Đề thi học kỳ 1 năm học 2010-2011 môn: Vật lý - lớp 10 thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Một người đẩy một chiếc hộp trên mặt sàn với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Chiếc hộp chuyển động nhanh dần đều. Độ lớn của lực ma sát là bao nhiêu?

A. Lớn hơn 300N; B. Nhỏ hơn 300N;

C. Bằng 300N; D. Không câu nào đúng.

Câu 2: Một nguời đạp xe đạp bắt đầu khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 5s thì đạt vận tốc 3m/s. Gia tốc của người đó là:

A. 0,6m/s2; B. 15m/s2; C. 1,7m/s2; D. 0,3m/s2.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ 1 năm học 2010-2011 môn: Vật lý - lớp 10 thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 Môn: VẬT LÝ - Lớp 10 Mã đề 325 Thời gian làm bài: 60 phút Chú ý: Đề bài gồm có 3 trang. Phần trắc nghiệm chỉ chọn 1 đáp án đúng duy nhất. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ I. Phần Trắc nghiệm (6đ) Câu 1: Một người đẩy một chiếc hộp trên mặt sàn với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Chiếc hộp chuyển động nhanh dần đều. Độ lớn của lực ma sát là bao nhiêu? A. Lớn hơn 300N; B. Nhỏ hơn 300N; C. Bằng 300N; D. Không câu nào đúng. Câu 2: Một nguời đạp xe đạp bắt đầu khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 5s thì đạt vận tốc 3m/s. Gia tốc của người đó là: A. 0,6m/s2; B. 15m/s2; C. 1,7m/s2; D. 0,3m/s2. Câu 3: Chọn câu sai : Trong chuyển động ném ngang thì: A. Quỹ đạo có dạng parabol; B. Vật có vận tốc ban đầu theo phương ngang; C. Vật chỉ chuyển động theo phương ngang; D. Thời gian ném bằng thời gian vật rơi tự do ở cùng độ cao ban đầu. Câu 4: Một chiếc đu quay quay một nửa vòng hết 12 giây. Chu kỳ của chiếc đu quay này là: A. 12s; B.24s; C. 6s; D.10s. Câu 5: Khi chiếc xe đạp va chạm với một chiếc xe máy th́ kết luận nào sau đây là đúng : A. Xe máy chụi lực lớn hơn; B. Xe đạp chụi lực lớn hơn; C. Cả hai xe đều chụi lực như nhau; D. Sau và chạm hai xe chuyển động thẳng đều với vận tốc như trước lúc va chạm. Câu 6: Trường hợp nào có thể coi chiếc ô tô tải là chất điểm: A. Ô tô tải đang lùi để vào nơi đỗ xe; B. Ô tô tải đang lên một cái dốc dài 13m; C. Ô tô tải đang được nâng lên để sửa; D. Ô tô tải đang đi từ Hà Nội đến Hải Phòng. Câu 7: Một xe máy đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Nếu bỗng nhiên không còn lực nào tác dụng lên xe máy thì theo định luật I Niu Tơn A. xe máy dừng lại ngay; B. xe máy đổi hướng chuyển động; C. xe máy chuyển động chậm dần rồi dừng lại; D. xe máy chuyển động thẳng đều theo hướng cũ với vận tốc 10m/s. Câu 8: Trên một đường thẳng một chiếc xe đạp với vận tốc 14km/h ngược chiều với một xe máy đang chạy với vận tốc 60km/h. Độ lớn vận tốc tương đối của xe đạp so với xe máy là: A. 46km/h; B. 74km/h; C. 38km/h; D. 60km/h. Câu 9: Chọn câu đúng: A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật; B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật; C. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến dạng; D. Vật phải chuyển động theo phương của lực. Câu 10: Một hòn sỏi rơi tự do từ trên nóc của một nhà chung cư sau 4s thì chạm đất. Tại vị trí này người ta đo được gia tốc rơi tự do là g= 9,8m/s2. Độ cao của nhà chung cư này là: A. 19,6m; B. 39,2m; C. 78,4m; D. 156,8m. Câu 11: Câu nào sai: A. Có 3 loại ma sát đó là lăn , trượt và nghỉ; B. Ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt; C. Thực tế các xe cộ đi trên đường đều chụi tác dụng của lực ma sát; D. Ma sát luôn luôn có hại. Câu 12: Một chiếc ô tô đua hiện đại chạy bằng động cơ phản lực có thể chạy với vận tốc rất cao. Gia tốc khi khởi hành của ô tô là 25m/s2. Trong thời gian khởi hành là 4s ô tô này có thể đạt vận tốc là: A. 6,25m/s; B. 100m/s; C. 50m/s; D. 200m/s. Câu 13: Khi khối lượng của mỗi chất điểm tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng cũng tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng A. giảm đi 2 lần; B. tăng lên 2 lần; C. không đổi; D. tăng 4 lần. Câu 14: Chọn câu sai : Chuyển động thẳng đều là chuyển động có những đặc điểm sau: A. Quỹ đạo là một đường thẳng; B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ; C. Gia tốc luôn bằng không; D. Véc tơ vận tốc không đổi theo thời gian và luôn vuông góc với quỹ đạo chuyển động của vật. Câu 15: Hành khách đang ngồi trên một chiếc xe đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ: A. Nghiêng sang phải; B. Nghiêng sang trái; C. Ngă về phía sau; D. Chúi người về phía trước. Câu 16: Chọn câu đúng: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì: A. Khi tích av<0 độ lớn vận tốc tăng nên chất điểm chuyển động nhanh dần đều; B. Khi tích av> 0 độ lớn vận tốc giảm nên chất điểm chuyển động chậm dần đều; C. Khi tích av> 0 thì có thể nói là chất điểm chuyển động nhanh dần đều; D. Khi tích av< 0 thì chỉ kết luận được là chất điểm chuyển động nhanh dần đều. Câu 17: Một chiếc xe đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường. Nhận xét nào sau đây là đúng trong thực tế: A. Không có lực nào tác dụng lên chiếc xe; B. Hợp lực tác dụng lên xe bằng không; C. Chỉ có lực kéo của động cơ tác dụng lên xe; D. Chỉ có lực ma sát tác dụng lên xe. Câu 18: Một vật rơi tự do từ độ cao 44,1m xuống đất tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8m/s2 . Thời gian rơi của vật này là: A. 3s; B. 2,12s; C. 9 s; D. 12s. Câu 19: Chọn câu đúng: Khi lò xo bị biến dạng trong giới hạn đàn hồi thì: A. Lực đàn hồi chỉ xuất hiện ở một đầu của lò xo; B. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ thuận với chiều dài của lò xo; C. Lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén; D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Câu 20: Cánh của chiếc quạt thông gió quay một vòng hết 0,02 giây. Tần số của cánh quạt này là: A.200Hz; B. 100Hz; C. 0.02Hz; D. 50Hz. Câu 21: Trái đất bị chiếc máy bay hút một lực có độ lớn: A. Bằng độ lớn của khối lượng chiếc máy bay; B. Bằng 0 (N) C. Bằng trọng lượng chiếc máy bay; D. Bằng trọng lượng Trái đất. Câu 22 : Một chiếc xe đạp đang đi với vận tốc 4m/s thì phanh, sau 4 s thì dừng lại. Coi chiếc xe đạp chuyển động thẳng chậm dần đều. Quãng đường xe đạp đi được kể từ lúc phanh đến lúc dừng lại là: A. 16m; B. 1m; C. 4m; D. 8m. Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cặp “ lực – phản lực”: A. Xuất hiện đồng thời nhau; B. Là hai lực có cùng phương; C. Điểm đặt vào hai vật khác nhau; D. Không gây ra gia tốc cho hai vật. Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai: A. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều; B. Vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ; C. Nếu loại bỏ được sức cản không khí thì tại một nơi mọi vật rơi nhanh như nhau; D. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. II. Phần tự luận. (4đ) Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm sau khi treo thẳng đứng và móc một vật nặng 200 gam ở dưới thì lò xo có chiều dài là 34cm. Lấy g=10m/s2. a. Tính độ cứng của lò xo. b. Để lò xo chỉ dãn 1cm thì phải treo vật có khối lượng bao nhiêu? Câu 2: Một chiếc hộp nặng 30 kg đặt nằm ngang trên sàn. Hệ số ma sát trượt giữa sàn và hộp là 0,2. Kéo hộp này bằng một lực theo phương ngang có độ lớn 120N. Lấy g=10m/s2. a. Vẽ hình xác định các lực tác dụng lên vật. Tính độ lớn của các lực đó. b. Ban đầu hộp đang đứng yên, hãy tính quãng đường mà vật đi được sau 1s kể từ khi kéo vật. ---------- Hết ---------- Đáp án: Mã đề 325 I. Phần trắc nghiệm. 0,25 x 24 = 6 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 A A C B C D D B B C D B C D A C B A D D C D D B II. Phần tự luận. Câu 1: 2đ a. Δ l = 34-30 = 4 (cm) = 0,04 m (0,25đ) mg=k Δ l => k= mg/ Δ l (0,5đ) Thay số m= 200g= 0,2kg , g= 10m/s2, Δ l= 0,04m (0,5đ) Đáp số đúng: k=50N/m (0,25đ) b. m1g= k Δ l => m1= k Δ l / g (0,25đ) Thay số đúng đáp số đúng m1= 0,05kg (0,25đ) Câu 2: 2đ a. Vẽ hình đúng và đẹp (0,5đ) Tính được P= N= mg= 300N (0,25đ) Tính được Fms = μtN= 300.0,2= 60N ( 0,25đ) b. Chọn hệ quy chiếu phù hợp ( 0,25đ) Tính được gia tốc a= (Fk-Fms)/m =(120-60)/30= 2 (m/s2) (0,5đ) Quãng đường đi được : S= v0t +0,5 at2 = 0,5.2.12= 1m ( 0,25đ)

File đính kèm:

  • docDE THI HOC KI 1 LY 10 CB(2).doc