trong học tập, chưa biết bố trí và phân phối thời gian cho việc học và thư giãn hợp lý. Thiếu tinh thần tự học. Nhiều em nhận thức chưa đúng về môn học cho đây là môn học không quan trọng. - Học sinh bị hổng kiến thức, không đủ khả năng theo kịp chương trình nên có tâm lý “phó thác”, khả năng tiếp thu kiến thức yếu. - Một bộ phận học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà xa trường, điều kiện đi lại vất vả nên còn mặc cảm và ngại tham gia các hoạt động phong trào và ngoại khoá - Do không đọc đề kĩ, không tóm tắt được đề bài dẫn đến kỹ năng phân tích đề bài để chọn các công thức có liên quan để giải bài tập rất hạn chế. C. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN 1. Về phía giáo viên: - Thiết kế được những giáo án phù hợp với đối tượng học sinh, kiến tạo được nhiều thời gian, tạo mọi điều kiện nâng cao hoạt động nhận thức cho học sinh. - Thường xuyên học tập, nghiên cứu, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao năng lực của bản thân. - Về phương pháp cần phải đổi mới hơn nữa, áp dụng nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm kích thích tinh thần tích cực học tập. Nhất là hoạt động nhóm để thực hành trên lớp. - Cần có biện pháp hướng dẫn học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu - Thực hiện nghiêm túc tất cả các hình thức kiểm tra từ khâu kiểm tra bài cũ đến 15 phút, 1 tiết và thi học kỳ - Thường xuyên truy bài tạo thói quen học tập hàng ngày cho học sinh. - Phát huy khả năng tư duy của học sinh từ thấp đến cao, tránh hình thức học thuộc lòng máy móc. - Đặc biệt cần dành thời gian cho học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài tập, kỹ năng thực hành, vận dụng. - Tăng cường những tiết dự giờ thăm lớp để học tập, trao đổi kinh nghiệm. - Trong những lần họp tổ, cần đưa ra những vướn mắc về chuyên môn để kịp thời tháo gỡ. 2. Về phía học sinh: - Trước hết các em phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học. Cần rèn luyện nhiều hơn nữa kĩ năng làm bài tập, tham gia vào việc hoạt động nhóm nhất là việc thực hành thí nghiệm để khắc sâu kiến thức. - Phải tuân theo mọi hướng dẫn trong các hoạt động trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài ở nhà. - Biết cách tự học, tự đọc sách tham khảo nhiều hơn - Không được học tập một cách máy móc, tự động, không được dựa dẫm vào sách giải bài tập. D. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Đối với Nhà trường - Cần giảm bớt thời gian hội họp mang tính thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên chuyên tâm lo công tác chuyên môn. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Ban Giám hiệu có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho giáo viên. 2. Đối với Tổ chuyên môn - Tăng cường thời gian cho việc trao đổi kiến thức và phương pháp dạy cho từng bài. - Trao đổi cách cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy của bộ môn. - Ngoài những buổi họp tổ, cần có những buổi họp nhóm theo từng khối để tháo gỡ những vướng mắc về chuyên môn. - Cần có sự thống nhất cách dạy cho từng bài, từng mảng kiến thức. Trên đây là những nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học, rất mong được sự đóng góp chân tình của quý thầy cô. Y Tý , ngày 21 tháng 11 năm 2012 Người viết Nguyễn Thành Nam

File đính kèm:

  • docTHAM LUẬN.doc