Giáo án: Địa lí 9 - Trường THCS Ngọc Liên

I) Mục tiêu: HS cần nắm

1) Kiến thức:

- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng, duyên hải .

- Các dân tộc khác sống chủ yếu ở miền núi trung du.

- Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

2) Kỹ năng :

- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chính của 1 số dân tộc.

3) thái độ:

- Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nước ta.

- Liên hệ thực tế tới địa phương

II) Đồ dùng:

- Bản đồ dân cư việt nam

- Bộ ảnh đại gia đình các dân tộc việt nam, một số dân tộc ở Điện Biên

III) Hoạt động trên lớp:

1) Tổ chức: GV nhắc nhở HS 1 số yêu cầu đối với bộ môn Địa lí 9 cần phải chuẩn bị: Vở ghi + Bài tập bản đồ + SGK + Atlát Việt Nam + Các đồ dùng cần thiết để vẽ biểu đồ : thước kẻ + bút chì + com pa + thước đo độ + bút màu

2) Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS

3) Bài mới: * Khởi động: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau , với truyền thống yêu nước các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc=>Đó là nội dung bài học hôm nay.

 

doc151 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 30191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án: Địa lí 9 - Trường THCS Ngọc Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¸o ¸n: ®Þa lÝ 9 1. §Çy ®ñ c¸c tiÕt 2. §· ®æi míi theo chuÈn KTKN, gi¶m t¶i s: 3/9/2008 ĐỊA LÍ VIỆT NAM G: 6/9 Phần I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 1: Bài 1 : CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I) Mục tiêu: HS cần nắm 1) Kiến thức: - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng, duyên hải . - Các dân tộc khác sống chủ yếu ở miền núi trung du. - Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. 2) Kỹ năng : - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chính của 1 số dân tộc. 3) thái độ: - Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nước ta. - Liên hệ thực tế tới địa phương II) Đồ dùng: - Bản đồ dân cư việt nam - Bộ ảnh đại gia đình các dân tộc việt nam, một số dân tộc ở Điện Biên III) Hoạt động trên lớp: 1) Tổ chức: GV nhắc nhở HS 1 số yêu cầu đối với bộ môn Địa lí 9 cần phải chuẩn bị: Vở ghi + Bài tập bản đồ + SGK + Atlát Việt Nam + Các đồ dùng cần thiết để vẽ biểu đồ : thước kẻ + bút chì + com pa + thước đo độ + bút màu… 2) Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 3) Bài mới: * Khởi động: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau , với truyền thống yêu nước các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc=>Đó là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính *HĐ 1: HS hoạt động cá nhân/cặp : Đọc thông tin sgk + bảng số liệu sgk trả lời các câu hỏi sau: 1) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào chiếm tỉ lệ lớn nhất , dân tộc nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhất? 2) Lớp chúng ta có bao nhiêu dân tộc ? Hãy cho biết tên dân tộc em , số dân và tỉ lệ dân số so với cả nước? 3) Làm thế nào em có thể phân biệt được dân tộc em với các dân tộc khác? 4)Vậy qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam? - HS đại diện báo cáo -> HS khác nhận xét , bổ xung - GV bổ xung và chuẩn kiến thức + Dân tộc Kinh : có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, có lực lượng lao động đông đảo trong Nông nghiệp, công nghiệp , dịch vụ và có KHKT + Các dân tộc khác : Chủ yếu là trồng rừng , cây công nghiệp,cây ăn quả , chăn nuôi và nghề tiểu thủ công nghiệp… * HĐ 2 : HS hoạt động cá nhân/nhóm. - Dựa vào sự hiểu biết của mình và thông tin SGK cho biết : 1) Dân tộc Kinh phân bố ở đâu? 2) Các Dân tộc ít người sinh sống ở đâu? => Học sinh điền bảng sau: Tên dân tộc Nơi phân bố - Tày, Nùng - Thái , Mường - Dao, Mông - Ê Đê - Gia rai - Cơ ho - Chăm, Khơ me - Hoa - Tả ngạn sông Hồng - Hữu ngạn sông Hồng - Các sườn núi cao ( Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ) - Đăc Lăc - Kon Tum, Gia rai - Lâm Đồng (Tây Nguyên: có khoảng 20 dân tộc khác nhau) - Ninh Thuận, - TP Hồ Chí Minh) ( Nam Trung Bộ và Nam Bộ) - HS : Báo cáo -> nhận xét - GV : Chuẩn khiến thức- bổ xung + Các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao: chương trình 135 của chính phủ,… + Nâng cao ý thức đề phòng của nhân dân các dân tộc đối với âm mưu thâm độc của bọn phản động lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của đồng bào lôi kéo đồng bào chống phá cách mạng nước ta…. I) Các dân tộc Việt Nam : - Việt Nam có 54 dân tộc anh em, cùng chung sống gắn bó trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước - Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng về ngôn ngữ, trang phục , phong tục, tập quán sx, … - Dân tộc kinh (Việt) có số dân đông nhất : chiếm 86,2% có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, có lực lượng lao động đông đảo trong Nông nghiệp, công nghiệp , dịch vụ và có KHKT - Các dân tộc khác ít người : chiếm 13,8%. Chủ yếu là trồng rừng , cây công nghiệp,cây ăn quả , chăn nuôi và nghề tiểu thủ công nghiệp… - Ngoài ra còn có cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài II) Phân bố các dân tộc 1)Dân tộc Kinh ( Việt ) - Phân bố rộng khắp cả nước -Tập trung đông ở đồng bằng, trung du, duyên hải 2) Các dân tộc ít người: - Chủ yếu phân bố ở miền núi và cao nguyên * Kết luận : sgk/5 IV) Đánh giá: A) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng: 1) Nhóm người Tày , Thái phân bố chủ yếu ở: a) Vùng núi trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ b) Các cao nguyên Nam Trung Bộ c) Vùng Tây Nguyên 2) Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn sinh sống của các dân tộc: a) Tày , Thái , Nùng c) Êđê, Gia rai, Mnông b) Mường , Dao, Khơ me d) Chăm , Mnông , Hoa B) Nối ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp: Dân tộc Đặc điểm Trả lời 1) Kinh (Việt) 2) Các dân tộc ít người a.Chiếm 13,8% dân số cả nước b.Chiếm 86,2% dân số cả nước c.Có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp ,cây ăn quả, chăn nuôi,tiểu thủ công nghiệp, nghề rừng. d.Có kinh nghiệm thâm canh lúa nước,nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp đạt mức độ tinh xảo e.Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng , trung du,ven biển. f.Phân bố chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên. 1- 2- V) Hoạt động nối tiếp: Trả lời câu hỏi – bài tập (sgk/6) Làm bài tập bản đồ : Bài 1 Nghiên cứu bài 2. BT về nhà tìm hiểu : 1) Gia đình em thuộc dân tộc nào? Có mấy người? Mấy Nam, mấy Nữ? Độ tuổi từng người? Cuộc sống gia đình như thế nào? 2) Theo em muốn cuộc sống gia đình ấm no , hạnh phúc thì cần phải làm gì? VI) Phụ lục: ………………………………………………………………………………. S: 5/9/2008. Tiết 2 G: 7/9 Bài 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ I) Mục tiêu: HS cần nắm 1) Kiến thức: - Số dân nước ta năm 2002 - Hiểu và trình bày tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của tăng dân số nhanh - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó. 2) Kỹ năng: - Phân tích bảng số liệu thống kê , 1 số biểu đồ dân số. 3) Thái độ : - ý thức được vấn đề dân số , sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí. II) Đồ dùng: - Biểu đồ biến đổi dân số nước ta (sgk phóng to) - Tranh ảnh về hậu quả do vấn đề dân số gây ra. Môi trường và chất lượng cuộc sống. III) Hoạt động trên lớp: 1)Tổ chức: 2) Kiểm tra: Câu 1 + 2 sgk/6 3) Bài mới: * Khởi động: Việt Nam là nước có số dân đông,dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi => Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề trên trong bài học hôm nay: Hoạt động của GV- HS Nội dung chính *HĐ1: HS hoạt động cá nhân - GV treo bảng số liệu về dân số và diện tích 1 số quốc gia trên thế giới - HS đọc thông tin sgk/7 + bảng số liệu: ? Cho biết số dân Việt Nam năm 2002? So sánh dân số và diện tích Việt Nam với các nước và rút ra nhận xét? - HS báo cáo – nhận xét - GV chuẩn kiến thức và bổ xung *HĐ2: HS thảo luận nhóm: Phân tích biểu đồ H2.1 trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập - HS chia nhóm nhỏ thảo luận 1) Quan sát và nêu nhận xét về sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột? 2) Quan sát và nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua từng giai đoạn và xu hướng thay đổi từ 1976 -> 2003. Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó ? 3) Nhận xét mối quan hệ gia tăng dân số tự nhiên với sự thay đổi số dân và giải thích ? - HS báo cáo kết quả - nhận xét - GV chuẩn kiến thức – bổ xung + Dân số nước ta tăng nhanh liên tục => số dân ngày càng đông + Tỉ lệ gia tăng cao từ 1954 -> 1976 đạt 3% trở lên do: sự tiến bộ về y tế, đời sống ổn định, tuổi thj tăng => Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm, làm cho tỉ lệ tăng tự nhiên cao, dân số tăng nhanh => "Bùng nổ dân số" + Từ 1976 -> 2003 : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần Tỉ lệ sinh giảm , tỉ lệ tử ổn định , làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm. Tuy vậy do dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên dân số vẫn tăng nhanh, mỗi năm tăng khoảng >1 triệu dân. ? Qua thực tế ở địa phương cho biết dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì? Biện pháp khắc phục như thế nào? - Đời sống chậm cải thiện - Tài nguyên môi trường suy giảm - Kinh tế chậm phát triển , ảnh hưởng đến ổn định xã hội - HS phân tích bảng 2.1 sgk/8 ? Nhận xét gì về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng trong cả nước? * HĐ3: HS hoạt động cá nhân/nhóm - HS đọc thông tin sgk/8 ? Cho biết cơ cấu dân số nước ta thuộc loại nào?(Dân số già hay dân số trẻ) - Dựa vào bảng 2.2 sgk/9 => Trả lời câu hỏi ở cuối bảng - GV hướng dẫn phân tích bảng số liệu 1) Nhận xét tỉ lệ Nam , Nữ qua các năm và xu hướng phát triển từ 1979 -> 1999? 2) Nhận xét tỉ lệ Nam , Nữ qua các năm ở từng độ tuổi? Giải thích? 3) So sánh tỉ lệ người dưới tuổi lao động từ 0 -> 14 tuổi và 15 -> 59 tuổi với số người > 60 tuổi? Nhận xét gì về xu hướng thay đổi tỉ lệ trong các độ tuổi từ năm 1979 -> 1999? 4) Cơ cấu theo giới , theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội ? I) Số dân: - Dân số Việt Nam năm 2002 là : 79,7 triệu người. - Là nước đông dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á, thứ 14 trên thế giới II) Sự gia tăng dân số - Từ 1954 -> 2003 : Dân số nước ta tăng liên tục - Cuối những năm 50 : có sự “Bùng nổ dân số”. - Năm 2003 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,43% - Ngày nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhờ thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng trong cả nước khác nhau. III) Cơ cấu dân số - Cơ cấu về giới : Nữ > Nam. Ngày nay có xu hướng tiến tới sự cân bằng - Cơ cấu theo độ tuổi:Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi dân số ngày càng già đi * Kết luận : sgk/9 4) Đánh giá: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Số dân nước ta năm 2003 là: 76,3 triệu dân c) 79,7 triệu dân 76,6 triệu dân d) 80,9 triệu dân Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do: Công tác dân số KHHGĐ còn hạn chế Tỉ suất sinh còn cao Nước ta có dân số đông Tất cả đều đúng 5) Hoạt động nối tiếp : GV hướng dẫn trả lời câu hỏi khó sgk/10 BT3: Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( % ) = ( Tỉ lệ sinh – Tỉ lệ tử) / 10 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( % ) : Vẽ biểu đồ là đường biểu diễn HS làm bài tập 2 ( BT thực hành bản đồ) Nghiên cứu bài 3 (sgk/10) ……………………………………………………………………………………. S: 9/9/2008 Tiết 3 G: 11/9 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I) Mục tiêu : HS cần nắm 1) Kiến thức: - Hiểu trình bày được đặc điểm mật độ dân số, phân bố dân cư của nước ta. - Biết đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, quần cư đô thị và sự đô thị hoá ở nước ta. 2) Kỹ năng: - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam( năm 1999), 1 số bảng số liệu về dân cư. 3) Thái độ: - Sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp. Bảo vệ môi trường nơi đang sống , chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư II) Đồ dùng: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. - Tranh ảnh về nhà ở , 1 số hình thức quần cư ở Việt Nam. - Bảng thống kê mật độ dân số 1 số quốc gia và dân số đô thị ở Việt Nam . III) Hoạt động trên lớp: 1) Tổ chức: 2) Kiểm tra: 3) Bài mới: * Khởi động: Dân cư nước ta đông phân bố không đồng đều giữa các vùng , miền. Ơ từng nơi người dân lại lựa chọn các loại hình quần cư phù hợp với điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta => Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề trên trong bài hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính * HĐ1: HS hoạt động cá cặp/nhóm. - HS dựa vào bảng số liệu, thông tin trong SGK và sự hiểu biết của mình hãy nhận xét: 1) Hãy so sánh mật độ dân số nước ta so với mật độ TB của Châu á và các nước ĐNA? Sự thay đổi mật độ dân số từ 1999 -> 2003? 2) Quan sát hình 3.1 hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?Tại sao? 3) Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư nước ta? HS báo cáo – nhận xét , bổ xung. GV chuẩn kiến thức , bổ xung + Mật độ dân số nước ta cao gấp 5 lần so với mật độ dân số TB của thế giới, gấp gần 2 lần so với của Trung Quốc.=>Việt Nam là một quốc gia “ Đất chật , người đông” 4) Sự phân bố dân cư như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội? - Nơi tập trung đông dân cư , mật độ dân số cao => Sự quá tải về quỹ đất , cạn kiệt về tài nguyên ô nhiễm môi trường. - Nơi thưa dân: Đất rộng, tài nguyên chưa khai thác hết. ? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? - Phân bố lại dân cư , phát triển kinh tế, văn hoá đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế hợp lí gắn liền với bảo vệ môi trường. *HĐ2: HS hoạt động nhóm. - HS đọc thông tin sgk + hiểu biết thực tế + tranh ảnh , hãy cho biết: 1) Nêu đặc điểm chung của quần cư nông thôn nước ta? So sánh quần cư nông thôn giữa các vùng , miền khác nhau trên lãnh thổ ViệtNam. Hãy giải thích sự khác nhau đó? - HS báo cáo – nhận xét - GV nhận xét – chuẩn kiến thức – bổ xung Dân cư tập trung thành làng , bản , bum , sóc, thôn , xóm… - Vì mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng , có những tên gọi, nơi ở khác nhau 2) Hãy nêu những thay đổi ở quần cư nông thôn nơi em đang sinh sống ?( Kiểu nhà ở , việc bố trí xắp xếp các dụng cụ đồ dùng trong gia đình, việc làm….) - Ngày nay kiểu nhà ống thay thế dần kiểu nhà ngang trước kia, các đồ dùng tiện nghi trong gia đình cũng nhiều hơn , hiện đại hơn, số người làm nông nghiệp giảm dần , số người tham gia buôn bán và làm nghề phụ tăng * HĐ3: HS hoạt động cá nhân/cặp. - HS quan sát H3.1 + thông tin sgk/12 + thực tế đô thị ở địa phương em 1) Hãy nhận xét sự phân bố đô thị ở nước ta? 2) Xác định các đô thị lớn > 1 triệu dân ở nước ta? Hãy so sánh sự khác nhau giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn ở nước ta? 3) Rút ra đặc điểm chung của quần cư đô thị? - GV : Chuẩn kiến thức: Nhà ống san sát nhau mật độ dân số cao *HĐ4:HS thảo luận nhóm HS dựa vào bảng 3.1hãy: 1) Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? 2) Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào? 3) Qúa trình đô thị hoá cao, nhưng trình độ đô thị hoá thấp đã gây ra những khó khăn gì? - Quỹ đất sản xuất bị thu hẹp, thiếu việc làm, vấn đề XD cơ sở hạ tầng đường , trường , trạm, nước , hệ thống cống rãnh nước thải ….. chưa đáp ứng được yêu cầu => Ô nhiễm môi trường , chất lượng cuộc sống chậm cải thiện . - Qúa trình đô thị hoá nông thôn được mở rộng => Sự lan toả lối sống thành thị về nông thôn. ? Hãy lấy VD minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố. - VD: TP Điện Biên Phủ được mở rộng quy mô cả về diện tích , dân số: về phía nam đến cầu C4 ,về phía bắc đến cầu cảnh quan, về phía đông đến Tà Lành- Nà Nghè , phía tây đến nông trường C13 và Thanh Nưa…. - HS có thể điền thông tin vào bảng sau để so sánh 2 loại quần cư Quần cư Nông thôn Đô thị Mật độ Thấp Cao Hình thức tổ chức Bản, làng, bum, sóc… Phố, phường.. ….. Hoạt động kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp Trung tâm KTế, Ctrị… I) Mật độ dân số và phân bố dân cư - Nước ta có mật độ dân số cao, ngày càng tăng. - Mật độ dân số năm 2003 là: 246 người / Km2. - Sự phân bố dân cư không đều giữa các miền , vùng: + Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển, thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. + Dân cư tập trung phần lớn ở nông thôn: chiếm 74%. II) Các loại hình quần cư 1) Quần cư nông thôn: - Người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau, tên gọi khác nhau. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là : Nông – Lâm – Ngư nghiệp. 2) Quần cư thành thị - Các đô thị , nhất là các đô thị lớn có mật độ dân số cao, thường tập trung ở đồng bằng , ven biển. - Các đô thị là các trung tâm kinh tế , chính trị quan trọng. III) Đô thị hoá: - Số dân thành thị ít và tỉ lệ dân thành thị thấp , đang có xu hướng tăng dần. - Qúa trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ cao, nhưng trình độ đô thị hoá còn thấp. - Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ. * Kết luận : sgk/13 4) Đánh giá: Khoanh tròn vào ý em cho là đúng: Phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch Giữa đồng bằng , ven biển với miền núi trung du Giữa thành thị với nông thôn. Trong nội bộ từng vùng Tất cả các ý kiến trên. Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất: Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư là Địa hình c) Khí hậu Tài nguyên d) Phương thức sản xuất 5) Hoạt động nối tiếp: Trả lời câu hỏi – bài tập (sgk/14) Làm bài tập bản đồ :Bài 3 - Nghiên cứu bài 4 ……………………………………………………………………………………. S: 13/9/2008 Tiết 4 G: 14/9 Bài 4: LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I) Mục tiêu: 1) Kiến thức: HS cần nắm: - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. 2) Kỹ năng: - Biết phân tích và nhận xét các biểu đồ . II) Đồ dùng: - Các biểu đồ cơ cấu lao động. - Các bảng thống kê về sử dụng lao động . - Tài liệu , tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống . III) Hoạt động trên lớp: 1) Tổ chức: 2) Kiểm tra: 3) Bài mới: * Khởi động: Nước ta có dân số trẻ , có lực lượng lao động dồi dào . Trong thời gian qua nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân => Vậy chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề đó trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính * HĐ1: HS hoạt động cá nhân/nhóm ? Cho biết cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta năm 1999? Từ đó có nhận xét gì về nguồn lao động ở nước ta? - HS dựa H4.1 + thông tin sgk + hiểu biết thực tế => cho biết 1) Những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao dộng nước ta? 2) Giải thích sự phân bố lao động giữa thành thị và nông thôn? 3) Để nâng cao chất lượng cuộc sống và nguồn lao động chúng ta cần có biện pháp gì? HS báo cáo – nhận xét , bổ xung GV chuẩn kiến thức , bổ xung + Số người trong độ tuổi lao động lớn , số người dưới tuổi lao động và ngoài tuổi lao động vẫn tham gia lao động nhiều. + Năm 2003 có lao động thành thị chiếm tỉ lệ 24,2% , lao động nông thôn chiếm 75,8%. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động : 31,5% TN Tiểu học, 30,4% TN THCS, 18,4% TN THPT. Còn có 15,5% chưa TN Tiểu học, 4,2% chưa biết chữ. *HĐ2: HS hoạt động cá nhân - HS : Quan sát H4.2 , hãy nhận xét: 1) Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo nghành ở nước ta qua các năm? 2) Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ cơ cấu các ngành từ năm 1989 -> 2003? - HS báo cáo – nhận xét – bổ xung. - GV nhận xét – chuẩn kiến thức 3) Từ đó có nhận xét gì về việc sử dụng nguồn lao động ở nước ta ? * HĐ3: HS hoạt động cá nhân/cặp - HS: Đọc thông tin sgk+ thực tế vấn đề việc làm ở địa phương em hãy 1) Giải thích tại sao vấn đề việc làm lại đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? 2) Để giải quyết việc làm chúng ta cần có những biện pháp gì? - GV : Hướng giải quyết việc làm ở nước ta là => * HĐ4: HS hoạt động cá nhân/cặp - HS : Đọc thông tin sgk + thực tế cuộc sống ở địa phương hiện nay, hãy : ? Nhận xét về chất lượng cuộc sống của người dân ở địa phương em ngày nay so với trước kia? Xu hướng thay đổi như thế nào? Hãy lấy VD thực tế để chứng minh? - Đời sống ngày càng được nâng cao đảm bảo theo nhu cầu cuộc sống , sức khoẻ được chăm sóc tốt hơn, dịch bệnh bị đẩy lùi, trẻ bị suy dinh dưỡng giảm - Tuy nhiên cuộc sống giữa thành thị và nông thôn , giữa các vùng miền còn có sự chênh lệch => Cần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước , đặc biệt là cuộc sống của đồng bào các dân tộc ít người Đó chính là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Đảng và nhà nươc ta hiện nay. I) Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động 1) Nguồn lao động a) Mặt mạnh: - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. - Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - Có khả năng tiếp thu trình độ KHKT - Chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao. b) Hạn chế: - Chất lượng nguồn lao động còn thấp: Về thể lực và trình độ chuyên môn 2) Sử dụng lao động: Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi theo hướng tích cực: + Lao động Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỉ lệ lớn , có xu hướng giảm dần. + Lao động Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng dần. II) Vấn đề việc làm - Giải quyết việc làm đang là vấn đề lớn cần được quan tâm nhất hiện nay ở nước ta. - Hướng giải quyết : + Phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng + Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. + Phát triển kinh tế Công nghiệp – Dịch vụ ở các đô thị. + Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm….. III) Chất lượng cuộc sống - Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao và dần được cải thiện: đảm bảo theo nhu cầu cuộc sống , sức khoẻ được chăm sóc tốt hơn, dịch bệnh bị đẩy lùi, trẻ bị suy dinh dưỡng giảm… - Tuy nhiên cuộc sống giữa thành thị và nông thôn , giữa các vùng miền còn có sự chênh lệch * Kết luận : sgk/17 4) Đánh giá: Khoanh tròn vào ý em cho là đúng: Việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta vì: Mỗi năm nước ta có thêm trên 1 triệu lao động. Kinh tế nước ta phát triển với tốc độ chậm. Phát triển dân số và phát triển kinh tế không đồng bộ. Chất lượng cuộc sống ở nước ta đang được nâng cao biểu hiện nào sau đây là sai: Tỉ lệ người biết chữ nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người tăng. Cơ cấu sử dụng lao động theo hướng tích cực. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn. 5) Hoạt động nối tiếp : Trả lời câu hỏi – bài tập sgk/17. Làm bài tập bản đồ bài 4. Chuẩn bị bài thực hành bài 5 sgk/18. …………………………………………………………………………………… S:16/9/2008 Tiết 5 G:17 /9 Bài 5: THỰC HÀNH: SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999 I) Mục tiêu: HS cần nắm 1) Kiến thức: - Biết cách phân tích , so sánh tháp dân số - Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số, độ tuổi ở nước ta - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa gia tăng dân số với và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2) Kỹ năng: - Biết phân tích và nhận xét các biểu đồ tháp dân số. II) Đồ dùng: - Các biêủ đồ tháp dân số sgk phóng to III) Hoạt động trên lớp: 1) Tổ chức: 2) Kiểm tra: 3) Bài mới: * Khởi động: Chúng ta đã làm quen với tháp dân số ở lớp 7 => lớp 9 chúng ta tiến hành phân tích, so sánh tháp dân số về cơ cấu theo độ tuổi, về giới, xu hướng thay đổi để nắm được tình hình , đặc điểm dân số nước ta và củng cố những kiến thức về dân số đã học. Hoạt động của GV – HS Nội dung chính * HĐ1: HS hoạt động nhóm. Quan sát , phân tích, so sánh 2 tháp dân số năm 1989 – 1999 về các mặt: + Hình dạng tháp tuổi ( Đáy, thân đỉnh) nhận xét điền bảng. + Tính cơ cấu dân số theo độ tuổi và tỉ lệ dân số phụ thuộc . Cách tính tỉ số phụ thuộc = Số người dưới tuổi lđ + số người ngoài tuổi lđ/ Số người trong tuổi lđ, lấy kết quả nhân với 100%. (Điền bảng) - HS : Thảo luận nhóm theo nội dung trên (3 phút) + Nhóm lẻ: Nhận xét tháp tuổi + Nhóm chẵn: Tính cơ cấu dân số và tỉ lệ phụ thuộc - HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả - HS nhóm khác nhận xét bổ xung. - GV: nhận xét , chuẩn kiến thức * HĐ2: HS: Thảo luận nhóm (3phút) - HS: đại diện nhóm 2 báo cáo – nhóm khác nhận xét , bổ xung. * HĐ3: HS thảo luận nhóm ( 5phút) 1) Nêu những thuận lợi 2) Nêu những khó khăn 3) Giải pháp khắc phục - HS báo cáo – nhận xét – bổ xung - GV nhận xét đánh giá - chuẩn kiến thức - bổ xung 1) Quan sát, phân tích, so sánh 2 tháp dân số năm 1989 – 1999: Hình dạng 1989 1999 Đáy Thân Đỉnh Rộng Hẹp dần Nhọn Nhỏ hơn Phình ra Rộng hơn Kết luận Dân số trẻ Dân số già => Dân số ngày càng già đi - Cơ cấu dân số theo độ tuổi và tỉ số phụ thuộc Độ tuổi 1989 1999 0 – 14tuổi 15 – 59 60 tuổi trở lên 39% 53,8% 7 ,2% 33,5% 58,4% 8,1% Tỉ số phụ thuộc 85% 71% => Tỉ số lệ thuộc khá lớn. II) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta và giải thích - Từ 1989 –> 1999: + Độ tuổi 0 -> 14 tuổi: Giảm dần do tỉ lệ sinh giảm nhờ thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ. + Độ tuổi 15 -> 59 tuổi: Tăng dần do số người đến tuổi lao động tăng và sức khoẻ được chăm sóc tốt. + Độ tuổi từ 60 tuổi trở lên : Tăng do tuổi thọ cao, sức khoẻ đảm bảo. III) Những thuận lợi – khó khăn 1) Thuận lợi: - Dân số Việt Nam là dân số trẻ. + Số người dưới tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương đối lớn => nguồn lao động dự trữ lớn. + Số người trong độ tuổi lao động nhiều => nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển, đặc biệt các ngành cần nhiều lao động. 2) Khó khăn: - Số người dưới tuổi lao động nhiều đặt ra vấn đề cấp bách về giáo dục , văn hoá , y tế, chăm sóc sức khoẻ và giải quyết việc làm trong tương lai. - Số người trong độ tuổi lao động nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm trước mắt => Tệ

File đính kèm:

  • docgiao an(1).doc
Giáo án liên quan