Giáo án Làm văn Thao tác lập luận bác bỏ

A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

- Hiểu được mục đích, yêu cầu, khái niệm của thao tác lập luận bác bỏ; các thao tác và cách thức bác bỏ.

- Biết cách bác bỏ một ý kiến, quan niệm sai lầm.

B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

Các thao tác lập luận phân tích và so sánh.

3. Bài mới:

Đoạn văn trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung:

Huyền Đức lại nói:

- “ Viên Thiệu ở Hà Bắc, bốn đời làm tam công, có nhiều đầy tớ cũ; hiện nay như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu; bộ hạ nhiều tay tài giỏi, có thể cho là anh hùng được chăng?

Tháo lại cười nói:

- Viên Thiệu ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà không quyết đoán, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì lại quên mình, không thể gọi là anh hùng được!

Em có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn văn trên?

HS trả lời.

Đó là cách phủ định vấn đề mà mình cho là không đúng. Thao tác này trong văn nghị luận gọi là thao tác lập luận bác bỏ. Vậy bác bỏ là gì? Bác bỏ như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9005 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn Thao tác lập luận bác bỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81 – Làm văn Thao tác lập luận bác bỏ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Giúp học sinh: Hiểu được mục đích, yêu cầu, khái niệm của thao tác lập luận bác bỏ; các thao tác và cách thức bác bỏ. Biết cách bác bỏ một ý kiến, quan niệm sai lầm. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Các thao tác lập luận phân tích và so sánh. 3. Bài mới: Đoạn văn trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung: Huyền Đức lại nói: - “… Viên Thiệu ở Hà Bắc, bốn đời làm tam công, có nhiều đầy tớ cũ; hiện nay như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu; bộ hạ nhiều tay tài giỏi, có thể cho là anh hùng được chăng? Tháo lại cười nói: - Viên Thiệu ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà không quyết đoán, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì lại quên mình, không thể gọi là anh hùng được! Em có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn văn trên? HS trả lời. Đó là cách phủ định vấn đề mà mình cho là không đúng. Thao tác này trong văn nghị luận gọi là thao tác lập luận bác bỏ. Vậy bác bỏ là gì? Bác bỏ như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề đó. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản cần đạt Phân tích ngữ liệu sau: Có người nói: “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết”. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ chính bản thân người đội mũ khi đi lại trên đường nếu chẳng may gặp phải tai nạn rủi ro. Các số liệu thống kê cũng cho thấy đội mũ bảo hiểm giúp giảm 30% thương vong do chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn giao thông. Vì vậy việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là hết sức cần thiết. … Ta dùng thao tác bác bỏ để làm gì? Thế nào là bác bỏ? Để bác bỏ thành công ta cần nắm vững những yêu cầu nào? Chia lớp thành các nhóm học tập thảo luận về ba ngữ liệu trong SGK. Nhóm 1: Phân tích ngữ liệu 1 Nhóm 2: Phân tích ngữ liệu 2 Nhóm 3: Phân tích ngữ liệu 3 Nhóm 4: Nhận xét. - Yêu cầu: + Nội dung nào bị bác bỏ + Cách thức bác bỏ ntn? Các nhóm thảo luận trong thời gian ngắn từ 5 – 7 phút. - Hết thời gian từng nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Chiếu kết quả thảo luận của từng nhóm cho lớp quan sát. - Giáo viên khái quát, nhấn mạnh nội dung và cách thức bác bỏ qua từng ngữ liệu. Nội dung nào bị bác bỏ? Ông Nguyễn An Ninh đã chỉ ra những hạn chế nào của những người phê phán tiếng nước mình? Ông chứng minh ngược lại vấn đề như thế nào? Ông đã sử dụng những loại câu gì khi bác bỏ? Nêu nội dung bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào? Hút thuốc lá có hại như thế nào? Tác giả sử dụng những loại câu nào khi bác bỏ? Từ việc phân tích ngữ liệu như trên, ta rút ra cách thức lập luận bác bỏ như sau: Nêu cách thức bác bỏ? Học sinh làm bài tập trong SGK. Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ? Cách bác bỏ và giọng văn của hai t/g có gì khác nhau? Rút kinh nghiệm gì về cách bác bỏ? I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ: 1. Mục đích: -> Phủ định những ý kiến chưa chuẩn xác. 2. Khái niệm: Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. 3. Yêu cầu: -> Nắm chắc những ý kiến sai lầm, đưa ra những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, phù hợp. II. Cách bác bỏ: 1. Phân tích ngữ liệu: a) Ngữ liệu 1: - Nội dung bác bỏ: Ý kiến: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”. - Cách thức bác bỏ: + Chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ: Mắc bệnh (U cư, Mạn hứng) Khiếu ảo giác (Văn tế thập loại chúng sinh) Mấy bài thơ tả nỗi sầu muộn và sợ hãi. -> Quyết đoán rằng Nguyễn Du bị mắc chứng loạn thần kinh. + So sánh với những thi sĩ nước ngoài có trí tưởng tượng kì dị tương tự Nguyễn Du: “Có những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kì dị, có khi quái dị ấy”. + Cách diễn đạt: phối hợp các loại câu để đoạn văn có sức thuyết phục: Câu phủ định: “Không thế đâu” “cái mà tác giả bảo là ảo giác, ta cho là trí tưởng tượng của nghệ sĩ”. Câu cảm thán: “đã là một sự quá bạo”. Câu hỏi tu từ: “Tác giả căn cứ vào đâu mà biết như vậy rằng Nguyễn Du bị mắc bệnh thần kinh?” “…thì lối lập luận ấy có khoa học không?” Bác bỏ lập luận. b) Ngữ liệu 2: - Nội dung bác bỏ: Ý kiến “Tiếng nước mình còn nghèo nàn”. - Cách thức bác bỏ: + Trực tiếp phê phán: “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả”. + Phân tích bằng lí lẽ và dẫn chứng: Lí lẽ: “Họ chỉ biết những từ thông dụng và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào”. Dẫn chứng: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du.” “Người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình mà không thể viết những tác phẩm tương tự”. + Cách diễn đạt: sử dụng nhiều câu nghi vấn: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?” “Vì sao người An Nam … tác phẩm tương tự? + Tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch: “Sự bất tài của con người”. Bác bỏ luận cứ. c) Ngữ liệu 3: - Nội dung bác bỏ: Ý kiến “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”. - Cách thức bác bỏ: + So sánh tác hại của rượu và tác hại của thuốc lá: Uống rượu thì chỉ người uống chịu Hút thuốc thì những người ở gần người hút cũng hít phải luồng khói độc. + Phân tích tác hại do những người hút thuốc lá gây ra: Đầu độc, gây bệnh cho những người xung quanh. Làm nhiễm độc, suy yếu thai nhi. Nêu gương xấu cho con trẻ. + Cách diễn đạt: phối hợp câu khẳng định và câu cảm thán: “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ …” “Hút thuốc thì những người gần anh cũng hít phải luồng khói độc…” Bác bỏ luận điểm. 2. Các cách thức bác bỏ: - Bác bỏ luận điểm - Bác bỏ luận cứ - Bác bỏ luận chứng => Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc một cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân, hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch của luận điểm, luận cứ, lập luận. III. Luyện tập: Bài tập 1/ Trang 26: a) Ý kiến, quan điểm bác bỏ: - Nguyễn Dữ bác bỏ ý nghĩ sai lệch: “cứng quá thì gãy”, “từ đó mà đổi cứng ra mềm”. - Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm: “thơ là những lời đẹp”. b) Cách bác bỏ và giọng văn: - Nguyễn Dữ: dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch. + Lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời” + Dẫn chứng: Ngô Tử Văn cứng mà không gãy, hơn thế còn được phong thưởng. - Nguyễn Đình Thi: dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị: + Dẫn chứng: Thơ Hồ Xuân Hương Thơ Nguyễn Du Thơ Bô dơ le Thơ kháng chiến chống Pháp => đều không dùng lời đẹp. c) Kinh nghiệm: Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng van phù hợp. Bài tập vận dụng: Bác bỏ quan điểm cho rằng: “Chống tiêu cực trong thi cử hiện nay là việc làm không cần thiết”. IV. Củng cố: Các kiến thức cơ bản cần nắm vững: - Mục đích, yêu cầu thao tác lập luận bác bỏ: - Cách bác bỏ: + Bác bỏ luận điểm. + Bác bỏ luận cứ + Bác bỏ lập luận.

File đính kèm:

  • docThao tac lap luan bac bo(1).doc
Giáo án liên quan