Giáo án dạy Vật lý lớp 8 tiết 5: Sự cân bằng - Quán tính

TIẾT 5. SỰ CÂN BẰNG - QUÁN TÍNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực.

- Từ dự đoán (về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động) và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: "Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều".

- Nêu một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm và phân tích tổng hợp kiến thức.

3.Thái độ:

- Nghiêm túc, trung thực và hợp tác trong thí nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Dụng cụ làm thí nghiệm vẽ ở các hình 5.3, 5.4 (SGK)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý lớp 8 tiết 5: Sự cân bằng - Quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/9/ 2013 Ngày dạy: 27/9/2013 TIẾT 5. SỰ CÂN BẰNG - QUÁN TÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực. - Từ dự đoán (về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động) và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: "Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều". - Nêu một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm và phân tích tổng hợp kiến thức. 3.Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực và hợp tác trong thí nghiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Dụng cụ làm thí nghiệm vẽ ở các hình 5.3, 5.4 (SGK) III. PHƯƠNG PHÁP - DH tích cực - DH hợp tác IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * HOẠT ĐỘNG 1. ổn định lớp, kt bài cũ, tạo tình huống học tập - Mục tiêu: kt sự chuyên cần của hs, tạo hứng thú học tập cho hs. - Đồ dùng dạy học: - Thời gian: 6’ - Cách tiến hành: Hoạt động của GV , HS Nội dung - GV: Y/C lt báo cáo sĩ số lớp - GV: Hãy nêu được cách biểu diễn các lực? - Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của hai lực P, Q khi vật đứng yên. - ĐVĐ: Lực tác dụng lên vật cân bằng nhau nên vật đứng yên. Vâỵ, nếu một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng, vật sẽ như thế nào? - HS: lt báo cáo sĩ số lớp cho GV + lớp 8A: + lớp 8B - HS: trả lời theo y/c - HS dự đoán câu trả lời - Ghi đầu bài. * HOẠT ĐỘNG 2. tìm hiểu lực cân bằng - Mục tiêu: giúp hs biết thế nào là 2 lực cân bằng, và kết quả của 2 lực cân bằng tác dụng lên cùng 1 vật. - Đồ dùng dạy học: - thời gian: 22’ - Cách tiến hành: Hoạt động của GV , HS Nội dung - Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 SGK về quả cầu treo trên dây, quả bóng đặt trên bàn, các vật này đang đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng. - Hướng dẫn HS tìm được hai lực tác dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng. - Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động dựa trên cơ sở: + Lực làm thay đổi vận tốc. + Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên làm cho vật đứng yên tức là không làm thay đổi vận tốc. Vậy khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ thế nào? (tiếp tục chuyển động như cũ hay đứng yên, hay chuyển động bị thay đổi?) - Làm thí nghiệm để kiểm chứng. Hướng dẫn HS quan sát và ghi kết quả thí nghiệm. Chú ý: Hướng dẫn HS quan sát theo 3 giai đoạn: + Hình 5.3a SGK: Ban đầu quả cân A đứng yên. + Hình 5.3a SGK: Quả cân A chuyển động. + Hình 5.3c, d SGK: Quả cân A tiếp tục chuyển động khi A' bị giữ lại. Đặc biệt giai đoạn (d) giúp HS ghi lại quáng đường đi được trong các khoảng thời gian 2s liên tiếp. - GV gọi 1 HS hoàn thành C5. HS khác nhận xét và bổ xung nếu cần. Cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời. 1. Hai lực cân bằng - Căn cứ vào những câu hỏi cảu GV để trả lời C1 nhằm chốt lại những đặc điểm của hai lực cân bằng. C1: a, Tác dụng lên quyển sách có hai lực: trọng lực P, lực đẩy Q của mặt bàn. b, Tác dụng lên quả cầu có hai lực: trọng lực P, lực căng T. c, Tác dụng lên quả bóng có hai lực: trọng lực P, lực đẩy Q của mặt bàn. Mỗi cặp lực này là hai lực cân bằng. Chúng có cùng điểm đặt, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 2. Tác dụng của hai vật cân bằng lên vật đang chuyển động. - HS suy nghĩ để tìm câu trả lời theo hướng dẫn của GV. Hai lực cân bằng tác dụng lên vât đang chuyển động thì không làm thay đổi vận tốc của vật nên vật tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi mãi. - Theo dõi thí nghiệm, suy nghĩ và trả lời C2, C3, C4. C2: Quả cân A chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực PA, sức căng T của dây, hai lực này cân bằng (do T = PB mà PB = PA nên T cân bằng với PA). C3: Đặt thêm vật nặng A' lên A, lúc này PA + PA' lớn hơn T nên vật AA' chuyển động nhanh dần đi xuống, B chuyển động đi lên. C4: Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì A' bị giữ lại. Khi đó tác dụng lên A chỉ còn hai lực, PA và T lại cân bằng với nhau nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động. Thí nghiệm cho biết kết quả chuyển động của A là thẳng đều. - Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng tính toán. - HS thảo luận thống nhất câu trả lời để hoàn thành C5 C5: Kết luận: Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. * HOẠT ĐỘNG 3. tìm hiểu về quán tính - Mục tiêu: giúp hs biết được mọi vật đều có quán tính và giải thích được 1 số htg dựa vào quán tính. - Đồ dùng dạy học: SGK Thời gian: 5’ Cách tiến hành: Hoạt động của GV , HS Nội dung - Tổ chức tình huống học tập và giúp HS phát hiện quán tính, GV đưa ra một số hiện tượng về quán tính mà HS thường gặp. VD: Ô tô, tàu hoả đang chuyển động, không thể dừng ngay được mà phải trượt tiếp một đoạn. 3. Quán tính - Suy nghĩ và ghi nhớ dấu hiệu của quán tính là: "Khi có lực tác dụng thì vật không thay đổi vận tốc ngay được". - Nhận biết được hiện tượng quán tính. Nhận xét: Khi có lực tác dụng, vật không thể thay đổi vận tốc ngay lập tức vì mọi vật có quán tính * HOẠT ĐỘNG 4. vận dụng, củng cố - Mục tiêu: giúp hs khắc sâu kiến thức, và biết vậ dụng vào thực tiễn - Đồ dùng dạy học: SGK - Thời gian: 8’ - Cách tiến hành: Hoạt động của GV , HS Nội dung - Yêu cầu HS trả lời C6, C7, C8. - Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức đã học trong bài. - GV giới thiệu mục: Có thể em chưa biết III. Vận dụng - Trả lời C6, C7, C8 vào vở. - HS: trả lời theo y/c * HOẠT ĐỘNG 5. hướng dẫn về nhà - Mục tiêu: hướng dẫn hs về nhà học bài và trả lời câu hỏi từ C1 đến C8 và chuẩn bị bài mới. - Thời gian: 4’ - Cách tiến hành: GV hướng dẫn hs về nhà trả lời câu hỏi trong SGK và làm bài tập trong sbt từ 5.1 đến 5.8

File đính kèm:

  • docti_t 5.doc.doc
Giáo án liên quan