Đề thi thử đại học môn Văn dành cho khối C – D

Câu 1 ( 2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày một cách ngắn gọn quan điểm sáng tác của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Câu 2 ( 3 điểm): Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà cụ Tứ (trích Vợ nhặt – Kim Lân) qua câu nói với nàng dâu mới trong phút đầu ra mắt: "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cháu chúng mày về sau"

Câu 3 ( 5 điểm): Chọn một trong hai đề sau:

3a. Chất liệu văn hóa dân sử dụng trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

3b. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được khát vọng giao cảm và tình yêu cuộc đời của cái tôi Hàn Mặc Tử.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học môn Văn dành cho khối C – D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN DÀNH CHO KHỐI C – D Người ra đề: Nguyễn Thị Minh Ngọc - Tổ Văn Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Câu 1 ( 2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày một cách ngắn gọn quan điểm sáng tác của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Câu 2 ( 3 điểm): Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà cụ Tứ (trích Vợ nhặt – Kim Lân) qua câu nói với nàng dâu mới trong phút đầu ra mắt: "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá…Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cháu chúng mày về sau" Câu 3 ( 5 điểm): Chọn một trong hai đề sau: 3a. Chất liệu văn hóa dân sử dụng trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. 3b. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được khát vọng giao cảm và tình yêu cuộc đời của cái tôi Hàn Mặc Tử. ĐÁN ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN Soạn đáp án: Nguyễn Thị Minh Ngọc - Tổ Văn Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Câu Nội dung chính Điểm Câu 1 2 điểm *) Giới thiệu vắn tắt vai trò của quan niệm sáng tác với thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: sinh thời, Bác không bao giờ nhận mình là nhà văn, nhà thơ nhưng thực tế trong cuộc đời hoạt động cách mạng và sáng tác văn chương, Người đã hình thành cho mình một hệ thống quan điểm sáng tạo, khoa học, gắn liền lí luận và thực tiễn. *) Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - Văn học trước hết phải phục vụ chính trị, phải là thứ vũ khí góp phần đắc lực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và nhân dân. + Bác xem văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn đồng thời là một chiến sĩ với tinh thần xung phong trên mặt trận tư tưởng đó. + Bác đề cao “chất thép” và tính chiến đấu trong sáng tác ( Nay ở trong thơ nên có thép / Nhà thơ cũng phải biết xung phong ) - Hai tính chất cơ bản của nền văn học mới là tính chân thật và tính dân tộc + Tính chân thật đòi hỏi văn học phải bám sát hiện thực cuộc sống, phản ánh chiều sâu, bản chất sự sống và người nghệ sĩ phải giữ được tình cảm trong sáng, chân thành để “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” + Tính dân tộc: đòi hỏi người nghệ sĩ trong sáng tác phải chú ý “phát huy cốt cách dân tộc”, giữ vững bản sắc tâm hồn con người Việt Nam và vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt. - Hồ Chí Minh khi cầm bút luôn ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng tác, cách thức phản ánh. Người tự đề ra bốn câu hỏi như một cách định hướng cho mình và các nhà văn: viết cho ai? (đối tượng sáng tác), viết để làm gì? (mục đích sáng tác), viết cái gì? (nội dung phản ánh), viết như thế nào? (hình thức nghệ thuật). *) Đánh giá chung: Quan điểm nghệ thuật của Bác là một hệ thống lý luận sắc bén có ý nghĩa quan trọng với người cầm bút trong quá trình sáng tạo. Những quan niệm này vừa kế thừa tư tưởng truyền thống vừa mới mẻ, hiện đại, gắn liền với yêu cầu của một nền văn học mới trong thời đại mới. 0,25 1,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 Câu 2 3 điểm *) Về cơ bản, đây là một đề văn ở dạng mở, cho phép học sinh thể hiện suy nghĩ riêng, ý kiến riêng về nhân vật bà cụ Tứ, người được xem là linh hồn của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng ở đây đề ra không đòi hỏi chúng ta nhận xét nhân vật trong một cái nhìn thống nhất, toàn diện từ đầu đến cuối tác phẩm mà chỉ là sự suy nghĩ về nhân vật qua câu nói với nàng dâu mới trong phút đầu gặp mặt. *) Với kiểu đề mang tính chất mở, giám khảo cần linh hoạt trong đánh giá cho điểm, không nên "gò ép" suy nghĩ của học sinh vào một quan điểm nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, học sinh có thể triển khai luận điểm theo những nội dung sau: - Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ và hoàn cảnh xuất hiện câu nói với người vợ nhặt + Người mẹ bị đặt vào một tình huống trớ trêu “bi hài”, không biết nên buồn hay nên vui: con trai lấy vợ giữa những ngày đói quay đói quắt. Mà thực ra, Tràng nhặt vợ về là chất thêm gánh nặng lo toan ngay trên bờ vực cái đói và cái chết. + Trước khi nói những lời ân cần, nhẹ nhàng với nàng dâu mới, người mẹ đã trải qua một quá trình diễn biến tâm lý khá phức tạp: ngạc nhiêm, băn khoăn, thương con, tủi thân, cảm thương cho tình cảnh của cô con dâu mới được “nhặt về” - Suy nghĩ, cảm nhận về con người bà cụ Tứ qua câu nói: + Câu nói giản dị, chân tình đã thể hiện tấm lòng của một người mẹ chồng với một người con dâu: bao dung, vị tha, nhân hậu, đầy sự cảm thông .) không giấu người vợ nhặt tình cảnh hiện tại của gia đình .) coi người đàn bà xa lạ là một thành viên trong gia đình để cùng nhau vượt qua cơn khốn khó .) câu nói đầy cảm thông đã nâng lên vị thế của người vợ nhặt, chất chứa tình cảm yêu thương, lo lắng của người mẹ nghèo + Câu nói mộc mạc là lời dặn dò, khuyên bảo, động viên hai người con trong một khoảnh khắc trọng đại nhất của đời người: dựng vợ gả chồng -> tạo thành một không khí xúc động, nghiêm túc. Chuyện nhặt vợ vu vơ đã trở nên một chuyện quan trọng + Cuối cùng, điều đẹp nhất chứa đựng trong câu nói của người mẹ là tinh thần lạc quan, niềm hy vọng hướng tới tương lai .) gieo hạt giống niềm tin bằng triết lý dân gian bình dị, lạc quan: không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời… .) trong giây phút đứng trên miệng vực cái chết, vẫn nghĩ đến một thế hệ tương lai, nghĩ đến sự sống nảy mầm từ cuộc hôn nhân của Tràng: con cái chúng mày về sau… - Bình luận: + Qua câu nói ta thấy được sứ mệnh quan trọng của bà cụ Tứ trong tác phẩm: Người mang ngọn lửa niềm tin, khơi dậy lòng yêu cuộc sống trong khoảnh khắc đen tối nhất, nghiệt ngã nhất của cuộc sống ( nhắc lại chủ đề tác phẩm) + Qua câu nói ta cũng thấy được tấm lòng của Kim Lân dành cho người nông dân và tài năng xây dựng nhân vật của ông (chỉ một câu nói cũng giúp ta hiểu một con người) 0,5 0,25 0,25 2,0 0,75 0,25 0,25 0,25 0,5 0,75 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 Câu 3 5 điểm 3a *) Giới thiệu chung về tác giả, đoạn trích và chất liệu văn hoá dân gian được Nguyễn Khoa Điềm vận dụng: - Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: chính luận hoà quyện trữ tình - Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác đoạn trích “Đất Nước” - Chất liệu văn hoá dân gian: là yếu tố nghệ thuật giữ vai trò chủ đạo, thống nhất từ đầu đến cuối đoạn trích *) Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong đoan trích: - Cách thức vận dụng: + văn hóa dân gian có mặt từ đầu cho đến cuối đoạn thơ, xâu chuỗi thành một hệ thống các hình ảnh mang sắc màu dân gian + nhà thơ đã sử dụng một vốn liếng văn hóa dân gian rất phong phú, đa dạng: từ những câu chuyện cổ tích, bài ca dao, thần thoại, truyền thuyết đến phong tục, tập quán sinh hoạt, các câu chuyện huyền sử + tuy nhiên, chất liệu văn hóa dân gian không được trích dẫn trực tiếp mà chỉ được gợi nhắc qua các cụm từ, các hình ảnh, các chi tiết mang tính biểu tượng, điều này cho thấy sức sáng tạo của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm. -> văn hóa dân gian đã thấm nhuần, thấm đẫm trong mỗi lời, mỗi ý, trong sự phát triển của mạch cảm xúc đoạn trích - Giá trị của việc vận dụng: + chất liệu dân gian làm nên những lời khái quát có chiều sâu về con đường hình thành, phát triển Đất Nước: .) Đất Nước có từ xa xưa, xa xăm trong huyền thoại, trong phong tục, trong lối sống nghĩa tình của con người .) Đất Nước là cội nguồn văn hóa, văn hiến, là linh hồn của dân tộc +) chất liệu văn hóa dân gian đã chứng minh cho một tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt toàn trích đoạn: Đất Nước của Nhân Dân .) nhân dân làm nên danh lam, thắng cảnh, hình hài Đất Nước .) nhân dân tạo thành chiều dài lịch sử bốn ngàn năm từ những cuộc đời vô danh .) nhân dân làm nên một Đất Nước của huyền thoại, của những vẻ đẹp văn hóa đáng tự hào => ở đoạn thơ này, chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng dày đặc nhằm toát lên ý thức: lấy tiếng nói tâm hồn nhân dân để ngợi ca nhân dân *) Bình luận: - Việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian đã đem đến cảm nhận về một Đất Nước trong bề sâu tâm hồn, tâm linh, bề dày văn hóa. Đất Nước ấy vừa quen thuộc, gần gũi vừa thiêng liêng, cổ kính.. - Chất liệu văn hóa dân gian là đóng góp riêng của Nguyễn Khoa Điềm khi ông đem đến cho người đọc cái nhìn về Đất Nước đa chiều, mới mẻ, khẳng định tư tưởng chủ đạo: Đất Nước của Nhân Dân. 1,0 0,5 0,5 3,5 1,0 0,5 0,5 2,5 1,0 0,5 0,5 1,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 3b *) Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Phong cách thơ Hàn Mặc Tử trong "thơ Điên": hồn thơ quằn quại, đau thương song vẫn có những vần thơ trong trẻo lạ thường - Hoàn cảnh ra đời bài thơ - Chủ đề, cảm hứng chung của bài thơ: khát vọng giao cảm và tình yêu cuộc đời *) Phân tích bài thơ - Xác định mạch cảm xúc để thấy được: cái kết cấu rời rạc trên bề mặt ngôn từ vẫn ẩn chứa một mạch ngầm cảm xúc bên trong: tình yêu thôn Vĩ, tình yêu cuộc đời, khát vọng kiếm tìm sự giao hòa với cảnh, với người (thể hiện qua chuỗi câu hỏi tu từ) - Tình yêu cuộc sống thể hiện qua bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp, tươi sáng trong hoài niệm, kí ức: + âm hưởng của câu hỏi mở đầu + thôn Vĩ trong hoài niệm và nỗi nhớ: .) chi tiết nắng hàng cau .) hình ảnh khu vườn .) bóng dáng con người trong cái nhìn giao hòa với thế giới tự nhiên - Tình yêu khắc khoải trong mặc cảm chia lìa, xa cách + mặc cảm chia lìa ẩm giấu trong một thiên nhiên lạnh vắng, hững hờ, cô đơn + phấp phỏng, băn khoăn con thuyền mộng chở trăng có kịp về bến đỗ - Khát vọng giao hòa, tình yêu cuộc sống trong cảm giác tuyệt vọng giữa một thế giới khói sương hư ảo + tiếng gọi chới với, càng gọi càng xa xăm + màu áo trắng như màu ảo mộng trong màn sương khói + câu hỏi cuối bài thơ đau đáu một nỗi niềm khắc khoải *) Bình luận: Bài thơ là tiếng nói bộc lộ tình yêu da diết đến thành khắc khoải với thôn Vĩ, với xứ Huế, phảng phất niềm hoài vọng, bâng khuâng với một mối tình xa xôi, hư ảo -> Kh¸t väng t×nh ®êi, t×nh ngưêi ch¸y báng. 1,0 0,5 0,5 3,5 0,5 1,0 0,25 0,75 1,0 0,5 0,5 1,0 0,25 0,25 0,5 0,5 Lưu ý: - Đáp án chỉ mang tính chất hướng dẫn, trong thực tế làm bài, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau, miễn là đầy đủ ý và logic. - Bài chiết điểm đến 0,25 nhưng khi tính điểm vẫn quy tròn theo mức điểm 0,5.

File đính kèm:

  • docDe thi thu DH Dap an chi tiet.doc
Giáo án liên quan