Ngữ văn 11 Chuẩn kiến thức kỹ năng từ tiết 20 đến tiết 40

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

Giúp học sinh:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về nhân thế, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu

- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ.

2. Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, khái quát hóa

3. Thái độ

Giáo dục cho học sinh có ý thức vươn lên khi gặp khó khăn. Trân trọng, khâm phục tài năng, nghị lực Nguyễn Đình Chiểu

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên

- Giáo án, Sgk, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy

- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11

- Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11

- Sách luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn.

 

III. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

2. Bài mới

* Lời vào bài (1’): Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu một trích đoạn Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó chúng ta phần nào đã hiểu biết về cốt cách, phẩm giá của cụ Đồ Chiểu. Để cung cấp cho các em những kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của đồ Chiểu chúng ta vào bài học hôm nay

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn 11 Chuẩn kiến thức kỹ năng từ tiết 20 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 9/ 2011 Ngày dạy: 22/ 9/ 2011 Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 22/ 9/ 2011 Lớp dạy: 11C Tiết 21: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn Đình Chiểu I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức Giúp học sinh: - Nắm được những kiến thức cơ bản về nhân thế, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu - Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ. 2. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, khái quát hóa 3. Thái độ Giáo dục cho học sinh có ý thức vươn lên khi gặp khó khăn. Trân trọng, khâm phục tài năng, nghị lực Nguyễn Đình Chiểu II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Giáo án, Sgk, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy - Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11 - Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - Sách luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới * Lời vào bài (1’): Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu một trích đoạn Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó chúng ta phần nào đã hiểu biết về cốt cách, phẩm giá của cụ Đồ Chiểu. Để cung cấp cho các em những kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của đồ Chiểu chúng ta vào bài học hôm nay… * Nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Yêu cầu HS đọc mục I và trình bày những nét khái quát về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu ? HS : Căn cứ vào Sgk với việc chuẩn bị bài ở nhà trình bày khái quát về Nguyễn Đình Chiểu GV giảng : Bài học lớn từ con người Nguyễn Đình Chiểu: Ý chí và nghị lực sống. Lòng yêu nước thương dân. Tinh thần bất khuất trước kẻ thù: Chủ tỉnh Bến Tre tên Mi- Sen- Pông- Sông đã 3 lần đến tận nhà thăm hỏi. Ông không chịu nhận lời thăm hỏi, ông không chịu ra tiếp. Ông từ chối mọi ân huệ tiền tài, đất đai mà thực dân Pháp hứa hẹn “Đất chung đã mất thì đất riêng của tôi có sá gì?” Ông không sử dụng bất cứ thứ gì của người Pháp. Ông còn là người có lòng yêu nước tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Để lại cho đời những tác phẩm bất hủ. Nam kì mất ông trở về Bến Tre, giữ trọn tấm lòng thuỷ chung với dân với nước. GV: Trong quá trình sáng tác Nguyễn đình Chiểu sáng tác chủ yếu bằng thứ chữ nào? kể tên một số tác phẩm tiêu biểu? HS: Phát biểu GV: Trong những tác phẩm trên quan điểm sáng tác của NĐC như thế nào? HS: suy nghĩ, trả lời GV mở rộng: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Văn chương như con thuyền tải đạn, chở mấy cũng không đầy, không khẳm, không đắm; dùng ng̣òi bút lông để đâm mấy thằng gian cũng không lệch, không nghiêng). Văn chương ai chẳng muốn nghe Phun châu, nhả ngọc báu khoe tinh thần GV: Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa được thể hiện trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu như thế nào? HS: Làm việc với SGK và trình bày GV trích dẫn tư liệu: ....Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng .....Ngư rằng : lòng lăo chẳng mơ Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn. .....Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình. ...... Dốc lòng trả nợ áo cơm Sống mà trọn nghĩa thác thơm danh hiền. GV: Lòng yêu nước thương dân được Nguyễn Đình Chiểu thể hiện như thế nào? HS: Dựa vào Sgk trình bày GV trích dẫn tư liệu: “….Anh hùng thà thác chẳng đầu tây Một giấc sa trường phận cũng may”. “….Làm người trung nghĩa đáng bia son Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn. ….Tinh thần hai chữ phao sương tuyết Khí phách ngàn thu rỡ núi non”. GV trích dẫn tư liệu: Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ: “Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo. Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật. Kể mười mấy năm trời khốn khổ, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đếm tên; đem ba tấc hơi mõm bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi, hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt. Khá thương thay! Dân sa nước lửa bấy chầy: giặc ép mỡ dầu hết sức….” GV: Em hãy nêu những nét chính của nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? HS: Trình bày A. Phần một- Tác giả I. Cuộc đời (8’) - Nguyễn Đình Chiểu - Đồ Chiểu (1822- 1888) Tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai ( cái phòng tối ) - Sinh tại quê mẹ: Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. - Xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên vào Gia Định làm thư lại, lấy bà Trương Thị Thiệt người Sài Gòn làm vợ thứ, sinh ra Nguyễn Đình Chiểu. - 1833 ông Huy đưa Nguyễn Đình Chiểu vào Huế ăn học. - 1840 Nguyễn Đình Chiểu về Nam. - 1843 thi đỗ tú tài. - 1846 ra Huế thi tiếp nhưng đến 1849 lúc sắp thi thì mẹ mất, bỏ thi về Nam đội tang mẹ. Trên đường đi bị đau mắt nặng vì khóc mẹ quá nhiều nên đã bị mù hai mắt. - Bị mù từ năm 27 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu vẫn mở lớp dạy học, làm thuốc chữa bệnh cho người nghèo và sáng tác thơ văn chống Pháp. - 1859 Pháp đánh Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu đánh giặc và sáng tác nhiều thơ văn chiến đấu. - Thực dân Pháp biết ông là người có tài tìm cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông tỏ thái độ bất hợp tác. - Con người Nguyễn Đình Chiểu có sự kết hợp của 3 tố chất : Nhà giáo/ Nhà văn/ thầy thuốc. - 1888 ông qua đời. => Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về nghị lực và đạo đức, suốt đời chiến đấu không biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi nhân dân. II. Sự nghiệp thơ văn 1. Các tác phẩm chính (5’) - Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm: + Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu. + Chạy giặc + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. + Văn tế Trương Định + Thơ điếu Trương Định + Thơ điếu Phan Tòng + Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh. + Ngư Tiều y thuật vấn đáp (Truyện thơ dài) - Quan điểm sáng tác: + Nªu cao tinh thÇn chiÕn ®Êu trong v¨n ch­¬ng, dïng v¨n ch­¬ng ®Ó chiÕn ®Êu cho chÝnh nghÜa. + Víi «ng v¨n ch­¬ng ph¶i lµ nh÷ng s¸ng t¹o nghÖ thuËt ®éc ®¸o ®Ó ph¸t huy tinh thÇn. 2. Nội dung thơ văn (20’) - Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa: + Nhân: Tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn. + Nghĩa: Là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội. à Tất cả sáng tác của ông đều đặc biệt đề cao chữ nghĩa, là những bài học về đạo làm người. Đạo lí làm người của Nguyễn Đình Chiểu mang tinh thần Nho gia, nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều là nhưng mẫu người lý tưởng, sống nhân hậu, thủy chung, ngay thẳng, dám xả thân vì nghĩa lớn... - Lòng yêu nước thương dân: + Thơ văn ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân. Đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh cho Tổ Quốc. (Trương Định; Phan Tòng) + Ông còn tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân. Ông khóc than cho đất nước gặp buổi đau thương. Ông căn uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù. Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ:…. à Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, kích lệ không nhỏ tình thần và ý chí cứu nước của nhân dân. 3. Nghệ thuật thơ văn (7’) - Có nhiều đóng góp, nhất là văn chương trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu thương. - Thơ văn Nguyên Đình Chiểu còn mang đậm chất Nam Bộ: Từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác. - Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ. à Hơn một thế kỷ trôi qua, tiếng thơ Đồ Chiểu vẫn ngân vang giữa cuộc đời. Tên tuổi nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai vẫn rực sáng trên bàu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp và những cống hiến lớn lao của ông cho văn học nước nhà. 3. Củng cố: (2’) ? Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu có gì cần lưu ý? ? Nội dung phản ánh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là gì? 4. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (2’) a. Bài cũ: - Nắm được cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu - Nắm được những nội dung và nghệ thuật chủ yếu thể hiện trong thơ văn Nguyễn Đình chiểu b. Bài mới: - Chuẩn bị tiết 22: Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (tiếp theo) - Phần tác phẩm - Yêu cầu: Đọc kĩ văn bản. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGk

File đính kèm:

  • docTIẾT 21 - VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC.doc
  • docTIẾT 22 - VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC.doc
  • docTIẾT 23 - VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC.doc
  • docTIẾT 24 - THỰC H￀NH TH￀NH NGỮ, ĐIỂN CỐ.doc
  • docTIẾT 25 - CHIẾU CẦU HIỀN.doc
  • docTIẾT 26 - CHIẾU CẦU HIỀN.doc
  • docTIẾT 27 - ĐỌC THᅧM - XIN LẬP KHOA LUẬT.doc
  • docTIẾT 28 - THỰC H￀NH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG.doc
  • docTIẾT 29 - ᅯN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.doc
  • docTIẾT 30 - ᅯN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.doc
  • docTIẾT 32 - THAO T￁C LẬP LUẬN SO S￁NH.doc
  • docTIẾT 33 - KH￁I QU￁T VĂN HỌC VIỆT NAM.doc
  • docTIẾT 34 - KH￁I QU￁T VĂN HỌC VIỆT NAM.doc
  • docTIẾT 35- 36 - VIẾT B￀I L￀M VĂN SỐ 3.doc
  • docTIẾT 37 - HAI ĐỨA TRẺ1.doc
  • docTIẾT 38 - HAI ĐỨA TRẺ2.doc
  • docTIẾT 39 - HAI ĐỨA TRẺ.doc
  • docTIẾT 40 - NGỮ CẢNH.doc