Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp tiếp cận những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong chương trình môn văn ở bậc trung học phổ thông

Sử thi là khái niệm rất quen thuộc trong chương trình môn văn bậc THPT. Trong chương trình học sinh được học các sử thi cổ đại Việt Nam, Ấn Độ, Hi Lạp .Bên cạnh đó học sinh còn được học những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu), Việt Bắc của Tố Hữu, Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành), Đất nước(Nguyễn Đình Thi), Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Số phận con người(Sôlôkhốp) .

Khái niệm về sử thi, các đặc điểm của thể loại sử thi SGK đã trình bày rõ, nhưng thế nào là tác phẩm mang khuynh hướng sử thi ? Và làm thế nào để có thể tiếp cận một tác phẩm hay một nền văn học từ góc độ sử thi ? Đó là vấn đề mà không phải học sinh nào cũng có thể nắm bắt được, thậm chí nhiều giáo viên còn mơ hồ. Đặc biệt văn học giai đoạn 1945 – 1975 là một nền văn học mang đậm tính sử thi. Khi học đến giai đoạn văn học này học sinh sẽ bắt gặp một khái niệm khá mới khuynh hướng sử thi và một loạt các tác phẩm mang đậm tính chất sử thi. Nếu học sinh chưa hiểu rõ khái niệm này thì rất khó có thể hiểu hết được cái hay cái đẹp của những tác phẩm này cũng như đặc điểm của văn học giai đoạn 1945 - 1975. Vì vậy điều cần thiết và quan trọng là cần cho học sinh nhận biết và nắm rõ được đặc điểm của những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi.

Trước vấn đề thực tế đặt ra như vậy, trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra một cách tiếp cận chung đối với những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong chương trình phổ thông. Đề tài của tôi chỉ giới hạn ở một vài tác phẩm trong chương trình lớp 12.

Chắc chắn những kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế, kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để công tác giảng dạy được tốt hơn.

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp tiếp cận những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong chương trình môn văn ở bậc trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở gd - đt lào cai Trường thpt số 3 – bảo thắng Sáng kiến kinh nghiệm đề tài Phương pháp tiếp cận những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong chương trình môn văn ở bậc thpt Giáo viên: Đinh Văn Hậu Tổ: Văn – Sử – Ngoại ngữ - GDCD Năm học: 2007 - 2008 Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài Sử thi là khái niệm rất quen thuộc trong chương trình môn văn bậc THPT. Trong chương trình học sinh được học các sử thi cổ đại Việt Nam, ấn Độ, Hi Lạp….Bên cạnh đó học sinh còn được học những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu), Việt Bắc của Tố Hữu, Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành), Đất nước(Nguyễn Đình Thi), Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Số phận con người(Sôlôkhốp)…. Khái niệm về sử thi, các đặc điểm của thể loại sử thi SGK đã trình bày rõ, nhưng thế nào là tác phẩm mang khuynh hướng sử thi ? Và làm thế nào để có thể tiếp cận một tác phẩm hay một nền văn học từ góc độ sử thi ? Đó là vấn đề mà không phải học sinh nào cũng có thể nắm bắt được, thậm chí nhiều giáo viên còn mơ hồ. Đặc biệt văn học giai đoạn 1945 – 1975 là một nền văn học mang đậm tính sử thi. Khi học đến giai đoạn văn học này học sinh sẽ bắt gặp một khái niệm khá mới khuynh hướng sử thi và một loạt các tác phẩm mang đậm tính chất sử thi. Nếu học sinh chưa hiểu rõ khái niệm này thì rất khó có thể hiểu hết được cái hay cái đẹp của những tác phẩm này cũng như đặc điểm của văn học giai đoạn 1945 - 1975. Vì vậy điều cần thiết và quan trọng là cần cho học sinh nhận biết và nắm rõ được đặc điểm của những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi. Trước vấn đề thực tế đặt ra như vậy, trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra một cách tiếp cận chung đối với những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong chương trình phổ thông. Đề tài của tôi chỉ giới hạn ở một vài tác phẩm trong chương trình lớp 12. Chắc chắn những kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế, kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để công tác giảng dạy được tốt hơn. ---------------****---------------- Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những đặc điểm của những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi Tìm ra phương pháp tiếp cận tối ưu cho những tác phẩm này. Đối tượng nghiên cứu Thể loại sử thi (khái niệm, thể loại,đặc điểm) Những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong chương trình phổ thông(chủ yếu chương trình lớp 12) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thực nghiệm Phương pháp khảo sát Nội dung Thể loại sử thi (khái niệm, đặc điểm, thể loại) Tác phẩm mang khuynh hướng sử thi Phương pháp tiếp cận những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi ---------------****---------------- Nội dung Khái niệm sử thi Trước hết, xin nêu ra ba cách hiểu về sử thi. Nghĩa rộng nhất là chỉ loại hình tự sự (để phân biệt với trữ tình và kịch). Từ thời cổ đại, Arixtot đã lấy sử thi Hômero để minh hoạ cho các đặc điểm của loại hình tự sự. Nhiều nhà nghiên cứu châu Âu cũng dùng thuật ngữ sử thi theo cách này. Hêghen định nghĩa: “sử thi tức là ngôn ngữ truyện kể lại nói chung” (Mĩ học). Khi ông gọi tiểu thuyết là “sử thi của thời đại tư sản” thì ta có thể hiểu: tiểu thuyết là thể tài tự sự đặc trưng (hoặc hình thức kể chuyện cơ bản) của xã hội tư sản. Hiện nay ở Việt Nam ít ai dùng sử thi theo nghĩa này. Nghĩa hẹp của sử thi dùng để chỉ một thể tài văn học cụ thể, đó là sử thi anh hùng(anh hùng ca), nó được xếp ngang hàng với thần thoại, truyện cổ tích, tiểu thuyết, truyện ngắn…..(Văn học 11, tập 2). Cả ba định nghĩa về sử thi trong văn học 10 đều có cách trình bày không giống nhau. Bài sử thi Ôđixe nêu khá chi tiết các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của sử thi cổ điển. Có nhấn mạnh đến hoàn cảnh ra đời “vào buổi bình minh của thời kỳ hình thành các bộ tộc và dân tộc….”. Bài sử thi Ramayana đề cập đến quy mô phản ánh hiện thực và mẫu người anh hùng lý tưởng của cộng đồng (điều này rất thích hợp với sử thi ấn Độ). Còn bài sử thi Đăm săn thì cung cấp thêm một đặc điểm về hình thức văn bản “bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần”. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu, ta có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về sử thi như sau: Sử thi là một loại hình tự sự thường có quy mô lớn, xuất hiện vào thời cổ đại, phản ánh những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, ngợi ca kỳ tích của những người anh hùng hiện thân cho vẻ đẹp cộng đồng với ngôn ngữ trang trọng, phong cách cao cả. Chỉ có loại sử thi anh hùng mới là tiêu biểu nhất, còn sử thi thần thoại như sử thi Đẻ đất đẻ nước có thể xếp vào loại “sử thi không chính thức”. Cũng cần phân biệt sử thi với truyện thơ dân gian (Tiễn dặn người yêu) hoặc trường ca hiện đại (Mặt đường khát vọng)…. Khuynh hướng sử thi. Thuật ngữ sử thi còn được hiểu theo nghĩa tu từ, dùng để chỉ một tính chất trái ngược với tính chất của tiểu thuyết (M. Bakhtin). Ta gặp những cách nói như: rất sử thi, môi trường sử thi, tầm vóc sử thi….lấy ví dụ về cách hiểu này trong Văn học 11 (SGV), bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có viết: “Đúng là một tiếng khóc lớn, một tiếng khóc có tầm vóc thời đại, có tính chất sử thi”. Chất sử thi có mặt trong nhiều thể loại: trường ca hiện đại và tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút, thơ ca, kịch, phim truyện…..Sách văn học 12 xem truyện Ông già và biển cả là một “thiên anh hùng ca về con người”. Còn truyện ngắn Số phận con người là “tiểu anh hùng ca”. Ta cũng có thể xem Rừng xà nu là truyện ngắn sử thi bởi vì nó có sức khái quát rất cao và có dáng dấp như sử thi cổ điển. Một bộ tiểu thuyết có quy mô “vươn tới anh hùng ca” (Asiserin) thì gọi là “tiểu thuyết - anh hùng ca”. Bài Lep Tônxtôi (Văn học 11) có đề cập đến “thiên tiểu thuyết – anh hùng ca Chiến tranh và hoà bình”. Còn bài Sôlôkhốp (Văn học 12) cũng dùng thuật ngữ này: “Sông Đông êm đềm là một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ”….Như vậy “đề tài lịch sử dân tộc ca ngợi các anh hùng dân tộc, biểu hiện sức mạnh cộng đồng chẳng những là đặc điểm của các tác phẩm sử thi cổ đại và sử thi dân gian, mà còn là đặc điểm của các tiểu thuyết sử thi cận, hiện đại”(Văn học 11, tập 2, bài Thể loại tác phẩm văn học). Một tác phẩm hay một nền văn học hiện đại mang trong mình những đặc điểm cơ bản của sử thi thì được xem là viết theo khuynh hướng sử thi. Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng là khuynh hướng nghệ thuật xuất hiện từ thời cổ đại khi xã hội chưa phân chia giai cấp, cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng. Sử thi thể hiện văn hoá tinh thần, phản ánh nguồn gốc, khát vọng, ước mơ của cộng đồng. Thế giới văn hoá tinh thần ấy thể hiện ở hình tượng người anh hùng trong chiến tranh và trong chinh phục thiên nhiên. Sử thi đích thực chỉ tồn tại trong xã hội cổ đại, sau này xã hội phát triển nó không còn nguyên vẹn mà bị biến dạng thể hiện trong một số hình thức khác. Ví dụ các bài ca về người anh hùng phong kiến hay người anh hùng dân tộc trong chiến tranh ái quốc….. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học cho rằng văn học Việt Nam sau 1945 có tính chất sử thi. Điều này có thể khẳng định được. Văn học Việt Nam 1945 – 1975 có khuynh hướng sử thi vì nó đã hướng tới các đề tài mang tính dân tộc. Đời sống cộng đồng được bộc lộ qua hình ảnh quần chúng nhân dân, đất nước, dân tộc, những khát vọng, những mục tiêu lớn của thời đại. Hình tượng người anh hùng, hình tượng lãnh tụ trở thành hình tượng tượng trưng cho sức mạnh dân tộc (ví dụ Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; Bác Hồ trong Nước non ngàn dặm của Tố Hữu….). Văn học 1945 – 1975 mang tính chất sử thi còn ở giọng điệu của nó. Nếu sử thi truyền thống nói về cái quá khứ, với cái nhìn chiêm ngưỡng và ngợi ca thì văn học 1945 -1975 lại nói về cái hiện tại nhưng trong tâm thế tiếp cận với những cái đã trở thành vĩnh viễn của lịch sử. Ví dụ như Nhớ máu của Trần Mai Ninh, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm….. Cách tiếp cận lịch sử hoá cái hiện tại, sử thi hóa cái hiện tại đã làm cho các hình tượng nghệ thuật mang tầm vóc dân tộc, lịch sử chẳng hạn như Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành….. Phương pháp tiếp cận những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi Phương pháp tiếp cận một tác phẩm hay một nền văn học dưới ánh sáng của lý thuyết loại hình sử thi là một hướng mới mẻ và rất cần thiết. Hiện nay đã có một số đề thi tuyển sinh cũng như một số sách tuyển tập những bài văn mẫu đã lam theo khuynh hướng này. Phân tích một tác phẩm dưới góc độ sử thi là làm sáng tỏ các biểu hiện của tính sử thi trong tác phẩm đó. Tức là làm rõ các “nguyên tắc sử thi vĩnh cửu” chung cho cả sử thi cổ điển và hiện đại. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp giảng cho học sinh hiểu rõ về khuynh hướng sử thi và đặc điểm của các tác phẩm mang khuynh hướng sử thi giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm cũng như văn học giai đoạn 1945 -1975. Giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau: Nhấn mạnh đặc điểm của sử thi, nhận diện được những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể gợi lại cho học sinh nhớ lại khái niệm sử thi đã học ở lớp 10 và đặc điểm của sử thi: - Thể hiện những bức tranh xã hội rộng lớn cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Biểu dương chiến tích của những anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho lợi ích cộng đồng. - Có ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca, gọi chung là phong cách cao cả. Trên cơ sở các đặc điểm của thể loại sử thi trên, giáo viên tiếp tục giúp học sinh soi vào các tác phẩm văn học trung đại, hiện đại để từ đó có thể nhận diện được những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi. Phân tích khuynh hướng sử thi trong một nền văn học hay một tác phẩm văn học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp phân tích cho học sinh khuynh hướng sử thi trong một tác phẩm hay một nền văn học. Khuynh hướng sử thi được thể hiện rõ qua các khía cạnh sau: xung đột sử thi, chủ đề sử thi, lập trường sử thi, nhân vật sử thi, giọng điệu sử thi, tình cảm sử thi….. Đề tài cơ bản của sử thi là lịch sử dân tộc (chiến đấu và xây dung). Sách Văn học 11, tập 2 (SGV- chương trình cũ), căn cứ vào phương thức tái hiện đời sống mà chia văn học thành ba loại: “loại sử thi”, “loại thế sự”, “loại đời tư”. Trong văn học cách mạng, đề tài thế sự đời tư không phát triển. Nội dung phản ánh của sử thi là những xung đột mang tầm cỡ quốc gia. Đó là chiến tranh giữa dân tộc Việt Nam và Pháp – Nhật – Mĩ, là cuộc đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN. Nhân vật sử thi là những chiến sĩ anh hùng hiện thân cho vẻ đẹp thời đại cách mạng. Họ biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, sẵn sàng xả thân vì lý tưởng, ngoài ra còn có tình yêu cao đẹp và lãng mạn. Nói tóm lại họ là những người hoàn tất về phẩm chất và toàn vẹn về ý nghĩa, rất xứng đáng để ngợi ca, nêu gương sáng cho đời. Ví dụ như chị Lí là người con gái Việt Nam, có trái tim vĩ đại, không đập cho em mà cho lẽ phải ở trên đời, cho quê hương em, cho tổ quốc loài người; hoặc tôi trong Từ ấy: Tôi đã là con của vạn nhà. Là em của vạn kiếp phôi pha. Là anh của vạn đầu em nhỏ; Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành vừa là người con chung của dân làng Xô Man vừa là người anh hùng của dân làng. Tnú mang nỗi đau lớn của gia đình, bộ tộc, mang lòng căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước, dũng cảm, gan dạ, nhiệt tình với cách mạng….Hay nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một cậu thanh niêm mới lớn, còn rất trẻ con nhưng vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu…. Chủ đề cơ bản có tính sử thi là dân tộc, nhân dân, tổ quốc, truyền thống. Trong thư gửi Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ II (1948), Bác Hồ dặn dò các văn nghệ sĩ phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương, cổ động tinh thần phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền những tấm gương oanh liệt góp phần giáo dục lòng yêu nước cho con cháu đời sau và giới thiệu cho thế giới biết những thành tích vẻ vang của dân tộc ta. Đây cũng chính là chủ đề của sử thi. Nhiều tác phẩm trong chương trình đều mang chủ đề này như: Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Việt Bắc (Tố Hữu), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu)…. Trên tinh thần ấy thì giọng điệu thích hợp nhất chính là giọng điệu ngợi ca, thành kính (Ơi anh giải phóng quân/kính chào anh con người đẹp nhất ! – Tố Hữu). Những tác phẩm có âm hưởng buồn bã hoặc có thái độ suồng sã với nhân vật chính diện chiếm số lượng không nhiều. Tác giả bộc lộ rất rõ ràng tình cảm yêu mến đối với nhân vật (qua cách xưng hô, lời nhận xét…). Đó là tình cảm công dân như tình đồng chí, tình quân dân, niềm say mê lý tưởng cách mạng….Nếu có nói đến tình yêu trai gái thì cũng phải đặt thấp hơn tình yêu tổ quốc (Nhớ nhau anh gọi em đồng chí/ một tấm lòng trong vạn tấm lòng – Vũ Cao; Trong anh và em hôm nay đều có một phần đất nước/Khi anh cầm tay em đất nước hài hoà nồng thắm/ Khi chúng ta cầm tay mọi người đất nước vẹn tròn to lớn – Nguyễn Khoa Điềm…). Cuối cùng lập trường sử thi tức là xác định chỗ đứng của tác giả. Trong sử thi cổ đại, tác giả thường đứng trung gian giữa hai phe(Iliat, Mahabharata..). Tuy nhiên về sau các nhà sử thi đã bộc lộ rõ hơn quan điểm của mình. La Quán Trung mặc dù chú ý tới tinh thần “khách quan sử thi” nhưng người đọc vẫn thấy được thái độ “ủng Lưu phản Tào” của ông. Gôgôn, L. Tônxtôi đứng về phía nhân dân Nga. Các nhà văn Việt Nam cũng đứng trên quan điểm dân tộc, lập trường của Đảng cộng sản để phê phán thực dân, đế quốc và tay sai; đứng về phía tập thể, cái tiến bộ mà phê phán cái chủ nghĩa cá nhân, cái lạc hậu…Ngoài ra còn có thể nói thêm một số khía cạnh khác như áp lực sử thi, quá khứ sử thi, khoảng cách anh hùng ca….. Bên cạnh đó trong đề tài này tôi cũng giúp học sinh giải quyết một đề bài khá khó về vấn đề khuynh hướng sử thi này. Đó là một đề bài trong sách Làm văn 12 phần “Đề bài và gợi ý làm văn”: “Bình luận về khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975”. Đây là một đề bài hay, giúp học sinh có cái nhìn khái quát toàn bộ nền văn học cách mạng. Tuy nhiên phần gợi ý quá sơ lược, mà sách giáo viên thì cũng không nêu đáp án. Thành thử nhiều giáo viên không có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về sử thi rất ngại khi phải ra một dạng đề khó và tương đối mới mẻ như thế. ở đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một đáp án như sau (chỉ nói về sử thi): Phần mở đầu cần nói sơ qua hoàn cảnh nảy sinh cảm hứng sử thi: Nối tiếp trong văn học trước 1945. ảnh hưởng những tác phẩm sử thi trong văn học Nga – Xô Viết. Đường lối lãnh đạo của Đảng. ý thức sử thi của nhà văn. Hiện thực lịch sủ hào hùng chống ngoại xâm đã làm xuất hiện hàng loạt những con người ưu tú, rất đáng để được ngợi ca, chiêm ngưỡng. “Thời đại anh hùng đòi hỏi nghệ thuật anh hùng” (Gorki). Giải thích sơ lược về khái niệm sử thi. Phân biệt sử thi với tư cách là thể loại văn học cổ và với tư cách là tính chất trong văn học hiện đại. Những biểu hiện cơ bản của tính sử thi. Bình luận (có chứng minh) những đóng góp và hạn chế của nền văn học sử thi Việt Nam 1945 – 1975. Cần lưu ý và có nhiều người cho rằng văn học sử thi có những hạn chế ở cách thể hiện nhân vật, sự áp đặt cách nhìn cộng đồng làm lu mờ cá tính sáng tạo……Thực ra bản chất của sử thi không có gì hạn chế. Cứ nhìn vào sức hấp dẫn vĩnh cửu của các sử thi cổ – hiện đại thế giới sẽ thấy rõ điều đó. Những bài ca cách mạng của ta cũng mang cảm hứng anh hùng ca mãI mãi “đi cùng năm tháng”. Vấn đề là ở chỗ, tài năng của nhà văn và hoàn cảnh sáng tác có tạo điều kiện tốt cho họ viết nên những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi xứng tầm với hiện thực lịch sử vĩ đại của dân tộc hay không ? Dù bất kỳ một thời nào, sáng tác một bộ sử thi có giá trị để ngợi ca hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc vẫn là mục tiêu theo đuổi của nhiều nhà văn. Trong tương lai để cung cấp những nguyên mẫu đẹp đẽ cho nhà văn làm tư liệu sáng tác, nhà trường cũng cần phải đào tạo nên những chàng Ôđixe vạm vỡ, có trí tuệ tuyệt vời và biết cống hiến hết mình cho tổ quốc. Bởi vậy việc dùng những tác phẩm văn học mang cảm hứng anh hùng ca đề tuyên truyền nhiệt huyết cho thanh niên vẫn là một việc làm cần thiết. Kết luận Khái niệm sử thi và khuynh hướng sử thi đã rõ. Đó là một vấn đề rất quan trọng trong chương trình môn Ngữ văn bậc THPT, đặc biệt là chương trình môn Văn lớp 12. Khuynh hướng sử thi nhấn mạnh đề tài lịch sử dân tộc, ngợi ca anh hùng dân tộc, biểu hiện sức mạnh cộng đồng đã giúp học sinh nắm vững, hiểu rõ đặc điểm của văn học giai đoạn 1945 -1975, cũng như các tác phẩm văn học trong giai đoạn này. Như vậy việc quan tâm chú trọng tới vấn đề này là cần thiết. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành thử nghiệm đề tài này trên các lớp 12B, 12C và kết quả là học sinh tỏ ra hứng thú học hơn, dễ tiếp cận tác phẩm và giai đoạn văn học này hơn. Điều đó giúp cho học sinh dễ dàng hơn trong việc phân tích chủ đề, nhân vật, giọng điệu…. các tác phẩm văn học giai đoạn 1945 -1975. Tuy nhiên bên cạnh đó đề tài của tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và có ý nghĩa hơn. IV.Tài liệu tham khảo Phương pháp dạy học văn Phương pháp dạy học văn theo đặc trưng thể loại SGK, SGV Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 chương trình THPT Tạp chí Văn học tuổi trẻ……

File đính kèm:

  • docde tai sang kien kinh nghiem.doc