Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 3 – Chuyển động thẳng biến đổi đều (2 tiết)

I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Viết được biểu thức định nghĩa và vẽ được véctơ biểu diễn của tốc độ tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong công thức

· Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều và chậm dần đều

· Viết được phương trình tốc độ của chuyển động thẳng biến đổi đều, nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong phương trình đó và trình bày rõ được mỗi tương quan về dấu và chiều của tốc độ và gia tốc trong các chuyển động đó.

· Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều

· Viết được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều; xác định được dấu của các đại lượng trong công thức

· Xây dựng được công thức tính gia tốc theo tốc độ và đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều

2. Kỹ năng

· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 3 – Chuyển động thẳng biến đổi đều (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3 – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (2 tiết) Ngày soạn: 10/9 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Viết được biểu thức định nghĩa và vẽ được véctơ biểu diễn của tốc độ tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong công thức Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều và chậm dần đều Viết được phương trình tốc độ của chuyển động thẳng biến đổi đều, nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong phương trình đó và trình bày rõ được mỗi tương quan về dấu và chiều của tốc độ và gia tốc trong các chuyển động đó. Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều Viết được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều; xác định được dấu của các đại lượng trong công thức Xây dựng được công thức tính gia tốc theo tốc độ và đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều 2. Kỹ năng Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học Máy Atút hoặc bộ dụng cụ gồm: Một máng nghiêng dài chừng 1m Một hòn bi đường kính khoảng 1cm Một đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ hiện số 2. Học sinh Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng đều Tham khảo trước bài học mới III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Tiết 1 Hoạt động 1: Oån định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài Trả lời câu hỏi của giáo viên Nhận xét câu trả lời của bạn Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài Nêu câu hỏi: Chuyển động thẳng đều là gì? Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều Gợi học sinh trả lời Nhận xét, cho điểm Hoạt động 2: Ghi nhận các khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Ghi nhận đại lượng tốc độ tức thời và cách biểu diễn véctơ tốc độ tức thời Trả lời C1 và C2 Ghi nhận các định nghĩa về CĐTBĐĐ Nêu và phân tích đại lượng tốc độ tức thời và véctơ tốc độ tức thời Nêu và phân tích các định nghĩa về CĐTBĐĐ Hoạt động 3: Tìm hiểu về gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Xác định độ biến thiêm tốc độ và công thức tính gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều Ghi nhận đơn vị của gia tốc Biểu diễn véctơ gia tốc Gợi ý CDTHNDĐ có tốc độ tăng đều theo thời gian Nêu và phân tích định nghĩa gia tốc Chỉ ra gia tốc là đại lượng véctơ và được xác định theo độ biến thiên véctơ tốc độ Hoạt động 4: Xây dựng và vận dụng các công thức trong cđ thẳng ndđ Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Xây dựng công thức tính tốc độ trong chuyển động thẳng nhan dần đều Trả lời C3 và C4 Nêu và phân tích bài toán xác địn tốc độ khi biết gia tốc của chuuyển động thẳng nhanh dần đều Yêu cầu vẽ đồ thị tốc độ – thời gian của chuyển động thẳng nhanh dần đều. Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Ghi câu hỏi và bài tập về nhà Ghi những chuẩn bị cho bài sau Nêu câu hỏi và bài tập về nhà Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2 Hoạt động 1: Xây dựng các công thức vè chuyển động thẳng nhanh dần đều Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Xây dựng công thức đường đi và trả lời C5 Ghi nhận quan hệ giữa gia tốc, tốc độ và đường đi Xây dựng phương trình chuyển động Nêu và phân tích tính tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng nhanh dần đều Lưu ý mối quan hệ về thời gian Gợi ý toạ độ của chất điểm: x = x0 + s Hoạt động 2: Thí nghiệm tìm hiểu một chuyển động thẳng nhanh dần đều Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Xây dựng phương án để xác định chuyển động của hòn bi trên máng nghiêng có phải là chuyển động thẳng nhanh dần đều không? Ghi lại kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận Giới thiệu bộ dụng cụ Gợi ý cách chọn hệ quy chiếu Hoạt động 3: Xây dựng các công thức của cđ thẳng chậm dần đều Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Xây dựng công thức tính gia tốc và cách biểu diễn véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều Xây dựng công thức tính tốc độ và vẽ đồ thị tốc độ - thời gian Xây dựng công thức đường đi và phương trình chuyển động Gợi ý chuyển động thẳng chậm dần đều có tốc độ giảm đều theo thời gian So sánh đồ thị tốc độ - thời gian của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều Hoạt động 4: Vận dụng & củng cố bài học Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk Giải bài tập 1, 2 sgk Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó Nhận xét câu trả lời của học sinh Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của hs Trợ giúp của gv Ghi câu hỏi và bài tập về nhà Ghi những chuẩn bị cho bài sau Nêu câu hỏi và bài tập Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo IV . CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM 1. Khái niệm: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi. (vận tốc tức thời tăng (hoặc giảm) đều theo thời gian) 2. Công thức: Gia tốc: (giá trị đại số) Đường đi: (giá trị đại số) Phương trình chuyển động: x = x0 + Liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi: v2 – v02 = 2a.s 3. Đồ thị vận tốc_thời gian: Dễ dàng suy ra được v = v0 + at. Từ đây ta nhận thấy rằng đồ thị vận tốc thời gian có dạng là đường thẳng 4. Đồ thị toạ độ_thời gian: x = x0 + là hàm số bậc 2 nên đồ thị của nó có dạng parabol. Tuy nhiên ta không thể kéo dài mãi về hai nhánh của parabol mà chỉ vẽ từ lúc bắt đầu chuyển động biển đổi đều đến khi chấm dứt chuyển động thẳng biến đổi đều

File đính kèm:

  • docbai 3-chuyen dong thang bien doi deu.doc
Giáo án liên quan