Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Sinh học 8 Năm học: 2013 - 2014

Câu 1 (5 điểm):

a) Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm văcxin?

b) Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

Câu 2 (3 điểm):

Cho bảng số liệu về thành phần của khí oxi và cacbonic trong không khí khi hít vào cơ thể và thở ra ngoài ở người trưởng thành.

 Loại khí

Thành phần Khí Oxi Khí Cacbonic

Khí hít vào 20.94 % 0.03 %

Khí thở ra 16.3% 4%

 a. Nhận xét sự thay đổi thành phần của không khí?

 b. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đối đó?

 c. Tại sao không nên hô hấp bằng miệng?

 

doc7 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Sinh học 8 Năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 8 UBND HUYỆN CHIÊM HÓA TRƯỜNG THCS TÂN MỸ ®Ò thi häc sinh giái cÊp tr­êng môn: sinh học 8 năm học: 2013 - 2014 Gv ra đề: Quân Thị Thu Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (5 điểm): a) Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm văcxin? b) Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? Câu 2 (3 điểm): Cho bảng số liệu về thành phần của khí oxi và cacbonic trong không khí khi hít vào cơ thể và thở ra ngoài ở người trưởng thành. Loại khí Thành phần Khí Oxi Khí Cacbonic Khí hít vào 20.94 % 0.03 % Khí thở ra 16.3% 4% a. Nhận xét sự thay đổi thành phần của không khí? b. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đối đó? c. Tại sao không nên hô hấp bằng miệng? Câu 3 (4 điểm): Từ 2 kết quả thí nghiệm sau đây, hãy giải thích để rút ra kết luận về tính chất của xương? a. Thí nghiệm 1: Ngâm một xương sườn gà trong cốc đựng dung dịch HCl 10%, sau 15 phút lấy ra, uốn thử, thấy xương mềm dẻo như sợi dây. b. Thí nghiệm 2: Đốt một xương sườn gà khác trên ngọn lửa đèn cồn, khi xương cháy, bóp thử phần bị đốt thấy xương vỡ vụn. Câu 4 (4 điểm): Có 4 người An, Bình, Cường và Dũng nhóm máu khác nhau. Lấy máu của An hoặc Cường truyền cho Bình thì không xảy ra tai biến. Lấy máu của Cường truyền cho An hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai biến. Tìm nhóm máu của mỗi người? Câu 5 (4 điểm): a) Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi? b) Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng? Hướng dẫn chấm bài thi Câu Đáp án 1(5đ) a) - Văcxin là dịch chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó. - Tiêm văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì: + Độc tố của vi khuẩn ( kháng nguyên) nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây bệnh nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. + Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó. b) - Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. - Vì: Máu không có kháng nguyên sẽ không bị kháng thể có trong huyết tương của nhóm máu O gây kết dính hồng cầu. 2(3đ) a. Khi thở ra, hàm lượng khí Oxi giảm rõ rệt; còn hàm lượng khí Cacbonic tăng gấp 4 lần so với khi hít vào. 0,5đ b. Nguyên nhân của sự thay đổi trên:1đ - Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp hơn khi hít vào do oxi đã khuếch tán từ khí phế nang vào mao mạch máu. - Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang. Lượng khí CO2 tăng cao do quá trình oxi hóa các chất hữu cơ tạo ra năng lượng hoạt động cho cơ thể. c. Khụng nên hụ hấp bằng miệng vì: 1,5đ Hàng ngày, chúng ta thở qua  hệ thống hụ hấp được cấu thành bởi đường hụ hấp (gồm lỗ mũi, yết, hầu, khí quản, khí quản nhánh) và phổi. Đường hụ hấp có chức năng làm ấm, làm ẩm khụng khí nhất là vào mùa đụng. Ngoài ra, còn có tác dụng ngăn cản bụi, các vi khuẩn gây bệnh. Còn miệng là một cơ quan quan trọng của đường tiêu hóa kh”ng có chức năng như mũi. Do đó, thở b”ng miệng là khụng tốt cho sức khỏe. 3(4đ) a. Ngâm xương trong HCL 10% thì HCL tác dụng với muối vô cơ. Các muối vô cơ bị hoà tan và chỉ còn lại chất hữu cơ , xương vẫn còn nguyên hình dạng nhưng mất hẳn tính cứng rắn => mềm rẻo b. Đốt xương trên ngọn lửa đèn cồn , thì các chất hữu cơ cháy hết chỉ còn lại chất vô cơ nên xương còn nguyên hình dạng nhưng mất hẳn tính mềm dẻo nên giòn, dễ vỡ. * Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ : + Xương có 2 đặc tính: Mềm dẻo và vững chắc. Tính đàn hồi do các chất hữu cơ (cốt giao) tạo thành. Tính vững chắc do các chất vô cơ (khoáng) tạo thành. + Trong xương muốn đảm bảo tính mềm dẻo và độ vững chắc thì cần có sự kết hợp của 2 thành phần chất khoáng và chất hữu cơ. 4(4đ) * Nhóm máu của mỗi người như sau: - Vì mỗi người có nhóm máu khác nhau mà Bình nhận được máu của An và Cường không xảy ra tai biến, Vậy máu của Bình là AB. - Máu của Cường chuyền cho An xảy ra tai biến chứng tỏ Cường không phải nhóm máu O - Lấy máu của Dũng truyền cho Cường củng xảy ra tai biến chứng tỏ Dũng không phải nhóm máu O. - Vậy An phải mang nhóm máu O. Nhóm máu của Cường và Dũng xảy ra một trong 2 khả năng sau: + Hoặc Cường nhóm máu B, còn Dũng nhóm máu A + Hoặc Dững nhóm máu B, còn Cường nhóm máu A Lưu ý: Nếu học sinh chỉ nêu đúng được các nhóm máu mà không giải thích được, thì mỗi nhóm máu đúng được 0,5 điểm (tổng 2 điểm) 5(4đ) a. Một chu kì hoạt động Tim gồm 3 pha ~ 0,8 s . Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1 s; co 2 tâm thất = 0,3 s; Giãn chung = 0,4 s - Tâm nhĩ co: 0,1 s , nghỉ 0,7 s ; Tâm thất co 0,3 s nghỉ 0,5 s - Thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ phục hồi hoạt động - Lượng máu nuôi tim nhiều: Chiếm 1 / 10 lượng máu của cơ thể. b. Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì: - Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. - Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người . Sinh 9 UBND HUYỆN CHIÊM HÓA TRƯỜNG THCS TÂN MỸ ®Ò thi häc sinh giái cÊp tr­êng môn: sinh học 9 năm học: 2013 - 2014 Gv ra đề: Quân Thị Thu Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) A- ®Ò bµi: Câu 1: (4 điểm) Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? Câu 2: ( 4 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN? Câu 3: ( 3 điểm) a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao? b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích? Câu 4: (7 điểm) Ở người gen qui định dạng tóc nằm trên NST thường. a. Ở gia đình thứ nhất bố và mẹ đều có tóc xoăn sinh được đứa con gái có tóc thẳng. Hãy giải thích để xác định tính trạng trội lặn qui ước gen và lập sơ đồ lai minh họa. b. Ở gia đình thứ hai mẹ là tóc thẳng sinh được đứa con trai tóc xoăn và một đứa con gái tóc thẳng. Giải thích và lập sơ đồ lai. c. Con gái của gia đình thứ nhất lớn lên kết hôn với con trai gia đình thứ hai. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của thế hệ tiếp theo. Câu5:(2đ) Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%. Tính số hợp tử tạo thành. Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh. Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai. Hết (Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ®¸p ¸n Câu 1: (4đ) - Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì: - Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó (0,5đ) - Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... từ một cặp bố mẹ ban đầu .(0,5đ) - Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu. (0,5đ) - Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lanmà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác. (0,5đ) - Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan(0,5đ) và để khái quát thành định luật Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau.(0,5đ) Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài khác nhau(0,5đ).Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật(0,5đ) Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN.( 4điểm) 1/Cấu tạo hóa học chung của các loại ARN (1,5đ) - ARN là các hạt đại phân tử, có cấu trúc đa phân với thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P.và có cấu tạo bởi một mạch đơn. (0,5đ) - Mỗi đơn phân của ARN là một nuclêôtít có 4 loại nuclêôtít tạo ARN: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn nuclêôtít (0,5đ) - Bốn loại: A,U,G,X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo cho ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù (0,5đ) 2/ So sánh cấu tạo của ARN với AND (2,5điểm) a/ Các đặc điểm giống nhau: 1,5đ - Đều có kích thước và khối lượng lớn 0,25đ cấu trúc theo nguyên tắc đa phân 0,25đ - Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P 0,25đ - Đơn phân là nuclêôtít. 0,25đ có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X 0,25đ - Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch 0,25đ. b/ Các đặc điểm khác nhau: 1đ Cấu tạo của AND Cấu tạo của ARN - Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau - Chỉ có một mạch đơn - Có chứa loại nuclêôtít timin T mà không có uraxin U - Chứa uraxin mà không có ti min - Có liên kết hydrô theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch -Không có liên kết hydrô -Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Câu 3: ( 3điểm) a/ 1,5đ - Cơ chế xác định giới tính ở người: Nam: XX, Nữ: XY Sơ đồ lai: -->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1 (0,5đ) (Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa) - Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.(1đ) b/ 1,5đ - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.(0,5đ) - Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).(1,5đ) Câu 4: (7 điểm) a. Qui ước gen và sơ đồ lai của gia đình thứ nhất. Theo đề bài bố mẹ đều có tóc xoăn, mà sinh đứa con có tóc thẳng => con xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ, chứng tỏ kiểu hình tóc thẳng ở con là tính trạng lặn và tóc xoăn là tính trạng trội. 1đ Qui ước: Gen A qui định tính trạng tóc xoăn. Gen a qui định tính trạng tóc thẳng. 0,5đ Con tóc thẳng có kiểu gen aa, còn bố mẹ đều có tóc xoăn (A -) tạo được giao tử a, nên có kiểu gen Aa. 0,5đ - Sơ đồ lai: P Mẹ tóc xoăn Aa x Bố tóc xoăn Aa 0,25đ G A , a A , a 0,25đ F1 1AA , 2Aa , aa 0,25đ (3 tóc xoăn) (1 tóc thẳng) 0,25đ b. Xét gia đình thứ hai. - Mẹ tóc thẳng có kiểu gen aa tạo một loại giao tử mang a. - Con trai có tóc xoăn (A-) và con gái tóc thẳng aa. 0,75đ =>bố tạo được hai loại giao tử A và a => bố có kiểu gen Aa, kiểu hình tóc xoăn. 0,75đ - Sơ đồ lai. P Tóc thẳng aa x Tóc xoăn Aa 0,25đ G a A , a 0,25đ F1 Aa aa 0,25đ ( 1 con trai tóc xoăn) (1 con gai tóc thẳng) 0,25đ c. Kiểu gen, kiểu hình của thế hệ tiếp theo. - Con gái của gia đình thứ nhất mang kiểu gen aa - Con trai của gia đình thứ 2 mang kiểu gen Aa 0,25đ - Kiểu gen kiểu hình của thế hệ tiếp theo được xác định qua sơ đồ sau: F1 aa Tóc thẳng x Aa Tóc xoăn 0,25đ GF1 a A , a 0,25đ F2 Aa aa 0,25đ 1 Tóc xoăn 1 Tóc thẳng 0,25đ Câu 5: 2đ *Số hợp tử , số TB sinh trứng, số TB sinh tinh, số đợt phân bào : 0,5đ 2n(2k- 2) = 11176 (k là số lần phân bào.) 44.2k - 88 = 11176 2k = 256 - Số TB sinh trứng là 256. 0,5 đ * Số hợp tử: *Số TB sinh trứng là 256 có 256 trứng. 256 x 50/100 = 128 trứng Số hợp tử là 128 . * Số TB sinh tinh trùng là: 0,5đ 128 hợp tử 128 tinh trùng. 128 x 100/6,25 = 2048 tinh trùng Số TB sinh tinh trùng là : 2048/4 = 512 TB *Số đợt phân bào của TBSD cái sơ khai là: 256 = 28 8 lần. 0,5đ

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Mon Sinh hoc - lop 9 - Copy.doc