Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 31 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà trần cuối thế kỉ XIV

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nhận thức được :Sự thành lập của nhà Hồ thay thế là nhà Trần là tất yếu.

 - Trình bày được nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và những tích cực và hạn chế trong cải cách.

 2. Kĩ năng:

 - Phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện, nhân vật lịch sử.

 3. Thái độ:

 - Nhận thức và đánh giá đúng đắn về nhân vật Hồ Quý Ly. Từ đó có ý thức đoàn kết cùng làm việc vì sự nghiệp chung.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo.

2. Học sinh : Chuẩn bị bài mới.

 III. Phương pháp: Trao đổi, phân tích đánh giá, tái hiện, nêu vấn đề.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3527 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 31 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà trần cuối thế kỉ XIV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12/2012 Ngày giảng: 07/11/2012 tiết 31: bài 16: Sự suy sụp của nhà trần cuối thế kỉ xiv I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nhận thức được :Sự thành lập của nhà Hồ thay thế là nhà Trần là tất yếu. - Trình bày được nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và những tích cực và hạn chế trong cải cách. 2. Kĩ năng: - phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện, nhân vật lịch sử. 3. Thái độ: - Nhận thức và đánh giá đúng đắn về nhân vật Hồ Quý Ly. Từ đó có ý thức đoàn kết cùng làm việc vì sự nghiệp chung. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh : Chuẩn bị bài mới. III. Phương pháp: Trao đổi, phân tích đánh giá, tái hiện, nêu vấn đề. IV. Tổ chức giờ học: 1. ổn định tổ chức ( 1p) 2. Kiểm tra bài cũ( 4p) : H. Vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XIV. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Giới thiệu bài: (1p) Trước tình trạng suy yếu của nhà Trần đã xuất hiện nhân vât Hồ Quý Ly . Hồ Quý Ly tiến hành cải cách như thế nào. Sự thành lập của nhà Hồ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động1: Tìm hiểu sự thành lập cuả nhà Hồ( 10p) - Mục tiêu: + HS tìm hiểu, nhận thức sự suy vong của nhà Trần là hoàn cảnh thành lập nhà Hồ. H. Nêu tình hình kinh tế - xã hội thời Trần nửa sau thế kỉ XIV ? HS trả lời -> Gv kết luận. HS đọc đoạn chữ in nghiêng và cho biết những hiểu biết về Hồ Quý Ly? - Là người có tài có đức…. H. Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào. - Triều Trần suy yếu… H. Vì sao Hồ Quý Ly lại đổi quốc hiệu là Đại Ngu ? - Mong muốn đất nước yên vui….. H. Nhà Hồ thành lập có ý nghĩa gì. - Là sự thay thế tất yếu…. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về những cải cách của Hồ Quý Ly.(15p) - Mục tiêu: + Trình bày được những nội dung biện pháp cải cách của HQL Gv cung cấp: H. Vì sao HQL lại cải tổ hàng ngũ võ quan. - Sợ họ Trần nổi dậy… HS đọc đoạn chữ in nghiêng H. việc cử quan lại về địa phương khảo sát có ý nghĩa gì. TL: Quan tâm đến đời sống nhân dân….. Gv cung cấp: Giải thích hạn điền. GV yêu cầu HS đọc to H. Nêu những chính sách về xã hội của Hồ Quý Ly ? H. Vì sao nhà Hồ lại thi hành chính sách hạn điền hạn nô. TL: Tránh việc lập trang ấp lớn…. Gv cung cấp H. Vì sao lại bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. TL: Củng cố lực lượng lãnh đạo. HS đọc thầm phần còn lại H. Hồ Quý Ly đã có những chính sách gì về mặt quốc phòng ? HS đọc doạn chữ in nghiêng và quan sát H40 nhận xét về hệ thống quốc phòng của HQL. - Xây dựng hệ thống quốc phòng chặt chẽ… H. Đánh giá về những cải cách của HQL ? - Cải cách sâu rộng. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa, tác dụng (8p) - Mục tiêu: + Biết được ý nghĩa, hạn chế của những cải cách. HS đọc thầm phần 3 H. Những cải cách của HQL có ý nghĩa tác dụng như thế nào ? HS trả lời -> GV kết luận H. Cải cách còn những hạn chế gì ? II.Nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly. 1. Nhà Hồ thành lập(1400). - Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy yếu, xã hội khủng hoảng. - Nạn ngoại xâm đe doạ. - 1400 nhà Hồ thành lập, đổi quốc hiệu là Đại Ngu. 2.Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly. a. Chính trị - Cải tổ hàng ngũ võ quan. - Đổi tên đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của các cấp. - Cho quan lại về địa phương khảo sát b. Kinh tế tài chính. - Phát hành tiền giấy thay tiền đồng. - Ban hành chính sách hạn điền. - Quy định lại mức thuế. c. Xã hội - Ban hành chính sách hạn nô - Bắt nhà giàu bán thóc cho dânnghèo - Tổ chức chữa bệnh cho dân. d. Văn hoá giáo dục - Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. - Dịch chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học. - Sửa đổi lại chế độ thi cử. e. Quốc phòng: - Tăng cường phòng thủ chống giặc ngoại xâm. 3. ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly. a. ý nghĩa, tác dụng - Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. - Hạn chế tệ tập trung ruộng đất trong tay giai cấp địa chủ quý tộc - Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước. - Cải cách giáo dục có nhiều tiến bộ. b. Hạn chế: - Chưa giải phóng được thân phận của nông nô, nô tì. - Chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nông dân về ruộng đất. - Có chính sách chưa phù hợp với thực tế( Tiền giấy- tiền đồng). 4. Củng cố ( 4p): H. Qua nội dung đã học hãy đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly ? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 2p) - Nhận thức được sự thành lập của nhà Hồ, những cải cách của Hồ Quý Ly. - Chuẩn bị tiết 32 Ôn tập chương II và III: ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc