Giáo án đọc văn Tràng Giang Huy Cận

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

- Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh, trong đó thấm đượm cả mối sầu nhân thế và tấm long yêu nước thầm kín của thi sĩ.

- Nhận ra được những vẻ đẹp cổ điển trong một bài thơ mới.

B. Phương tiện:

- SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, máy ghi âm bài thơ.

- Phương pháp: Phát vấn, thảo luận.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định, kiểm tra:

- Ổn định: Giáo viên nắm ssố và tình hình chuẩn bị bài của học sinh.

- Ktbcũ: Hãy đọc thuộc bài thơ Dây thôn Vĩ Dạ của HMT.

Hình ảnh thôn Vĩ ban mai hiện trong khổ thơ đầu ntn? Qua đó, hãy cho biết tâm trạng của HMT?

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án đọc văn Tràng Giang Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt thø: 86,87 Ngµy so¹n: 5/2/2009 Ngµy d¹y: 6/2/2009 §äc v¨n Trµng giang Huy CËn A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh, trong đó thấm đượm cả mối sầu nhân thế và tấm long yêu nước thầm kín của thi sĩ. - Nhận ra được những vẻ đẹp cổ điển trong một bài thơ mới. B. Phương tiện: - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, máy ghi âm bài thơ. - Phương pháp: Phát vấn, thảo luận. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định, kiểm tra: - Ổn định: Giáo viên nắm ssố và tình hình chuẩn bị bài của học sinh. - Ktbcũ: Hãy đọc thuộc bài thơ Dây thôn Vĩ Dạ của HMT. Hình ảnh thôn Vĩ ban mai hiện trong khổ thơ đầu ntn? Qua đó, hãy cho biết tâm trạng của HMT? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hđ1: Höôùng daãn hoïc sinh tìm hieåu tieåu daãn: Goïi hs đọc phần tieåu daãn vaø haõy cho bieát phaàn tieåu daãn ñaõ trình baøy nhöõng vaán ñeà gì? Hs laøm vieäc caù nhaân vaø trình baøy tröôùc lôùp. Hs làm việc cá nhân và trình bày trước lớp Hđ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài thơ thong qua biệp pháp phát vấn và cho hs thảo luận Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”? Anh (Chị) có ấn tượng gì về âm điệu chung của bài thơ? Những yếu tố nào trong bài thơ đã tạo nên những cảm xúc buồn ấy? Trong câu thơ “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy nói lên điều gì? Phân tích thời gian và không gian nghệ thuật trong bài thơ? Hs làm việc theo từng dãy bàn và trình bày dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hs tranh luận với nhau, giáo viên dẫn hs đến kết luận cuối cùng và nhận xét cho điểm Nguyễn Du nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ý thơ này của Nuyễn Du có thể giúp ta hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ Huy Cận trước thiên nhiên, cảnh vật của đất nước? Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi thân thuộc? Thử tìm trong bài thơ những nét gần gũi với những bài thơ Đường mà anh (chị) đã học? Theo anh (chị) nội dung cảm động nhất của bài thơ “Tràng giang” là gì? a. Tình yêu thiên nhiên b. Tình yêu quê hương đất nước c. Nỗi buồn cô đơn trước thời cuộc d. Cả a, b, c đều đúng Tại sao? *Củng cố- dặn dò: - Bức tranh tràng giang hiện lên như thế nào? Bức tranh ấy ẩn chứa tâm trạng gì của nhà thơ Huy Cận nói riêng và thế hệ thanh niên thời bấy giờ nóichung? - Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về một chi tiết trong bài thơ mà anh(chị) tâm đắc nhất? - Học thuộc lòng bài thơ và nắm được mạch cảm xúc của tác phẩm. - Tiết sau học tiếng Việt: Luyện tập về nghĩa của câu, cần xem lại kiến thức lí thuyết và chuẫn bị trước các bài tập ở sgk I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: a. Tiểu sử: SGK - Sớm có năng khiếu thơ và trở thành nhà thơ nổi tiếng ở tuổi 20 - Sớm giác ngộ cách mạng từ tuổi sinh viên, sớm thành đạt và được giao nhiều trọng trách - Kết hợp hài hòa giữa tài năng thi ca và tấm lòng yêu nước, yêu cách mạng b. Những tác phẩm chính: SGK 2. Bài thơ “Tràng giang”: a. Xuất xứ: Trích trong tập “Lửa thiêng” b. Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào mùa thu năm 1939 trước cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước II. Đọc hiểu 1. Giọng điệu và âm hưởng của bài thơ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” - Tình cảm: bâng khuâng, thương nhớ - Cảnh: trời rộng, sông dài → Đứng trước cảnh trời rộng, sông dài, nhân vật trữ tình cảm thấy bâng khuâng, thương nhớ. → Âm điệu buồn: cô đơn, hoang vắng, tàn lụi, đìu hiu, lặng lẽ… - Từ ngữ: + Buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, cô liêu, lặng lẽ… → mang màu sắc biểu cảm + Từ láy: điệp điệp, song song, đìu hiu, dợn dợn… - Hình ảnh: + Tương phản: thuyền về >< nước lại → chia lìa + “củi một cành khô lạc mấy dòng”, “chim nghiêng cánh nhỏ”… → bơ vơ, lạc lõng + “vãn chợ chiều”, “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”: tàn tạ, hoang vắng + “bèo dạt về đâu”: mênh mông, vô định - Thời gian và không gian nghệ thuật: + Thời gian về chiều: chợ chiều, nắng xuống, bóng chiều sa, hoàng hôn… + Không gian trời nước mênh mông của những cảnh vật nhỏ bé mong manh: “con thuyền xuôi mái nước song song”, “củi một cành khô lạc mấy dòng”, “ sông dài, trời rộng bến cô liêu”, “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”… - Giọng thơ: nhịp nhàng, trầm buồn, gợi cảm giác hụt hẫng, mất mác 2. Tâm trạng của tác giả: - Kiếp người trôi dạt, bấp bênh - Dự cảm về tương lai, hạnh phúc trước hoàn cảnh tối tăm của đất nước → tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn thời bấy giờ => Cái buồn có ý nghĩa tích cực: có tâm hồn, nhiệt huyết, không thờ ơ trước hiện thực, không phó mặc trước cuộc đời 3. Đặc sắc nghệ thuật: - Tương phản: cái mênh mông, vô tận (sông dài, trời rộng) >< cái mong manh, nhỏ bé (con thuyền, cành củi khô, cồn nhỏ, cách chim nhỏ…) - Tính cổ điển và hiện đại: + Cổ điển: ▪ Các hình ảnh: sông nước, hoàng hôn, cánh chim, con thuyền… → quen thuộc trong thơ cổ ▪ Hệ thống từ Hán Việt: tràng giang, cô liêu.. ▪ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” – “Tái thượng phong vân tiếp địa âm” ( Mặt đất mây đùn cửa ải xa) – Đỗ Phủ ▪ “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” – “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). + Hiện đại: ▪ Từ sáng tạo: sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn,… ▪ Cách diễn đạt phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ ▪ Cành củi khô, bèo, bến đò, chợ chiều, cầu…: hình ảnh quen thuộc, thân thiết với người Việt Nam III. Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm sự yêu nước thầm kín của tác giả. Đồng thời còn toát lên nỗi lòng cô đơn bất lực trước thời cuuộc của hồn thơ Huy Cận nói riêng và của lớp trí thức trẻ lúc bấy giờ nói chung. IV. Tổng kết: - “Tràng giang” là một bài thơ buồn thương về cuộc đời cô đơn, kiếp người nổi trôi vô định. Đồng thời chất chứa tâm sự yêu nước thầm kín của tác giả. - Bức tranh tràng giang ở đây vừa có dáng dấp cổ kính Đường thi, lại vừa gần gũi, thân thuộc đối với người Việt Nam.

File đính kèm:

  • doc86 87.doc
Giáo án liên quan