Giáo án Bồi dưỡng Ngữ văn 9 trường THCS Quyết Tiến năm 2008 - 2009

1.VĂN BẢN LÀ GÌ ?

Văn bản là các tác phẩm văn học và văn kiện ghi bằng giấy tờ. Có văn bản hẳn hoi

 ( “Từ điển Hán Việt”-Phan Văn Các)

VD:

-Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”, tập thơ “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh .là những văn bản văn chương.

-“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập”của Bác Hồ là những văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại.

-Một bài văn của học sinh viết trên lớp , hoặc trong phòng thi , một bài thơ ngắn, một truyện vui của các em đăng trên tờ báo của lớp mình cũng được xem là một văn bản.

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bồi dưỡng Ngữ văn 9 trường THCS Quyết Tiến năm 2008 - 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản ----------------------------------------------------------------------- I.Một vài điều cần biết về văn bản. 1.Văn bản là gì ? Văn bản là các tác phẩm văn học và văn kiện ghi bằng giấy tờ. Có văn bản hẳn hoi ( “Từ điển Hán Việt”-Phan Văn Các) VD: -Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”, tập thơ “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh….là những văn bản văn chương. -“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập”của Bác Hồ…là những văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại. -Một bài văn của học sinh viết trên lớp , hoặc trong phòng thi , một bài thơ ngắn, một truyện vui của các em đăng trên tờ báo của lớp mình… cũng được xem là một văn bản. 2.Tính chất của văn bản. Văn bản là một thể thống nhất trọn vẹn về nội dung ý nghĩa, hoàn chỉnh về hình thức. Vd: bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Bài ca dao này rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam. Hai câu đàu ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn qua sự so sánh “Như núi Thái Sơn”, “Như nước trong nguồn chảy ra”. Hai câu cuối nói về đạo làm con phải “Một lòng thờ mẹ kính cha”, săn sóc phụng dưỡng cha mẹ. Đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. đó là nội dung ý nghĩa vừa thống nhất, vừa trọn vẹn. Bài ca dao này về hình thức lại hoàn chỉnh. Nó được viết theo thể thơ lục bát, gồm có 4 câu, 28 chữ. Vừa có vần chân, vừa có vần lưng (Sơn-nguồn/ ra-cha-là) lại có cách ví von, so sánh cụ thể, hình tượng. Nó là một viên ngọc quý trong ca da Việt Nam. 3.Chủ đề. Văn bản phải có chủ đề. đọc văn bản phải tìm được chủ đề. Chủ đề là gì? -Nói một cách ngắn gọn, chủ đề là vấn đề chủ yếu được nêu trong văn bản. -“Cuộc chia tay của nnhững con búp bê” nêu lên sự đau buồn, mất mát của những đứa con thơ khi cha mẹ bỏ nhau: Tình thương anh em trong bi kịch gia đinh. -Baì thơ chữ Hán “Thiên trường vãn vọng” tả cảnh đẹp buổi chiều ở phủ Thiên Trường, đời Trần, qua đó ca ngợi cảnh quê hương đất nước yên vui, thanh bình, nói lên niềm vui sướng, tự hào và tình yêu thiên nhiên cuả nhà vua –thi sĩ. 4.Chuyện với chủ đề. Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề Vd. “buổi học cuối cùng” của Đô-đê Tác giả kể chuyện gì? –Em bé Phăng kể lại chuyện buổi dạy cuối cùng của thầy Ha-men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Chủ đề của chuyện là gì? –Nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để dành lại tự do. -Vậy “Chuyện” và “chủ đề” của chuyện “Lão Hạc” là gì? Tác phẩm “cô bé bán diêm là gì” ? 5.Đại ý. Đại ý là gì ?-Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề. Trong cuốn “Ngữ văn8” có rất nhiều đoạn trích. Vd: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyên Thanh Quan. -6 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà. -4 câu thơ cuối : Nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý) ->Chủ đề: Tâm trạng buồn, cô đơn của li khách bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn. 6.Đa chủ đề. Một tác phẩm chỉ có thể chỉ có một chủ đề. Một tác phẩm cũng có thể có nhiều chủ đề. (Đa chủ đề) Vd.Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong tập “Nhật kí trong tù” có chủ đề: Tình yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. *“Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề: +Những khổ cực đày đoạ của thân tù. +ý chí kiên cường, bất khuất, lạc quan. +Lòng khao khát tự do +Lòng yêu nước +Lòng thương người +Tình yêu thiên nhiên +Phong thái ung dung, tự tại ->Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. +Hiện thực nhà tù tăm tối, vô nhân đạo *Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “Tam quốc chí”, “Tây du kí” “thuỷ hử”, “Chiến tranh và hoà bình”…đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu, nhưng có những tác phẩm có quy mô nhỏ cũng có thể óc nhiều chủ đề. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một cí dụ . có các chủ đề sau: +Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc. +Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc , thuỷ chung…) +Cảm thông với thân phận, số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. *Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có người chỉ bảo có một chủ đề :Tình bạn cố tri chân thành, chung thuỷ. Có người lại cho răng có 2 chủ đề. Một là tình bạn đẹp, chân thành, chung thuỷ. Hai là cuộc đời thanh bạch của một nhà Nho. ý kiến của em như thế nào? 7.Tính thống nhất của chủ đề. Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết…là xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết, bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề. Tựa như nền, móng, cột, kèo, xà, tường, nóc, ngói, tranh…hợp thành mới ra cái nhà (Cái nhà ngày xưa) Tính thống nhất của chủ đề là sự liên kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của các bộ phận tác phẩm như nhan đề, lời đề từ (nếu có), từ ngữ, hình tượngk, giọng điệu (thơ), cốt truyện, nhân vật, diễn biến, câu trữ tình ngoại đề (nếu có)- Tạo thành một chỉnh thể. Sự thừa, thiếu trong tác phẩm là hiện tượng biểu lộ sự non yếu của tác giả đã phá vỡ tính thống nhất của chủ đề. Những truyện ngắn dở,, những bài thơ đở thường thừa chi tiết, thừa câu, thừa đoạn, hoặc khấp khểnh, điều đó phản ánh một sự non kém về tay nghề. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt chẽ: -Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm -Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình, thì em gái theo ra. -Hai anh em chia đồ chơi -Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4b -Trước lúc lên xe Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê…Thành nhìn theo bóng dáng em gái rồi khóc. ->Qua đó có thể rút ra chủ đề của truyện: -Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch của gia đình (cha mẹ bỏ nhau) -Tình yêu thương của anh em , bè bạn trong bi kịch gia đình. ----------------------------------------------------------------------------- II.Xây dựng đoạn văn trong văn bản: 1.Đoạn văn là gì? Một văn bản có nhiều đoạn văn hợp thành. Vậy đoạn văn là phần văn bản. đoạn văn chỉ có một câu văn hoặc do một số câu văn tạo thành. đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản. Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết hoa lùi đầu dòng (khoảng 1cm) tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng Ngoại trừ tục ngữ (Văn bản ngắn nhất), còn tất cả các loại văn bản đều gồm có một số câu và đoạn văn. Câu văn , đoạn văn là những tế bào gắn bó hữu cơ trong cơ thể văn bản. Chưa biết đặt câu (đúng, hay) chưa biết dựng đoạn (Hợp lí, đúng quy cách) thì khó mà hình thành được văn bản. Đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn song hành, đoạn móc xích…phải trở thành kĩ năng lúc nói và viết, và biết cách phối hợp vận dụng, biến hoá. Vd(a): Tình thương của Bác Hồ mênh mông. Yêu nước, thương nhà, thương đồng bào chiến sĩ, thương các cháu nhi đồng gần xa. Tết kháng chiến đầu tiên( Đầu năm 1947), Bác gửi thư cho các chiến sĩ Quyết tử quân đang đánh nhauvới giặc Pháp trong lòng Hà Nội: “Các em ăn tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viện chính phủ vì nhớ đến các em nên cũng không ai nỡ ăn tết”. Mùa đông, Bác gửi áo ấm cho các chiến sĩ. Năm học nào ,ngày khai giảng, Bác Hồ cũng gửi thư cho học sinh trên mọi miền đất nước, khuyên các cháu chăm học, chăm làm, ngoan ngoãn…Trung thu đến, Bác gửi các cháu nhiều cái hôn: “Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”. Với Bác Hồ thì “Miền Nam là Thành đồng Tổ quốc”, là “máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam” Trong những năm dài đất nước bị quân thù chia cắt, Bác nhớ Miền Nam khôn nguôi. Bác nói: “Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi”. Vd(b) “Chúng ta tự hào có nhiều cụ ông cụ bà, 70, 80 tuổi vẫn hăng hái học tập và lao động”, lập ra những “bạch hầu quân”, trồng cây gây rừng, đôn đốc phong trào Bình dân học vụ và vận động vệ sinh phòng bệnh. Phụ nữ ta có thành tích lớn trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; có nhiều anh hùng, chiến sĩ thi đua , đội trưởng sản xuất trong các nhà máy, chủ nhiệm hợp tác xã, đội trưởng dân quân, bác sĩ, giáo viên…rất giỏi. Thanh niên ta tích cực xung phong cố gắng làm tròn nhiệm vụ đầu tầu trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, quốc phòng, thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, chăm học, chăm làm; Nhiều cháu đã dũng cảm cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu giúp đỡ nhau và thi đua “làm nghìn việc tốt” ( Trích “Báo cáo tại hội nghị chính trị đặc biệt” Hà Nội 11.4.1964-Hồ Chí Minh) Vd (c) “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc đư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để nòi giống ta suy nhược” (Trích “Tuyên ngôn độc lập”-Hồ chí Minh) ->Năm đoạn văn trên đây trích trong bản “tuyên ngôn độc lập”2.9.1945. Mỗi một đoạn văn ghi lại một tội ác vô cùng dã man của thực dân Pháp. Qua 5 đoạn văn này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căm thù nlên án 5 tội ác ghê tởm về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm trời. Lí lẽ và dẫn chứng rất đanh thép, hùng hồn. 2.Câu chủ đề của đoạn văn. Câu chủ đề của đoạn văn còn gọi là câu chốt của đoạn văn. Câu chủ đề mang nội dung kháI quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C-V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (Đoạn diễn dịch) cuáng có thể đứng cuối đoạn văn (đoạn quy nạp) Vd: *“Đảng ta vĩ đại thật. Trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi ggương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp” (Hồ Chí Minh) *Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc. Tuổi trẻ Việt Nam được cắp sách tới trường, được hưởng thụ một nền độc lập hoàn toàn tự do. Một chân trời mới tươi sáng bao la rộng mở trước tầm mắt thanh thiếu niên nhi đồng. Học không phải để làm quan. Học để làm người, người lao động sáng tạo, có trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật đẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người người học tập, nhà nhà học tập để nâng cao dân trí. Vì vậy, học tập là nghã vụ của chúng ta. 3.Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn. Trong một đoạn văn các câu có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau. Có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau; có thể liên kết, phối hợp với nhau về ý nghĩa Vd: Đã vào mùa thu. Những đám mây bớt đổi màu . Trời bớt nặng.Gió heo đã rải đồng. Trời canh và cao dần lên. Một nền mây mùa thu xanh bát ngát. Cánh dồng dậy thì. Lúa xanh tít trải dài từ những bìa làng đến tận chân trời. Những thửa ruộng cấy sớm,cấy muộn đã xanh kịp nhauđể cùng vào thu. Lúa thì con gái như một tấm nhung xanh, khiến cho trời thu càng đẹp. Những làng quê với màu tre, màu cây như những chiếc đảo xanh, cúng xanh đậm thêm đôi chút. Thành ra thửa ruộng thôn quê , anù sắc như màu mùa , đua nhau đẹp. Nắng nhạt dần , thứ nắng như tơ tằm,như lụa, như sa, nhưng gam mà vàng thật óng ả, thật dịu dàng. Mùa thu là mùa của dịu dàng, êm đềm, thơ thới. Đến làn sương mù, một bữa nào đó hiện ra, la đà mặt đất, trong cái màu trắng đục như sữa, bỗng xanh nhẹ màu lơ, như thể cái nền trời thu sẻ một chút nào đó cho mặt đất. Rồi những khói chiều thu cũng xanh ngắt bay lên trời, lại như đất quê nhắc với trời quê “Màu xanh của trời, đất này cũng có!” ( “Chiền chiện bay lên”-Ngô VănPhú) Đây là hai đoạn văn tả cảnhvẻ đẹp thu của đồng quê. -Đoạn 1 có 13 câu văn nói về mây, nắng, gió, cánh đồng lúa, màu tre, màu cây…đều đượm sắc thu xanh ngắt, vàng tươi dịu dàng. Đoạn 2 có ba câu nói về sương khói mùa thu, một màu xanh dịu dàng, êm đềm, thơ thới. ->Các câu đã phối hợp với nhau làm nổi bật ý nghĩa : cảnh thu, sắc thu, tình thu. Giọngvăn nhẹ nhàng, trong sáng. Cả hai đoạn văn không có câu chủ đề. Vd(2) Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân kông có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo . các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tất cả mọi việc, Đảng phải lo” (Hồ Chí Minh) ->Đoạn quy nạp: Câu “tất cả mọi việc, Đảng phải lo” là câu chủ đề. 4.Cách trình bày nội dung đoạn văn. Ngoài việc viết đúng (dùng từ đúng, viết đúng chính tả, đặt câu đúng) cách diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc, học sinh còn phải biết dựng đoạn, biết cách trình bày nội dung đoạn văn cho đúng, hợp lí. Có những cách dựng đoạn văn như sau : -Dựng đoạn diễn dịch. -Dựng đoạn quy nạp. -Dựng đoạn song hành. -Dựng đoạn móc xích. -Dựng đoạn tam luận. Làm văn, viết văn là phải sáng tạo. Không thể đơn điệu, cứng nhắc, dễ gây nhàm chán. Do đó, các em phải biết sử dụng nhiều cách dựng đoạn trong một bài văn, từng bài văn, luyện thành kĩ năng, kĩ xảo. a.Đoạn diễn dịch. Diễn dịch là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, ý khái quát dến ý sụ thể, chi tiết. Đoạn diễn dịch thì câu chốt (câu chủ đề) đứng đầu đoạn; các câu đi kèm sau minh hoạ cho câu chốt. Vd: 1Ví dụ “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhaủ ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta. Chúng lập ra nhà tù nhiề hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống chúng ta suy nhược” ( Trích “ Tuyên ngôn độc lập”) Nhận xét:Hồ Chí Minh đã sử dụng thao tác diễn dịch để căm giận lên án 5 tội ác vô cùng dã man về mặt chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm ròng. Câu văn ngắn, diễn đạt trùng điệp, đanh thép, hùng biện. *.Viết đoạn văn diễn dịch. *Em rất kính yêu và biết ơn mẹ. Có lẽ vì em là con út trong gia đình nên được mẹ dành cho nhiều tình yêu thương nhất. Mẹ tần tảo lo toan việc nhà từ bữa cơm, bát canh đến tám áo cho chồng, con. Mùa hè cho đến mùa đông, mẹ đều thức khuya dậy sớm, nét mặt đôn hậu, cử chỉ mẹ dịu dàng. Mẹ hi sinh, mẹ chăm chút việc học hành cho đàn em thơ. Mẹ luôn nhắc nhở mấy chị em phải chăm chỉ, học hành, nay mai thi vào đại học, học nghề, có công ăn việc làm chắc chắn. Mỗi lần đợc điểm 10 về khoe mẹ, mẹ rất vui. Mẹ vui sướng, hãnh diện khi thấy đàn con ngày một khôn lớn. Tóc mẹ ngày một bạc thêm các con cha đỡ đần mẹ được bao nhiêu. Em chỉ cầu mong mẹ được vui, được khoẻ mãi mãi. *Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng. ở Hồ Chí Minh thể hiện toàn vẹn đức tính chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa, chí, dũng, với nội dung mới, mà Người đã đề ra cho toàn Đảng, toàn dân. Nét đặc biệt của Hồ Chí Minh là khiêm tốn, giản dị, sự khiêm tốn. giản dị chân thành và hồn nhiên của người bao giờ cũng là chính mình, và chỉ cần là chính mình. Địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí Minh càng khiêm tốn và giản dị. trước tất cả và hơn hết mọi người trong mỗi ngày, mỗi việc. Hồ Chí Minh đã làm đúng điều mà người nhắc nhở mọi ngời cán bộ cách mạng; là chân thành ,tận tuỵ và làm đầy tớ của nhân dân. ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, được tín nhịêm rất cao, Hồ Chí Minh vẫn sống như một người Đảng viên và một người lao động bình thường, tôn trọng quần chúng và phục tùng tập thể , lắng nghe ý kiến của những người học trò và mọi người sống quanh mình, khi chuẩn bị một chủ trương quan trọng cũng như khi viết một bài báo. Cuộc sống và làm việc hàng ngày của Bác thể hiện thật đẹp đẽ và sâu sắc ý thức tổ chức và ý thức tập thể, từ việc nhỏ đến việc lớn. Và trong mọi việc, Bác đòi hỏi phải có ý thức sâu rộng của cả tập thể, từ đó mới có thể động viên được sức mạnhvô tận của khối đại đoàn kết toàn dân và đây là nhân tố quyết định. Một điều đáng tự hào của Đảng cộng sản và dân tộc Việt Nam là ở đát nước mà ngời lãnh tụ được cả dân tộc yêu mến và tin tưởng đến lạ lùng, lại không bao giờ nảy ra sùng bái cá nhân với những tệ nạn của nó. Đó là phẩm chất Hồ Chí Minh và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Con ngời Hồ Chí Minh trước sau như một, vượt qua thử thách của vinh quang, của quyền lực, của tuổi tác, của thời gian làm sáng lên sự cao cả của người. *Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm đẹp in đậm trong thơ Nguyễn Trãi. Thế giới các loài hoa như nhà, sen, mẫu đơn, mai, lan, cúc…được ông nói đến với bao tình nâng niu quý mến. Ông cần mẫn “Đìa thanh phát cỏ ương sen”. Ông thao thức “Hè cửa đêm chờ hương quế lọt” Cửa sổ nhà ông, án sách của ôngngào nhát hương hoa, cái ao trong đầy ánh trăng “Song có hoa mai, trì có nguyệt-án còn phiến sách, triện còn hương”. Cây niềng niễng, lảnh mồng tơi, bè rau muống, cây xoan, cây chuối…bình dị như đã ôm trọn tâm hồn ức trai. Với Nguyễn Trãi, trăng là bạn bầu tri kỉ. Trăng đến chia vui cùng chén rượu “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”. Gió mát, trưng trong càng làm cho tâm hồn thêm thanh cao: “Say minh nguyệt chè ba chén, Thú thanh phong, lều một gian” ( “Mạn thuật”-5) Với ông ,suối Côn Sơn là đàn cầm, đá là đệm chiếu, thông là lọng xanh rủ bóng, trúc là nghìn mẫu vẻ xanh mát rượi. Từ núi đến mây, từ chim đến trăng đều tình thương đến đậm đà: “Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách hứa, nguyệt anh tam” (Tam= em) (Thuật hứng19) *Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinmh thần yêu nước của dân ta. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng có ngựa sắt phun lửa, có roi sắet và gốc tre làm vũ khí đánh đuổi giặc ân là niềm rtự hào của tuổi thơ Việt Nam. Lí Nam Đé đánh đuổi giặc Lương lập lên nước Vạn Xuân độc lập. Bà Trưng, Bà Triệu đánh đuổi quân giặc Phương Bắc. Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Quốc Tuấn đã dùng kì mưu giệt giặc Nam Hán, giặc Tống, giặc Mông Cổ trên sông Bạch Đằng. ải Chi Lăng, gò Đống Đa là mồ chôn quân xâm lược Phương Bắc. Cuốc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ là những bản anh hùng ca của nhân dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước của nhân dân ta đã tô thắm những trang sử vàng chói lọi (Nguyễn Kì Nam-học sinh lớp 8c trường Nguyễ Nghiêm-Quảng Ngãi) b.Đoạn quy nạp Quy nạp là cách trình bày nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung, kháI quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề (câu chốt) đứng cuối đoạn văn. Chú ý : đoạn diễn dịch có thể đảo lại thành đoạn quy nạp ; hoặc đoạn quy nạp có thể đảo lại thành đoạn diễn dịch. .Ví dụ Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp, bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “ bảo hộ” , trái lại trong 5 năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. ...Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đa thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta nổi dậy giành chính quyền lập lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nớc Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp” ( trích “Tuyên ngôn độc lập”-Hồ Chí Minh) Nhận xét: Từ những sự kiện lịch sử như: Từ 1940- 1945, trong 5 nămPháp bán nước ta hai lần cho Nhật; từ mùa thu năm 1940, Việt Nam đã thành thuộc địa của Nhật; Nhật đầu hàng đồng minh;nhân dân ta đã giành chính quyền lập lên nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà- Tác giả đi đến kết luận ( quy nạp): “Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nớc Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”, đó là một chân lí lịch sử hùng hồn mà kẻ thù của dân tộc ta không thể nào chối cãi đợc. .Viết các đoạn văn quy nạp *.Đoạn văn quy nạp nói về vai trò và tác dụng của sách giáo khoa. Sách là nơi hội tụ, tích luỹ những tri thức của nhân loại xa nay, sách chứa đựng biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp về thiên nhiên, tạo vật, về cuộc sống của con ngời trên hành trình vơn tới văn minh, tơi sang. Sách mở ra trớc mắt chúng ta những chân trời. Có áng thơ bồi đắp tâm hồn ta bao cảm xúc đẹp về tình yêu và lẽ sống. Có áng văn dẫn chúng ta đi cùng những nhân vật phiêu lu, ru hồn ta lạc vào bao mộng tưởngkì diệu. Sách giáo khoa chẳng khác nào cơm ăn, áo mặc, nớc uống, khí trời để thở... đối với học sinh chúng ta. Cuộc đời ssẽ vô vị bao nhiêu nếu thiếu hoa thơm và thiếu sách. Nhng sách phải hay, phải đẹp, phải tốt thì mới có giá trịvà bổ ích. Thật vậy, mọi quyển sách tốt đều là ngời bạn hiền. *Đoạn văn chủ đề về học tập. Niềm vui sướng của tuổi thơ là đợc cắp sách đến trờng học tập. Bị mù chữ hoặc thất học là một bất hạnh. Biển học rộng bao la; trước mắt tuổi trẻ thời cắp sách là chân trời tơi sáng. Học văn hoá, học ngoại ngữ, học khoa học kĩ thuật, học nghề. Học đạo lí làm ngời để hiểu vì sao “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Học ở trờng, hcọ thầy, học bạn. Học trong sách vở, học trong cuộc đời, “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Học đi đôi với hành. Biết học còn phải biết hỏi. Tóm lại chúng ta phải chăm chỉ, sáng tạo học tập, học tập một cách thông minh và có mục tiêu học tập đúng đắn *Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phảI san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ…Nhân dân ta có rất nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như “Giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “Bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích. Trong đời người hầu như ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất. Thật vậy, tình bạn là một tình cảm cao đẹp nhất của chúng ta. *Sông, hồ, ao , biển…là nguồn nước tự nhiên. Quan trọng nhất là nguồn nước ngọt và sạch. Cũng như không khí và ánh sáng…nước để duy trì , nuôi dưỡng sự sống trên tráI đất. Nước để nuôi sống con người. Nước đem lại màu xanh cho cây cỏ, nước làm cho ruộng vườn tươi tốt quanh năm. Nước sạch cho miền núi, hải đảo, cho nông thôn và đo thị là một yêu cầu cấp bách hiện nay để cải thiện dân sinh. Nhiều nguồn nước quanh ta đang bị ô nhiễm. Do đó bảo vệ nguồn nước sạch là nhiệm vụ của toàn xã hội. *Hải âu báo trước cho người đi biển những cơn bão. Lúc trờ sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn. Tiếng hải âu kêu tha thiết, giục giã. Chúng còn kiếm mồi sẵn cho lũ con trong nhiều ngày chờ khi biển lặng. Ai đã từng lênh đênh trên biển dài ngày, mỗi làn thấy cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng lên hi vọng? Đàn hải âu bay lượn quanh cột buồn, quanh con tàu, báo hiệu đất liền, báo bến cảng, báo sự bình an. Có thể xem hải âu là người bạn thân thiết của người đi biển. c.Đoạn song hành. Đoạn song hành là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau diễn để tả ý chung. đoạn song hành không có câu chủ đề. Vd *Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta, sương buông tráứng xoá. Con thuyền bơI trong sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ long bong trên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc cộc của bạn chài săn ---------------------------------------------------------------------- III Liên kết trong văn bản. 1.Liên kết là gì? Liên kết nghĩa là gắn liền với nhau, gắn chặt với nhau. 2.Liên kết văn bản Là nghệ thuật viết và nói tạo nên sự chặt chẽ , liền mạch, tính thống nhất, trọn vẹ và thống nhất của văn bản. Văn bản phải được liên kết cả về nội dung và ý nghĩa, cả về hình thức nghệ thuật. 3.Liên kết về nội dung ý nghĩa. -Các ý với nhau, các ý với chủ đề của văn bản phải gắn liền với nhau. -Các diễn biến, các tình tiết của câu chuyện phải gắn liền với cốt truyện -Các nhân vật trong truyện cũng cần phải được liên kết. -Không gian, thời gian và tâm trạng nhân vật cũng phải được liên kết. 4.Liên kết về hình thức nghệ thuật. Nhiều từ ngữ hợp lại theo quy tắc ngữ pháp mới thành câu. Nhiều câu phối hợp với nhau tạo nên đoạn văn. Nhiều đoạn văn phối hợp với nhau tạo nên văn bản. Do đó các từ ngữ, các câu văn, các đoạn văn trong một văn bản phải được liên kết với nhau, phải được gắn liền với nhau. Sự liên kết từ, câu , đoạn trong văn bản được gọi là liên kết hình thức nghệ thuật. Muốn liên kết câu ta phải sử dụng phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép trật tự tyuyến tính. Những kiến thức ấy ta sẽ học ở bộ môn Tiếng Việt (lớp 8) Ngoài ra phải biết liên kết đoạn văn. Có hai cách: -Dùng từ ngữ để liên kết. Từ ngữ chỉ : +Trình tự, phương tiện,sự bổ sung. +ý tổng kết, khái quát sự việc. +ý tương phản đối lập.

File đính kèm:

  • docTim hieu chung ve van ban.doc