Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 20: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, sự phân bố mưa

I. Mục tiêu bài học

1- Về kiến thức

+ Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

+ Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ

+ Hiểu rõ ảnh hưởng của Đại dương đến phân bố mưa.

2- Về kỹ năng

+ Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: Nhiệt độ, Khí áp, Đại dương.Với lượng mưa.

+ Phân tích biểu đồ phân bố mưa theo vĩ độ.

+ Rèn kỹ năng đọc bản đồ.

II. Thiết bị dạy học

+ Bản đồ phân bố mưa trên thế giới.

+ Phóng to hình 17.1 trong SGK.

III. Hoạt động dạy và học

+ Bài cũ: Vì sao độ ẩm tương đối lại có ý nghĩa rất lớn trong việc dự báo thời tiết

+ Mở bài: Vì sao trên trái đất lượng mưa lại phân bố không đều ? chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này qua bài học hôm nay.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 20: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, sự phân bố mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15 tháng 11 năm 2006 Lê Văn Đỉnh Chương trình nâng cao Tiết 20 Bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Sự phân bố mưa. I. Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức + Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa + Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ + Hiểu rõ ảnh hưởng của Đại dương đến phân bố mưa. 2- Về kỹ năng + Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: Nhiệt độ, Khí áp, Đại dương....Với lượng mưa. + Phân tích biểu đồ phân bố mưa theo vĩ độ. + Rèn kỹ năng đọc bản đồ. II. Thiết bị dạy học + Bản đồ phân bố mưa trên thế giới. + Phóng to hình 17.1 trong SGK. III. Hoạt động dạy và học + Bài cũ: Vì sao độ ẩm tương đối lại có ý nghĩa rất lớn trong việc dự báo thời tiết + Mở bài: Vì sao trên trái đất lượng mưa lại phân bố không đều ? chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này qua bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HĐ 1 Nhóm (Chia lớp thành 6 nhóm) + N/C SGK hãy hoàn thành phiếu học tập sau: Nhóm 1+2 : Khí áp và frông - Trong các khu vực (+) hoặc áp (-) nơi nào hút gió nơi nào phát gió? - Frông được hình thành ? - ảnh hưởng của khí áp và frông đến lượng mưa ? Nhóm 3+4: Frông + Gió. - Trong các loại gió thường xuyên loại gió nào gây mưa nhiều, mưa ít ? vì sao? - Vì sao khi frông đi qua thường hay mưa ? Nhóm 5+6 : Dòng biển + Địa hình - Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua lại có mưa còn nơi có dòng biển lạnh đi qua lại khó mưa. - Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. + Đại diện các nhóm trả lời GV bổ sung và chuẩn kiến thức. ............................................................... HĐ 2 Cá nhân + Dựa vào các hình 17.1 , 17.2 và kiến thức đã học hãy: * Nhận xét và giải thích về tình hình phân bố mưa ở các khu vực : XĐ, Chí tuyến, Ôn đới, Cực * ở mỗi đới từ Tây sang Đông lượng mưa của các khu vực có khác nhau ? Vì sao ? + HS trả lời GV bổ sung và chuẩn kiến thức. I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. 1/ Khí áp. + Khu vực áp thấp thường nhiều mưa + Khu vực áp cao ít mưa hoặc không mưa. 2. Frông.( Diện khí) + Miền có frông, dải hội tụ đi qua thường có mưa nhiều. 3. Gió + Gió Tây ôn đới mưa nhiều + Miền có gió mùa mưa nhiều + Miền có gió mậu dịch mưa ít 4. Dòng biển + ở ven bờ đại dương: dòng biển nóng đi qua thường mưa nhiều . Dòng biển lạnh đi qua khó mưa. 5. Địa hình + Khu vực miền núi mưa nhiều + Sườn đón gió mưa nhiều....... ............................................................... II. Sự phân bố mưa trên trái đất. 1. Lượng mưa trên trái đất phân bố không đều theo vĩ độ. + Khu vực XĐ mưa nhiều nhất + Hai khu vực chí tuyến mưa ít. + hai khu vực Ôn đới mưa nhiều + ở 2 cực mưa ít. 2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của Đại dương. + Do sự phân bố của lục địa và đại dương nên ở mỗi đới từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa khác nhau. IV. Đánh giá Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích: Tại sao khu vực Tây bắc Phi có cùng vĩ độ như nước ta nhưng lại có khí hậu nhiệt đới hoang mạc. còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều ? V. Hoạt động nối tiếp Làm các câu hỏi và bài tập trang 62 SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 20 Bai 17 NC.doc
Giáo án liên quan