Giáo án Địa lý khối 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

ĐỊA LÝ KINH TẾ

Bài 6:

SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Tuần 3-Tiết 6

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

- Trình bày tóm tắt quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây.

- Hiểu và trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, những thành tựu, khó khăn và cách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Biết phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.

- Nhận biết vị trí các vùng kinh tế nói chung và vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý khối 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý kinh tế Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế việt nam Ngày soạn: 03/ 8/ 2008 Ngày dạy: 11/ 9/ 2008 Tuần 3-Tiết 6 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Trình bày tóm tắt quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây. - Hiểu và trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, những thành tựu, khó khăn và cách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Biết phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. - Nhận biết vị trí các vùng kinh tế nói chung và vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ. * Trọng tâm bài học: - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu, khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. II. Các thiết bị dạy học - Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam. - Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP (vẽ to trên giấy A0). - Một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong quá trình đổi mới. III. Các hoạt động trên lớp Mở bài: - Theo SGK. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cả lớp. Phương án 1: HS dựa vào SGK, trình bày tóm tắt quá trình phát triển đất nước trước thời kỳ đổi mới theo giai đoạn: - 1945: Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. - Từ 1945 đến 1954: Kháng chiến chống thực dân Pháp. - Từ 1954 đến 1975: + Miền Bắc: Xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, chi viện cho miền Nam. + Miền Nam: Chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế phục vụ chiến tranh. - Từ 1976 đến 1986: Cả nước đi lên CNXH: nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bị khủng hoảng, sản xuất đình trệ, lạc hậu. Phương án 2: GV thuyết trình về quá trình phát triển nền kinh đất nước từ 1945 đến 1986. I. Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới. - Nền kinh tế trải qua nhiều giai đoạn phát triển. - Sau thống nhất đất nước: Kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kéo dài, sản xuất đình trệ, lạc hậu. HĐ 2: Cá nhân/cặp Bước 1: Hs dựa vào SGK, hoàn thành các câu hỏi sau: - Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm nào? Nét đặc trưng của công cuộc đổi mới nền kinh tế là gì? - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện trên các mặt nào? - Trình bày nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. - Trả lời các câu hỏi của mục II trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ dẫn bản đồ vị trí các vùng kinh tế. Bước 3: GV gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả - chuẩn kiến thức. II. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Nét đặc trưng của đổi mới nền kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê. - Biểu hiện: + Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỷ trong khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ; các vùng kinh tế + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: phát triển kinh tế nhiều thành phần. HĐ 4: Nhóm. Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết thực tiễn, thảo luận theo gợi ý: - Nêu những thành tựu trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta. Tác động tích cực của công cuộc đổi mới tới đời sống người dân. - Theo em trong quá trình phát triển đất nước, chúng ta còn gặp những khó khăn nào? Lấy ví dụ qua thực tế địa phương. Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn xác kiến thức. 2. Những thành tựu và thách thức. - Thành tựu: + Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc, các ngành đều phát triển. + Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. + Nền kinh tế nước ta đang hội nhập khu vực và thế giới. - Khó khăn, thách thức: + Nhiều vấn đề cần giải quyết: Xóa đói giảm nghèo, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, việc làm + Biến động của thị trường thế giới, các thách thức khi tham gia AFTA, WTO IV. Đánh giá 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta biểu hiện qua các mặt nào? Trình bày nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. 2. Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tê trọng điểm của nước ta. 3. Vì sao nói: Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, song cũng còn không ít những khó khăn và thách thức trong công cuộc đổi mới nền kinh tế? V. Hoạt động nối tiếp - HS làm bài tập 2 trang 23 SGK Địa lý 9. Tuần 4 – Tiết 7 Bài 7: các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Ngày soạn: 06/ 9/ 2007 Ngày dạy: 14/ 9/ 2007 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Hiểu được vai trò của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố trên đến sự hình thành nền nông nghiệp nhiệt đới đang phát triển theo hướng thâm canh, chuyên môn hoá. - Có kỹ năng đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên, phân tích mối liên hệ địa lý. II. Các thiết bị dạy học - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khí hậu Việt Nam. - Atlat địa lý Việt Nam. III. Các hoạt động trên lớp Mở bài: * Phương án 1: Nước ta từ một nước đói ăn đã vươn lên đủ ăn, hiện naylà một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Nguyên nhân nào đã thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh, có năng suất cao, chất lượng tốt như vậy? * Phương án 2: Phần mở đầu bài học trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm. Bước 1: HS dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, SGK, kết hợp vốn hiểu biết hoàn thành phiếu học tập số 1. Gợi ý: Tuỳ từng đối tượng cụ thể có thể phân công 1, 2 nhóm cùng tìm hiểu về một loại tài nguyên. I. Các nhân tố tự nhiên. - Nền kinh tế trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Bước 2: Đại diện nhóm phát biểu - GV chuẩn kiến thức. - Thuận lợi: Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. - Khó khăn: Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp đất xấu tăng nhanh, hay bị thiên tai, sâu bọ, nấm mốc. Chuyển ý: Tài nguyên TN nước ta về cơ bản thuận lợi để chúng ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sản phẩm đa dạng, song yếu tố quyết định là con người và chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. HĐ 2: Nhóm Bước 1: HS dựa vào kênh chữ mục 2 kết hợp vốn hiểu biết, hoàn thành phiếu học tập số 2. Gợi ý: Đi sâu phân tích yếu tố chính sách nông nghiệp, thấy được nó tác động đến tất cả các yếu tố khác: + Phát huy những điểm mạnh của người lao động. + Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. + Tạo các mô hình sản xuất nông nghiệp thích hợp với mỗi miền địa phương. + Mở rộng thị trường, ổn định đầu tư cho các sản phẩm II. Các nhân tố kinh tế - xã hội Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức - Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định, tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp. IV. Đánh giá: 1. Học sinh chọn ý đúng nhất trong các câu sau: a) Nước ta có đủ điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng thâm canh, chuyên môn hoá do: A. Có nhiều loại đất, chủ yếu là Feralit và đất phù sa. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá đa dạng. C. Nguồn nước tưới phong phú. D. Sinh vật phong phú => thuần dưỡng, tạo các giống vật nuôi thích hợp từng địa phương cho năng suất cao, chất lượng. E. Tất cả các ý trên. b) Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở chỗ: A. Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. B. Thúc đẩy sự phát triển vùng chuyên canh. C. Nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. D. Tất cả các ý trên. 2. Câu sau đúng hay sai ? Tại sao? Chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước là nhân tố quyết định làm cho nền nông nghiệp nước ta đạt những thành tựu to lớn, tiến bộ vượt bậc. V. Hoạt động nối tiếp HS làm bài tập 3 trang 27 SGK Địa lý 9

File đính kèm:

  • docBai 6.doc
Giáo án liên quan