Giáo án lớp 1B tuần 18

Học vần

BÀI 75: ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

- HS đọc được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75 .

- Viết được từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75

- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chuột nhà và chuột đồng.

* HS khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh SGK , bảng ôn kẻ sẵn

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1B tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều Học vần Bài 75 : Ôn tập I. Mục tiêu: - HS đọc được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75 . - Viết được từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75 - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chuột nhà và chuột đồng. * HS khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh. II. Đồ dùng dạy học - Tranh SGK , bảng ôn kẻ sẵn III.Các hoạt động dạy học Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút) - HS đọc câu ứng dụng bài 74 - HS viết bảng con. trắng muốt ; vượt lên ; ẩm ướt B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : 3P Gv dựa vào khung đầu bài để giới thiệu bài : ? bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? ( đang hát ).HS phân tích tiếng hát , phân tích vần at Hôm nay chúng ta ôn tập những vần co kết thúc bởi âm t 2. Ôn tập. ( 15 phút) - HS nhắc lại các vần có kết thúc bởi âm t - GV ghi bảng ( bảng 1 và bảng 2) - HS đọc âm ỏ cột dọc ( theo lớp , tổ , cá nhân). Ghép âm thành vần - HS nối tiếp ghép âm ở cột dọc với âm t ở hàng ngang để tạo thành vần – GV ghi bảng - HS đánh vần vần vừa tạo thành ( theo lóp, tổ, cá nhân ) Nghỉ giữa tiết . Luyện đọc từ ngữ ứng dụng: - GV ghi bảng . chót vót bát ngát Việt Nam - 2 HS khá đọc bài - 3 HS gạch tìm tiếng chứa vần kết thúc bởi âm t vừa học – gạch chân - HS phân tích, đánh vần.. - GV đọc mẫu, giải thích từ ứng dụng: chót vót, bát ngát - Hướng dẫn HS đọc từ ứng dụng ( lớp, tổ, cá nhân ) - HS đọc toàn bài . Cá nhân, dãy, đồng thanh Luyện viết bảng con: - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết từ: chót vót, bát ngát - HS luyện viết bảng con - GV sửa sai cho HS - HS thi tìm tiếng chứa vần kết thúc bởi âm t *Củng cố tiết 1 Tiết 2 Luyện tập ( 33 phút) a.Luyện đoc : - HS nhắc lại nội dung tiết 1. - HS luyện đọc bài ở bảng kết hợp đọc sgk theo (lớp , tổ , cá nhân ).gv khắc sâu thêm về cấu tạo vần *Đọc câu ứng dụng - HS quan sát tranh minh họa và nhận xét về nội dung tranh . - GV nhận xét tranh , giới thiệu câu ứng dụng và ghi bảng : Một đàn cò trắng phau phau ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. - 2 HS khá đọc câu ứng dụng - HS tìm tiếng chứa vần vừa học - gạch chân - phân tích tiếng chứa vần vừa học ( một , mát ) - GV đọc mẫu câu ứng dụng, hướng dẫn cách đọc và luyện cho HS đọc, kết hợp theo dõi chỉnh sửa cho HS - HS đọc (lớp , tổ , cá nhân ) kết hợp đọc toàn bài trên bảng và sau đó đọc sgk b. Luyện viết ở vở Tập viết - HS viết vào vở tập viết chót vót , bát ngát - GV quan sát hướng dẫn HS viết bài.Cho HS nhắc tư thế ngồi viết đúng . Chú ý chỉnh sửa và uốn nắn cho HS. - GV nhận xét bài viết của học sinh. Nghỉ giữa tiết c. Kể chuyện . Chuột nhà và Chuột đồng GV giới thiệu : Một con chuột nhà lâu ngày về thăm quê và gặp chuột đồng. Câu chuyện có gì hay và hấp dẫn mời các em cùng lắng nghe câu chuyện : Chuột nhà và chuột đồng GV kể chuyện lần 1 GV kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh hoạ HS quan sát tranh và nói nội dung từng bức tranh Tranh 1: Chuột nhà về thăm Chuột đồng và Chuột nhà bảo chuột đồng bê một số thức ăn ra cho mình xem. Tranh 2: Chuột nhà và Chuột đồng đi kiếm ăn và gặp một chú Mỡo. Tranh 3:Hai chú mò đến kho thực phẩm thì gặp chú chó cứ nhằm vào hai chị em chuột mà sủa.. Tranh 4: Chuột đồng thu xếp hành lí vội chia tay chuột nhà để về quê . - HS luyện kể chuyện theo nhóm đôi - HS luyện kể trước lớp Cả lớp và GV nhận xét GV nêu ý nghĩa câu chuyện. Biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra. 4. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút) - GVchỉ bảng HS đọc toàn bài - GV nhận xét chung giờ học. ________________________________ Toán Độ dài đoạn thẳng I. Mục tiêu: Giúp học sinh. - Có biểu tượng về dài hơn , ngắn hơn ; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng - Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp. - BT cần làm : Bài 1 ; 2 ; 3 II. Đồ dùng dạy học Thước, que tính, bút III. Các hoạt động dạy học Bài cũ : 3P GV viết các điểm, đoạn thẳng lên bảng HS lên đọc; 2 HS vẽ 2 đoạn thẳng Nhận xét, khen ngợi Bài mới : a. Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn ( 8 phút) a.Cho HS xem hai cái thước dài ngắn khác nhau và hỏi - Làm thế nào để biết cài nào ngắn hơn, cái nào dài hơn . - GV gợi ý cho HS so sánh trực tiếp bằng cách nhập 2 cái thước lại xem phần thước nào thừa ra nhiều hơn thì đó là thước dài hơn . - Gọi 1 HS lên so sánh hai que tính có độ dài khác nhau - Cả lớp theo dõi, nhận xét - Cho HS so sánh hai cáI thước; hai đoạn thẳng trong SGK và nhận xét về độ dại ngắn của mỗi vật - .HS nhận ra rằng mỗi vật đều có một đọ dài nhất định . b. So sánh hai đoạn thẳng có độ dài trung gian ( 7 phút) - HS đo độ dài đoạn thẳng trên bảng bằng gang tay. GV vẽ sẵn một đoạn thẳng và đo bằng gang tay cho HS xem - So sánh độ dài đoạn thẳng bằng số ô vuông. Khoảng 3 HS lên làm trước lớp , và rút ra nhận xét Nghỉ giữa tiết c. Thực hành ( 12 phút) Bài 1. HS đọc yêu cầu bài tập HS đọc đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn - HS làm miệng theo nhóm 2 VD. Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD GV gọi HS trình bày. HS, GV nhận xét Bài 2. GV hướng dẫn HS dùng thước để đo các đoạn thẳng hoặc đếm số ô vuông rồi ghi kết quả theo mẫu.Đoạn thẳng dài 1 ô vuông ta ghi số 1 Đoạn thẳng dài 2 ô vuông ta ghi số 2 Tương tự với những đoạn thẳng khác HS làm vào phiếu cá nhân Bài 3. HS đọc yêu cầu bài tập. Tô màu vào băng giấy ngắn nhất GV cho HS làm phiếu. GV treo bảng phụ, chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: 2P - Gv xem 1 số bài, nhận xét - GV nhận xét chung giờ học . _____________________________________________________________________ Thứ 4 ngày 8 tháng 1 năm 2014 Thể dục Trò chơi: nhảy ô tiếp sức I. Mục tiêu - HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: nhảy ô tiếp sức II. Địa điểm - phương tiện - Sân trường, dọn dẹp sạch sẽ - Giáo viên chuẩn bị một cái còi III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu (5p) - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Học sinh hát 2 bài hát tập thể - Yêu cầu học sinh khởi động. 2. Phần cơ bản (25p) * Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức” Chuẩn bị: Kẻ một vạch chuẩn bị dài 4 m, kẻ vạch xuất phát dài 4 m, cách vạch chuẩn bị 1 m. Từ vạch xuất phát về trước 0,6 – 0,8m kẻ hai dãy ô vuông, mỗi dãy 10 ô, mỗi ô có cạnh 0,4 – 0,6m. Cách ô số 10: 0,6m kẻ vạch đích dài 4m. Cách chơi: Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. Khi có lệnh các em số 1 bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy hai chân vào ô số 2 và 3, nhảy chụm hai chân vào ô số 4 và cứ lần lượt nhảy như vậy cho đến đích thì quay lại, chạy về vạch xuất phát, chạm tay bạn số 2. Bạn số hai bật ngảy như bạn số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước ít phạm quy là hàng thắng cuộc. - Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu - Giáo viên nhắc lại cách chơi - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi. Học sinh chơi 3. Phần kết thúc (5p) - Học sinh thả lỏng cơ bắp - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. - Giáo viên nhận xét buổi học. __________________________________ Toán Thực hành đo độ dài I. Mục tiêu: Giúp học sinh. Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân; - Thực hành đo chiều dài bẳng lớp học, bàn học, lớp học. BT cần làm: Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân. II. Đồ dùng dạy học Thước, que tính, bút III. Các hoạt động dạy học Bài cũ : 3P GV cho hs làm lại bài tập 2 tiết trước Nhận xét, khen ngợi Bài mới : Hoạt động 1: 10P*. Giới thiệu độ dài “gang tay” - Giáo viên: gang tay là độ dài (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa. - Yêu cầu học sinh xác định độ dài gang tay mình bằng cách: chấm 1 điểm nơi đặt ngón tay cái và 1 điểm nơi đầu ngón tay giữa rồi nối 2 điểm được 1 đoạn thẳng. - Học sinh nói “độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB” *. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “gang tay” - Yêu cầu học sinh đo cạnh bảng bằng gang tay - Giáo viên làm mẫu và nói: cạnh bảng dài …. gang tay - Học sinh thực hành, đọc kết quả đo được *. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “bước chân” - Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu - Học sinh thực hành: Đo độ dài bục giảng bằng bước chân Nghỉ giữa tiết Hoạt động 2: Thực hành (20p) 1, Giúp học sinh biết: Đơn vị đo là gang tay Thực hiện nhóm 2 đo độ dài bàn học sinh Học sinh đọc kết quả thực hành 2, Giúp học sinh biết: Đơn vị đo là thước gỗ Thực hiện đo độ dài bảng lớp Học sinh đọc kết quả thực hành 3, Giúp học sinh biết: Đơn vị đo là bước chân Thực hiện đo độ dài lớp học Học sinh đọc kết quả thực hành 4, Giúp học sinh biết: Đơn vị đo là độ dài que tính Thực hiện đo độ dài bàn, bảng . Học sinh đọc kết quả thực hành 5, Các hoạt động hỗ trợ - Đánh dấu, so sánh độ dài bước chân em với bước chân cô giáo - Vì sao ngày nay người ta không sử dụng “gang tay” hay “bước chân” để đo độ dài trong các hoạt động hàng ngày? – vì đây là những độ dài chưa chuẩn. Cùng một đoạn đường có thể đo bằng bước chân với kết quả đo không giống nhau, do độ dài bước chân của từng người khác nhau 3 Nhận xét, dặn dò (2p) - Giáo viên nhận xét giờ học - Dặn dò học sinh về nhà thực hành so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng gang tay, bước chân Học vần  Bài 76 oc- ac I. Mục tiêu: - HS đọc được : oc, ac, con sóc, bác sĩ từ và câu ứng dụng. - HS viết được : oc, ac, con sóc, bác sĩ - Luyện nói từ 1- 3câu theo chủ đề: vừa vui vừa học II. Đồ dùng dạy học Bộ đồ dùng , tranh SGK III.Các hoạt động dạy học. Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ ( 4phút) - HS viết bảng con: chót vót, bát ngát, việt nam - 1 HS đọc câu ứng dụng SGK bài 75 - GV nhận xét khen ngợi 2. Dạy bài mới a. GTB 1P Hôm nay ta được học 2 vần mới đó là vần oc- ac b.Dạy vần mới 30P *.Dạy oc, con sóc Giáo viên giới thiệu và ghi bảng vần: oc - GVphát âm mẫu: uôt - HS phát âm ( lớp , tổ , cá nhân ) - HS so sánh vần oc với vần on - HS ghép vần: oc – phân tích ( vần oc có âm đôi o đứng trước, âm c đứng sau) - GV phân tích lại và hướng dẫn HS đánh vần :o- cờ - oc (lớp , tổ , cá nhân ) - HS ghép tiếng sóc – phân tích ( tiếng sóc có âm s đứng trước, vần oc đứng sau , thanh sắc đặt trên âm o ) - GV phân tích lại – ghi bảng và hướng dẫn HS đánh vần : sờ- oc- sóc- sắc- sóc(lớp, tổ, cá nhân ) - HS quan sát tranh và nhận xét – GV nhận xét lại GV giới thiệu từ ứng dụng – ghi bảng con sócGV hướng dẫn HS đọc từ ứng dụng theo lớp, tổ, cá nhân . Hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn : oc- sóc- con sóc ( kết hợp phân tích vần và phân tích tiếng) *.Dạy ac, bác sĩ ( Dạy theo quy trình tương tự ) - HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vần oc và vần ac ( giống nhau : hai vần đều có kết thúc là âm c ; khác nhau : vần oc có âm đôi o đứng trước , còn vần ac có âm đôi a đứng trước ) - HS đọc kết hợp hai vần . Cá nhân, dãy, đồng thanh Oc ac Sóc bác Con sóc bác sĩ Nghỉ giữa tiết *.Hướng dẫn viết bảng con : - GV viết mẫu , vừa viết vừa hướng dẫn cáchviết cấu tạo nét oc, con sóc, ac, bác sĩ - HS viết vào bảng con - GV quan sát , chỉnh sửa lỗi sai cho HS * Hướng dẫn đọc từ ngữ ứng dụng - GV ghi bảng  hạt thóc bản nhạc con cóc con vạc - 2 HS khá đọc bài - 4 HS gạch tìm tiếng chứa vần vừa học – gạch chân ( thóc, cóc, nhạc, vạc ). - HS phân tích, đánh vần.. - GV đọc mẫu, giải thích từ ứng dụng : bản nhạc, con vạc - Hướng dẫn HS đọc từ ứng dụng - HS đọc toàn bài. Cá nhân, dãy, đồng thanh - HS thi tìm tiếng chứa vần oc, ac *Củng cố tiết 1 Tiết 2 C Luyện tập ( 30 phút) * Luyện đoc. - HS nhắc lại nội dung tiết 1. - HS luyện đọc bài ở bảng kết hợp đọc sgk theo (lớp, tổ, cá nhân ). gv khắc sâu thêm về cấu tạo tiếng *Đọc câu ứng dụng - HS quan sát tranh minh họa và nhận xét về nội dung tranh . - GV nhận xét tranh, giới thiệu câu ứng dụng và ghi bảng : Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than. - 2 HS khá đọc câu ứng dụng - HS tìm tiếng chứa vần vừa học - gạch chân - phân tích tiếng chứa vần vừa học( cóc, lọc, bọc) - GV đọc mẫu câu ứng dụng, hướng dẫn cách đọc và luyện cho HS đọc, kết hợp theo dõi chỉnh sửa cho HS - HS đọc (lớp, tổ, cá nhân ) kết hợp đọc toàn bài trên bảng và sau đó đọc sgk, giải câu đố * Luyện viết ở vở Tập viết - HS viết vào vở tập viết : oc, ac, con sóc, bác sĩ - GV quan sát hướng dẫn HS viết bài.Cho HS nhắc tư thế ngồi viết đúng . Chú ý chỉnh sửa và uốn nắn cho HS Nghỉ giữa tiết *. Luyện nói HS nêu chủ đề luyện nói : Vừa học vừa chơi HS quan sát tranh trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV - Em hóy kể cỏc trũ chơi được học trờn lớp. - Kể tờn cỏc bức tranh đẹp mà cụ giỏo cho xem. - Em thấy cỏch học như thế cú vui khụng? - HS luyện nói theo cặp - HS luyện nói trước lớp. HS khá, giỏi luyện nói nhiều hơn. - GV nhận xét D Củng cố - dặn dò: ( 5 phút) * Trò chơi. Thi tìm tiếng từ chứa vần vừa học - HS thi theo tổ - GV nhận xét - GV chỉ bảng HS đọc toàn bài - GV nhận xét giờ học. _______________________________________ Buổi chiều Học vần Ôn tập học kì I I. Mục tiêu: - HS đọc được các âm, vần, từ ngữ và câu ứng dụng đã được học từ bài 1 đến bài 76 - HS viết được các vần, từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 76. - N ói được từ 1 – 3 câu theo các chủ đề đã học. II. Đồ dùng dạy học Tranh III.Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài : 1P 2.Ôn tập các vần đã học ( 20 phút) Hướng dẫn HS hệ thống các vần đã học, một số HS đọc vần Gv ghi bảng + Vần kết thúc bằng âm a + Vần kết thúc bằng âm o, u + Vần kết thúc bằng âm n + Vần kết thúc bằng âm ng, nh + Vần kết thúc bằng âm m, t HS luyện đọc trứơc lớp theo lớp , nhóm , cá nhân. HS đọc lại một số vần khó ở SGK như. ưu, ươu, eng, ênh, ươt, uôt GV ghi bảng. nhuộm vải ngớt mưa buôn làng bánh chưng thước kẻ hiền lành hiểu biết vượt lên HS đọc ( lớp , nhóm , cá nhân ) GV gọi HS giải thích một số từ GV giải thích lại Đọc câu ứng dụng HS luyện đọc một số câu ứng dụng ở SGK các bài : 65 ; 66 ; 67 ; 68 ; 69 ; 70 ; 71; 72 ; 73 ; 74 Nghỉ giữa tiết 3 HS luyện viết bảng con, vở: 12P GV viết mẫu những từ khó lên bảng và yêu cầu HS viết bảng con mứt gừng buổi chiều sút bóng mềm mại HS luyện viết vào vở Gv đọc cho HS viết. Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời, bướm bay lượn từng đàn 4 Củng cố - dặn dò: ( 2 phút) - GV nhận xét một số bài - GV nhận xét chung giờ học. _______________________________ Học vần Kiểm tra cuối học kì I I. Mục tiêu - HS đọc được các vần, từ ngữ câu ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 20 tiếng/ phút - Viết được các vần từ ngữ theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: 20 chữ/ 15 phút. II. Đồ dùng dạy học - Đề thi III. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài : 2 2. Nội dung đề thi : Đọc : ưu, ươu, ên, yên, un, ưng, eng, anh, inh, ươn ong, ăng, êm, iêng, ươm, ăt, iêt, uôt, ưt, ênh buổi chiều, quả nho, nhà ngói, lưỡi rìu, cái phễu, nâng niu, bầu rượu, khăn rằn, gần gũi, khen ngợi. Mùa thu, bầu trời như cao hơn, Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. Viết : Bài 1: Điền dấu hỏi (?) hay dấu ngã (~) Vây gọi, suy nghi, bơi trai, người mâu, go mo, khập khiêng Bài 2: Điền õm, vần phự hợp 1. iu hay ưu nhà b… điện cõy cối khẳng kh. . . õm m… sụng C… Long 2. Điền g hay gh ...ê ….ớm, ….ập ….ềnh, con …ẹ, ...i chép, ….ô ….ề, 3. Điền ng hay ngh ....ủ …on, …..ắm…..ía , …..ề ….iệp, …ĩ …ợi 4. Điền vần iu hay ưu c....hộ, gió h....h.., nghỉ h......., cây l..... , l.....lo GV đọc cho HS viết : Cành chanh, bay liệng, lênh khênh, hiểu bài, chăn trâu, nâng trái bóng, mạng nhện, kiũ kịt Ruộng mạ xanh mướt ; trăng lưỡi liềm sáng tỏ ; các bác đang đào giếng. 3. Củng cố, dặn dò : 2P - GV thu bài. - Giáo viên nhận xét tiết học. __________________________________ Đạo đức Thực hành kỹ năng cuối học kì I I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến nay cho học sinh - Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ (3p) - Gọi học sinh nhắc lại những việc làm để giữ trật tư trong trường học - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét 2. Bài mới: Hoạt động 1. Củng cố lại những kiến thức đã học ở học kì I ( 15 phút) GV yêu câu HS nhắc lại những bài Đạo đức đã học - GV lần lượt ghi bảng Bài 1: Em là HS lớp Một Bài 2: Gọn gàng sạch sẽ Bài 3: Gĩư gìn sách vở, đồ dùng học tập Bài 4: Gia đình em Bài 5: Lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ Bài 6: Nghiêm trang khi chào cờ Bài 7; Đi học đều và đúng giờ Bài 8: Trật trự trong trường học Dựa vào từng bài mà các em đã được học – GV đưa ra một số câu hỏi phù hợp với từng nội dung cho HS trả lời ? Để gọn gàng sạch sẽ em phải làm gì ? ? Muốn sách vở , đồ dùng học tập luôn gọn , đẹp em nên làm như thế nào? ? Kể tên những người trong gia đình em ? ? Em cần làm gì để luôn đi học đúng giờ ? HS trả lời , GV nhận xét GV nhắc lai những kiến thức cơ bản mà các em cần phải nắm. Cho HS đọc lại những câu thơ cuối mỗi bài. Nghỉ giữa tiết Hoạt động 2. Xử lí một số tình huống ( 15 phút) GV nêu làn lượt một số tình huống yêu cầu HS thảo luận và xử lí Chẳng hạn : Trên đường đi học, có một bạn rủ em vào quầy bán đồ chơi để xem. Khi đó em làm gì ? HS thảo luận nhóm đôi rồi đưa ra giải pháp Cho một số bạn lên đóng vai , xử lý tình huống . HS cùng GV nhận xét ? Em cần làm gì để luôn đi học đúng giờ ? Thứ 5 ngày 9 tháng 1 năm 2014 Buổi sáng: Thi định kì cuối kì I _________________________________ Buổi chiều: Toán Một chục -Tia số I. Mục tiêu - HS nhận biết ban đầu về 1 chục, biết quan hệ giữa chục và đơn vị, 1 chục = 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số - BT cần làm: 1, 2, 3 II. Đồ dùng dạy học - Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học Bài cũ : 3P GV gọi HS đo độ dài bàn học bằng gang tay. GV nhận xét, khen ngợi 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : 1P b. Các hoạt động : Hoạt động 1 : Dạy học bài mới (12p) * Giới thiệu “một chục” - Yêu cầu học sinh xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả. - Giáo viên nêu : mười quả còn gọi là một chục quả - Học sinh đếm số que tính trong một bó que tính và nói số lượng que tính ? - Giáo viên : mười que tính còn gọi là mấy chục que tính ? - Giáo viên nêu lại câu trả lời đúng của học sinh : mười que tính còn gọi là một chục que tính. - Mười đơn vị còn gọi là mấy chục ? - Giáo viên ghi : 10 đơn vị = 1 chục - Giáo viên hỏi : một chục bằng bao nhiêu đơn vị ? - Học sinh nhắc lại những kết luận đúng * Giới thiệu tia số - Giáo viên vẽ tia số lên bảng và giới thiêu : Đây là tia số, trên tia số có một điểm gốc là 0 (được ghi số 0), các điểm (vạch) cách đều nhau được ghi số, mỗi điểm (mỗi vạch) ghi một số theo thứ tự tăng dần : 0, 1, 2, 3, 4 ... Có thể dùng tia số để minh hoạ việc so sánh các số : số ở bên trái thì bé hơn số ở bên phải, số ở bên phải thì lớn hơn các số ở bên trái nó. Nghỉ giữa tiết Hoạt động 2: Thực hành (20p) Bài 1: Vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn - Học sinh nêu yêu cầu bài toán - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại: Một chục bằng bao nhiêu đơn vị? Một chục chấm tròn là mấy chấm tròn? - Học sinh làm bài vào vở. - Giáo viên nhận xét chữa bài Bài 2: Vẽ bao quanh một chục con vật - Học sinh thảo luận nhóm 2, đếm rồi vẽ vào phiếu - Học sinh đổi phiếu nhận xét lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, chữa bài Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số - Học sinh nêu yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn học sinh điền số thẳng vạch 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 HS làm vào vở. GV nhận xét 1 số bài. 1HS làm bảng lớp Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3p) - Học sinh nhắc lại các ghi nhớ - Giáo viên nhận xét tiết học. _____________________________ Thi chữ viết lần 1 _____________________________ Tự nhiên và xã hội Cuộc sống xung quanh (t1) I. Mục tiêu Học sinh nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi mình sinh sống. GDMT: Học sinh hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh. KNS: Kĩ năng tìm kiếm, xử lý thông tin. Phát triển kĩ năng hợp tác trong công việc. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ III. Hoạt động dạy - học 1. Bài cũ : 3P Em đã làm gì để góp phần giữ gìn lớp học sạch đẹp 2 HS trả lời. HS, GV nhận xét 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài :1P b. Các hoạt động : Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường (20p) Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ quan sát - Nhận xét về quang cảnh trên đường: người qua lại đông hay vắng, phương tiện của những người đó là gì ? - Nhận xét về quang cảnh hai bên đường: nhà ở, cửa hàng, cây cối, ruộng vườn Người dân ở địa phương thường làm công việc chủ yếu là gì? - Giáo viên phổ biến nội quy khi đi tham quan Học sinh phải đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do Phải trật tự nghe theo hướng dẫn của giáo viên Bước 2: Đưa học sinh đi tham quan Học sinh đi theo hàng, giáo viên quyết định các điểm dừng để cho học sinh quan sát kĩ và khuyến khích các em nói với nhau về những gì các em nhìn thấy. Bước 3: Đưa học sinh về lớp Nghỉ giữa tiết Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân (10p) Bước 1: Thảo luận nhóm 4 - Học sinh nói với nhau về những gì các em đã được quan sát? Bước 2: Thảo luận cả lớp - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Yêu cầu học sinh liên hệ tới công việc mà bố, mẹ hoặc những người khác trong gia đình làm hàng ngày để nuôi sống gia đình. - Giáo viên nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: 2P GV nhận xét giờ học Dặn dò: Quan sát cuộc sống xung quanh em. _____________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 10 tháng 1 năm 2014 Học sinh nghỉ học, GV coi thi và chấm bài

File đính kèm:

  • docLOP 1B TUAN 18.doc