Đề tài : Phương pháp truyền thụ môn văn cho học sinh nhiều trình độ khác nhau - Học sinh lớp 10

Hiện nay Đảng và nhà nước đang tích cực thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bộ môn văn trong trường THPT la một bộ môn có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên phải nhìn nhận đây là một bộ môn khó nắm bắt. Mặt khác do tâm lí học sinh không thích học môn văn, thụ động trong tiếp thu, giáo viên lại rập khuôn theo phương pháp thuyết giảng cũ, nhiều tiết học lượng kiến thức truyền tải lớn, học sinh khó tiếp thu, đặc biệt là các em yếu. Tiết học không thực sự thành công.

Thực tế trong giảng dạy một số giáo viên chỉ quan tâm đến bộ phận các em xung phong phát biểu xây dựng bài và nắm bắt kết quả tiết dạy một cách chủ quan thông qua đối tượng này. Đây thường là những em khá giỏi, khả năng nắm bắt bài nhanh, luôn tích cực trong học tập. còn lại là đại bộ phận các em khác thụ động tiếp thu kiến thức từ giáo viên, các em có trình độ yếu, không xung phong trong giờ học, hiểu bài chậm, ít được giáo viên quan tâm, có thái độ chán nản với môn học.

Vấn đề đặt ra cho người giáo viên là phải luôn tìm tòi, định hướng nhiều phương pháp giảng dạy để qua đó các em với nhiều trình độ khác nhau như giỏi, khá, trung bình, yếu đều có thể tích cực phát biểu xây dựng bài, chủ động đọc hiểu tác phẩm, kích thích hứng thú của các em trong việc học tác phẩm văn học.

Từ đó tôi đã cố gắng tìm tòi, thể nghiệm một phương pháp tổ chức tiết học bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi giúp các em có nhiều trình độ khác nhau cũng có thể trả lời được, đóng góp ý kiến của mình trong bài học. Đây là một tài liệu tham khảo và tôi cũng rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các bạn để phương pháp này được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài : Phương pháp truyền thụ môn văn cho học sinh nhiều trình độ khác nhau - Học sinh lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A, PHẦN MỞ ĐẦU I, Lí do chọn đề tài: Hiện nay Đảng và nhà nước đang tích cực thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bộ môn văn trong trường THPT la một bộ môn có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên phải nhìn nhận đây là một bộ môn khó nắm bắt. Mặt khác do tâm lí học sinh không thích học môn văn, thụ động trong tiếp thu, giáo viên lại rập khuôn theo phương pháp thuyết giảng cũ, nhiều tiết học lượng kiến thức truyền tải lớn, học sinh khó tiếp thu, đặc biệt là các em yếu. Tiết học không thực sự thành công. Thực tế trong giảng dạy một số giáo viên chỉ quan tâm đến bộ phận các em xung phong phát biểu xây dựng bài và nắm bắt kết quả tiết dạy một cách chủ quan thông qua đối tượng này. Đây thường là những em khá giỏi, khả năng nắm bắt bài nhanh, luôn tích cực trong học tập. còn lại là đại bộ phận các em khác thụ động tiếp thu kiến thức từ giáo viên, các em có trình độ yếu, không xung phong trong giờ học, hiểu bài chậm, ít được giáo viên quan tâm, có thái độ chán nản với môn học. Vấn đề đặt ra cho người giáo viên là phải luôn tìm tòi, định hướng nhiều phương pháp giảng dạy để qua đó các em với nhiều trình độ khác nhau như giỏi, khá, trung bình, yếu đều có thể tích cực phát biểu xây dựng bài, chủ động đọc hiểu tác phẩm, kích thích hứng thú của các em trong việc học tác phẩm văn học. Từ đó tôi đã cố gắng tìm tòi, thể nghiệm một phương pháp tổ chức tiết học bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi giúp các em có nhiều trình độ khác nhau cũng có thể trả lời được, đóng góp ý kiến của mình trong bài học. Đây là một tài liệu tham khảo và tôi cũng rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các bạn để phương pháp này được thực hiện một cách hiệu quả nhất. II, Ý nghĩa của đề tài Với lí do trình bày trên đề tài mà tôi nghiên cứu mong muốn đưa ra một phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi thông qua một số tiết học nhất định nhằm thu hút sự đóng góp của tất cả các em trong lớp học. III, Đối tượng và phạm vi áp dụng. Học sinh lớp 10 ban khoa học tự nhiên (KHTN), trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. B, PHẦN NỘI DUNG. I, Cơ sở lí luận của vấn đề. Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Theo ông Nguyễn Minh Hiển Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo “Đổi mới phương pháp dạy học trước hết cần đòi hỏi sự nổ lực của giáo viên…” Nói cách khác giáo viên chính là trung tâm của quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng chỉ đạo của chính phủ là “ Hoạt động đổi mới chỉ thành công khi giáo viên có động lực hoạt động chuyển hóa từ ý chí trở thành tình cảm, tinh thần trách nhiệm đối với học sinh và đối với nghề”. Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập, giáo viên tiếp nhận thông tin phản hồi từ đánh giá nhận xét của học sinh về phương pháp dạy học của mình. Học sinh tiấp thu kiến thức khi được vận dụng, trao đổi suy nghĩ, chính kiến của mình. Người phương Đông có câu “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”, kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy “ Nhờ 5% kiến thức qua đọc tài liệu, thụ động nghe giảng nhớ 15% kiến thức, quan sát nhớ 20 %, nghe nhìn nhớ 25 %, thảo luận nhớ 55%, trực tiếp tham gia đạt tới 75 %, giảng lại cho người khác nhớ đến 90 %””. Nghiên cứu cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Một nhà giáo kinh nghiệm lâu năm đã nhận xét “Hãy nhìn vào đôi mắt học trò, chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết vô bờ bến. chúng mong đợi được các thầy cô truyền thụ cho cách tự phát hiện chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên đơn giản và cũng khó quên nhất”. Đó là lí do vì sao chúng ta cần và nhanh chóng đổi mới tìm ra một phương pháp truyền đạt kiến thức hiệu quả nhất. II, Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 1, Khó khăn: Thời lượng một tiết day không đủ, chương trình nặng và quá ôm đồm. chính kế hoạch dạy học phân tiết cố định đến từng bài dạy, SGK, SGV…đã làm mài mòn tư duy đọc lập sáng tạo của người thầy. Mặt khác đối tượng học sinh THPT lớn, càng ngày các em càng ngại trong vấn đề phát biểu thể hiện ý kiến của mình vì sợ bị thầy cô bạn bè nhận xét đánh giá. 2, Thuận lợi: Hầu hết các giáo viên đều tâm huyết với nghề và luôn muốn tìm ra những phương pháp thiết thực để đổi mới qua trình dạy và học. III, Các biện pháp tiến hành cụ thể. Từ vấn đề trên cho thấy để đổi mới cần sự chủ động tích cực của học sinh trong tiết học. Không có gì khuyến khích điều đó tốt hơn một hệ thống câu hỏi hợp lí với nhiều mức độ khó dễ khác nhau để mọi học sinh ở nhiều trình độ đều có thể trả lời được. Từ sự đóng góp ý kiến của mình hoàn thiện bài học các em không những hiểu bài tốt mà còn hứng thú với vai trò của mình, yêu thích say mê môn học hơn. Tôi xin cụ thể phương pháp của mình thông qua một tiết học với đối tượng học sinh lớp 10 ban KHTN ( Gọi các em phát biểu xây dựng bài vừa dựa trên tinh thần xung phong vừa dựa vào chỉ định). Tiết : 89 + 90 THỰC HÀNH VỀ PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI Nội dung bài học Hệ thống câu hỏi Đối tượng cụ thể I, Luyện tập về phép điệp. 1, VD: a, Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra. - Yếu tố lặp lại: “ Nụ tầm xuân” - Nụ tầm xuân chỉ người con gái trẻ, đẹp, xuân sắc, chưa chồng. - “ Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc” Người con gái đã không còn như xưa, đã có chồng, có sự ràng buộc. - Qua đó cho thấy tâm trạng ngỡ ngàng, thất vọng, hụt hẫng của chàng trai. - Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng từ ngữ khác thì làm mất đi ý nghĩa. Nó không làm rõ được tâm trạng chàng tai cũng như hình tượng được xây dựng trong bài ca dao” nụ tầm xuân”. - Các từ lặp ở 4 câu ca dao cuối là “ Chim vào lồng”, “ cá cắn câu”. - Cách lặp như thế nhằm nhấn mạnh hịên thực đầy cay đắng của cô gái và hoàn cảnh nghiệt ngã, đầy bế tắc của chàng trai cũng như tâm trạng thất vọng của chàng. b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Có công mài sắt có nggày nên kim Bà con vì tổ vì tiên chứ không phải vì tiền vì gạo. - Yếu tố lặp: Gần - thì, có, vì - Cách lặp không phải là phép điệp mà chỉ lặp để tạo tính nhạc điệu, cân đối cho tục ngữ. - Chúng không chứa phép điệp. 2, Khái niệm: Phép điệp là hiện tượng lặp đi lặp lại một yếu tố vần, nhịp điệu, từ, cụm từ nhằm mục đích nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa cũng như xây dựng một hình tượng. 3, Mô hình: Gọi a là nhân tố có chứa phép điệp. ta có những mô hình sau: - a ,a , b, c, d - a, b, c, a, d, e II, Thực hành về phép đối: 1, VD: a, Chim có tổ người có tông. Đói cho sạch rách cho thơm Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững. b, Tiên học lễ diệt trò tham nhũng, Hậu hành văn trừ thói cửa quyền. c, Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nétngài nở nang Hoa cười ngọc thôt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da d, Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem thân thế hẹn tang bồng - Các yếu tố có sự cân xứng hài hòa: + Chim có tổ>< Người có tông. + Đói cho sạch>< Rách cho thơm. +Người có chí ắt phảo nên>< Nhà có nền ắt phải vững. + Tiên học lễ diệt trò tham nhũng đối với: Hậu hành văn trừ thói cửa quyền. - Vị trí cân xứng của các danh từ động từ, tính từ? + Danh từ: chim>< tông… + Tính từ: đói>< thơm… + Động từ: có>< trừ… - Ở ngữ liêu c, d có các cách đối sau: + Từ đối nhau: Hoa cười>< ngọc thốt. + Vế đối nhau: Khuôn trăng đầy đặn >< Nét ngài nở nang. + Câu đối nhau: Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Đối với: Trót đem thân thế hẹn tang bồng. - Tác dụng của phép đối: Tạo sự phong phú về ý nghĩa, thống nhất hài hòa về âm thanh, sự cân đôi, hoàn chỉnh dễ ghi nhớ. 2, Khái niệm: Phép đối là cách sắp xếp từ, cụm từ, câu theo vị trí cân xứng tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhằm mục đích tạo vẻ đẹp cân xứng hài hòa hoặc diễn đạt một ý nghĩa nào đó. 3, Mô hình: Gọi A, B, C và A’, B’, C’ là yếu tố có phép đối - Từ đối nhau: A><A’ - Vế đối nhau: A, B, C>< A’, B’, C’ - Câu đối nhau: A, B, C đối với A’, B’, C’. III, Luyện tập: - Nhờ phép đối, phép lặp tạo sự hài hòa cân đối về ý nghĩa nên dễ nhớ. - Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau. ( Truyện Kiều) Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. ( Truyện Kiều) Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc. Thuyền chở yên hà nặng vạy then. ( Thuật hứng - Nguyễn Trãi) Gợi ý: - Xuân về thôn xóm đẹp như xuân. - Nông dân cần cù với việc nông. - Mùa xuân cũ qua, buồn vui cũ, lo lắng cũ, nhiều thiếu sót cũ qua. Cho HS đọc VD Hệ thống câu hỏi nhằm xác định những bộ phận có chứa phép điệp và tác dụng của nó. Ch1: Trong 4 câu ca dao đầu xác định yếu tố được lặp đi lặp lại? Ch2: “Nụ tầm xuân” chỉ đối tượng nào? Ch3:“Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc” ám chỉ điều gì? Ch4”: GV làm rõ hai vế: V1: Nụ tầm xuân” Chàng trai đã biết sự thật chưa? V2:” …nở ra cánh biếc” nhận ra chưa? Ch5: Qua đó thể hiện tâm trạng gì của chàng trai? Ch6: Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng từ ngữ khác thì ý nghĩa của câu ca dao có mất đi không? Ch7: Trong 4 câu ca dao cuối có từ nào được lặp lại? Ch8: Cách lặp từ ở đây có ý nghĩa gì? Ch9: Xem VD b .Tìm các yếu tố lặp? Ch10: Cách lặp từ ở đây có dụng ý nghệ thuật không? Ch11: Vậy chúng có chứa phép điệp không? Ch12:Từ những ví dụ trên rút ra khái niệm về phép điệp? Ch13: Tìm VD về lặp vần, cũng là lặp thanh điệu: “Sương nương theo trăng ngưng lưng trời”. Ch13: GV đưa VD, yêu cầu học sinh xác định từ lặp, từ đó xây dựng mô hình? - Chiều, chiều rồi… - Gió đánh cành tre, gió dập cành tre. Cho HS đọc VD Hệ thống câu hỏi nhằm xác định những bộ phận có chứa phép đối và tác dụng của nó. Ch 1: Tìm trong ngữ liệu a, b các yếu tố có sự cân xứng hài hòa với nhau? Ch2: Phân tích vị trí cân đối của các danh từ, động từ, tính từ? Ch3: Trong các ngữ liệu c, d cách đối khác nhau như thế nào? Ch4: Nhận xét về vị trí đối nhau trong thanh điệu ở những từ ngữ thuộc vị trí 2, 4, 6 trong hai câu sau? Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ. T B T Người khôn người đến chốn lao xao. B T B Các từ này ở hai câu đối về thanh điệu với nhau. Ch5: Tìm sự khác nhau của hai vế đối? - Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. - Làn thu thủy, nét xuân sơn Vế 1: đối nghịch về ý nghĩa. Vế 2: Bổ trợ về ý nghĩa. Ch6: Phép đối có tác dụng gì? Ch7: Từ đó rút ra khái niệm về phép đối? Ch8: GV đưa ra ví dụ, yêu cầu học sinh xác định mô hình? - Một hai nghiêng nước, nghiêng thành. - Làn thu thủy, nét xuân sơn. - Ao sâu nước cả khôn chài cá. Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. Hệ thống câu hỏi phần luyện tập. Ch1: Vì sao tục ngữ dễ nhớ? Ch2: Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ? - Từ đối nhau? - Vế đối nhau? ( Xuất hiện nhiều trong Truyện Kiều) - Câu đối nhau? ( Là quy tắc bắt buộc trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở hai câu thực và luận) Ch3: HĐ1: Hoạt động nhóm. Tìm vế đối để đối lại các câu sau? - Tết đến cả nhà vui như tết. - Học sinh chăm chỉ trong bài học - Năm học mới đến, trường lớp mới, bạn bè mới, nhiều kiến thức mới đến. HĐ2:Kể chuyện Trạng Quỳnh và rút ra một số câu đối thú vị. Vd: Trời sinh ông Tú Cát Đất nứt con bọ hung HS: Y, TB. HS : TB, K HS: TB, K HS: K HS: K HS: TB,K HS: K, G HS: Y, TB HS: TB, K HS: Y, TB HS: Y, TB HS: Y, TB HS: T B, K HS: K, G HS: TB, K HS: Y, TB HS: Y, TB HS: TB, K HS: TB, K HS: TB, K HS: TB, K HS: TB, K HS: Y, TB HS: Y, TB HS: TB, K HS: Y, TB HS: TB, K HS mọi trình độ. ( Từ viết Tắt: HS ( Học sinh), Y ( yếu), TB ( Trung bình), K( khá), G ( giỏi). Sau khi hoàn thành tiết day tôi cho các em làm phiếu dánh giá tiết dạy với nội dung sau: Câu 1: Qua bài học vừa rồi em thấy mình nắm rõ phần nào? A, Phép điệp. B, Phép đối. C, Cả hai. D, Chưa hiểu rõ. Câu 2: Theo em đây là một bài: A, Dễ. B, Vừa tầm. C, Khó. Câu 3: Em có đóng góp gì cho bài dạy? Với 43 HS, kết quả thu được như sau: 13 HS hiểu rõ về phép điệp, 6 HS hiểu rõ về phép đối, 20 HS hiểu rõ cả hai phép tu từ và 4 HS thấy khó hiểu. 33 HS nhận thấy đây là bài vừa tầm, 8 học sinh thấy dễ và 2 học sinh thấy khó. Ở phần đóng góp các em đầu thể hiện nguyện vọng muốn được cung cấp thêm nhiều ví dụ để nắm bài vững hơn và vận dụng được vào thực tế. Các em cũng xác điịnh được để hiểu bài cần phải soạn bài, tập trung nghe giảng và đặc biệt là pháp biểu xây dựng bài. Qua đó có thể thấy phần lớn các em đều nắm vững kiến thức và nhận thấy là một bài vừa tầm. Mặt khác GV cũng biết được những phần các em còn thấy khó hiểu để giảng giải bổ sung. IV, Kết luận: Như vậy phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh nhiều trình độ khác nhau chính là cách mà người giáo viên đưa ra được hệ thống câu hỏi phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. mặt khác cần phải nắm được ý kiến phản hồi từ các em để bài giảng hoàn thiện hơn. người giáo viên luôn luôn phải có thái độ tôn trọng, động viên khuyến khích dù các em trả lời tốt hay không tốt phần câu hỏi của mình. Một tiết học thành công là một tiết học mà tất cả các em đều hăng hái, sôi nổi trong giờ học, các em chủ động tiếp thu kiến thức và luôn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng. Từ đó các em ngày càng yêu thích bộ môn văn và người giáo viên cũng thêm yêu nghề gắn bó với nghề nghiệp của mình. Đó cũng chính là hiệu quả mà sáng kiến kinh nghiệm này của tôi mong muốn đạt được. Tôi hi vọng nó sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quá trình đổi mới phương pháp dạy và học để xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

File đính kèm:

  • docphuong phap truyen thu mon van cho hoc sinh nhieu trinh do khac nhau(1).doc
Giáo án liên quan