Giáo án Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

BÀI 36

THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần nắm được:

-Phạm vi lãnh thổ gồm 3 quốc gia: Hoa Kì, Canada và Mêhicô.

-Địa hình Bắc Mĩ đơn giản có thể chia thành 3 miền địa hình là Hệ thống Cooc-đi-e, ĐB trung tâm và miền núi già, SN ở phía Đông.

-Khí hậu phân hoá đa dạng theo chiều từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21- Tiết 41 Bài 36 Thiên nhiên bắc mĩ Ngày soạn: 10 / 1 2008 Ngày dạy: 20/ 1/ 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS cần nắm được: Phạm vi lãnh thổ gồm 3 quốc gia: Hoa Kì, Canada và Mêhicô. Địa hình Bắc Mĩ đơn giản có thể chia thành 3 miền địa hình là Hệ thống Cooc-đi-e, ĐB trung tâm và miền núi già, SN ở phía Đông. Khí hậu phân hoá đa dạng theo chiều từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Phương tiện Bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc Bắc Mĩ. Lược đồ khí hậu Bắc Mĩ (nếu có). Tranh ảnh sưu tầm. Hoạt động trên lớp Kiểm tra bài cũ ? Tại sao nói châu Mĩ là mảnh đất của người nhập cư, có thành phần chủng tộc phức tạp? ? Vị trí địa lí của châu Mĩ có gì nổi bật? Bài mới Mở bài: Bắc Mĩ có thiên nhiên phân hoá đa dạng và phức tạp. Điều đó được thể hiện rõ qua đặc điểm địa hình và khí hậu Bắc Mĩ mà chúng sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân ? Lên bảng xác định trên lược đồ châu Mĩ phạm vi lãnh thổ khu vực Bắc Mĩ? GV lưu ý HS: Khu vực Bắc Mĩ bao gồm các nước Hoa Kì, Canada và Mêhicô. GV: Địa hình Bắc Mĩ có sự phân hoá rõ nét từ Tây sang Đông. Dựa trên hình 36.1 và lát cắt dịa hình Bắc Mĩ em hãy nhận xét: Địa hình Bắc Mĩ chia làm mấy khu vực? Đó là những khu vực nào? HS: trả lời GV chuẩn kiến thức. ? Dựa vào hình 36.1, 36.2 và nội dung SGK, em hãy cho biết: Đặc điểm địa hình của hệ thống Coocđie? Trên đó có tài nguyên khoáng sản gì? Hệ thống núi này có ý nghĩa như thế nào đối với sự hình thành khí hậu ở Bắc Mĩ? HS thảo luận câu hỏi và trả lời GV chuẩn kiến thức. ? Miền núi già và SN ở phía đông gồm những bộ phận nào? Có đặc điểm gì? + SN trên bán đảo Labrađo của Canada, dãy Apalat của Hoa kì. + Dãy Apalat có đặc điểm cao dần về phía Nam, phía Bắc cao 400-500m, phía Nam cao 1000-1500m. ? Em hãy nêu đặc điểm của miền Đồng bằng trung tâm? GV: lòng máng trung tâm chạy dọc theo chiều Bắc-Nam nối vịnh Hớtxơn đến vịnh Mêhicô tạo điều kiện cho các luồng không khí lạnh phía Bắc và không khí nóng phía Nam xâm nhập vào Bắc Mĩ. Vì vậy trên ĐB Trung tâm hay xảy ra nhiễu loạn thời tiết. HĐ 2: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm cho thảo luận câu hỏi sau: ? CMR khí hậu BM phân hoá đa dạng và ohức tạp theo chiều từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông? Giải thích nguyên nhân? Bước 2: HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi GV chuẩn kiến thức sau khi lấy ý kiến nhận xét từ các nhóm khác. (+ Do vị trí kéo dài trên nhiều vĩ độ nên BM có cả 3 đới khí hậu. + Các đảo phía Bắc có mùa hè ngắn, nhiệt độ tháng không quá 100C. Mùa đông lạnh, kéo dài. + Phía Đông chịu ảnh hưởng của biển + Phía Tây: là khu vực núi cao và bồn địa, ít chịu ảnh hưởng của biển. ? Sự phân hoá theo độ cao biểu hiện như thế nào? 1. các khu vực địa hình a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây. - Là miền nú trẻ cao, đồ sộ (Dài 9000 km, cao TB 3000-4000m) - Gồm nhiều dãy núi chạy song song theo hướng B-N, xen các cao nguyên, sơn nguyên. - Trên đó có nhiều: đồng, vàng, quặng đa kim.... - Là hàng rào khí hậu ngăn cản gió Tây và ảnh hưởng của biển vào lục địa. Miền núi già và SN ở phía đông. Là miền núi già và sơn nguyên thấp. Hướng ĐB-TN Apalat có nhiều than, sắt.. c. Đồng bằng Trung Tâm. - Tựa lòng máng khổng lồ chạy từ B-N - Cao ở phía B và TB, thấp về phía N và ĐN. - Nhiều sông, hồ: S. Mitxixipi, Ngũ Hồ) 2. Sự phân hoá khí hậu bắc mĩ. a. Theo chiều Bắc-Nam - Có các kiểu khí hậu sau: + Nhiệt đới + Hàn đới + Ôn đới Theo chiều đông- tây Mỗi đới khí hậu chia thành nhiều kiểu khí hậu: Đặc biệt là sự phân hoá theo giữa Đông và Tây kinh tuyến 1000T: + Đông: mưa khá do chịu ảnh hưởng của biển + Tây: khí hậu lục địa, mưa ít Theo độ cao - Thể hiẹn trên vùng núi Coocđie: + Chân núi: cận nhiệt hoặc ôn đới + Trên cao thời tiết lạnh dần. Nhiều nơi có tuyết phủ vĩnh cửu. Củng cố, đánh giá Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết: ? Đặc điểm địa hình của khu vực Bắc Mĩ? ? Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá như thế nào ? Tại sao ĐB Trung tâm hay xảy ra nhiễu loạn thời tiết? Làm bài tập trong Tập bản đồ

File đính kèm:

  • docBai 36.doc