Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 42 - Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thưc

Sau bài học, Hs cần:

- Hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành, nhưng sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh.

- Biết được thực trạng và triển vọng phát triển tổng hợp kinh tế biển, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.

- Hiểu được trong nhưnngx năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế của Duyên hải Nam Truing Bộ sẻ có bước phát triển đột phá.

2. Về kĩ năng

Phân tích các bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc Atlat Địa lí Việt Nam.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 42 - Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 02/04/ 2009 Tiết 42 - Bài 36 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thưc Sau bài học, Hs cần: - Hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành, nhưng sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh. - Biết được thực trạng và triển vọng phát triển tổng hợp kinh tế biển, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng. - Hiểu được trong nhưnngx năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế của Duyên hải Nam Truing Bộ sẻ có bước phát triển đột phá. 2. Về kĩ năng Phân tích các bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc Atlat Địa lí Việt Nam. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam. - Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ. - Bản đồ kinh tế chung Việt nam. - Atlat Địa lí Việt nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Hỏi bài củ. 1. Khái quát chung Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Hình thức: Cá nhân GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 1 và bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam, hãy: + Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. + Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? HS: Xác định trên bản đồ. GV: Chuẩn kiến thức đung, bổ sung. Duyên hải Nam Trung Bộ: + Bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa + Có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2, số dân gần 8,9 triệu người, chiếm 13,4% diện tích và 10,5% số dân của cả nước (năm 2006). a. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Đặc điểm: + Duyên hải Nam Trung Bộ là một dãi lãnh thổ hẹp ngang. Phía Bắc giáp với Bắc Trung Bộ, phía nam giáp với Đông Nam Bộ, Tây một phần giáp với Lào phần chủ yếu giáp với Tây Nguyên. + Duyên hải Nam trung Bộ nằm ở vị trí trung độ của đất nước, nằm trên các trục đường giao thông Bắc - Nam và các quốc lộ đông - tây nối Tây Nguyên và nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia. Trong vùng có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, gần đường hàng hải quốc tế, cữa ngõ ra biển của Tây Nguyên, vùng này có nhiều cảu khẩu quan trọng. - Ý nghĩa: Với vị trí có tính chất trung gian và bản lề như vậy, Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và đặc biệt là Đông - Tây, quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, kể cả Lào, Cam-pu-chia với biển Đông à có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở. b. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng Hoạt động 2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Hình thức: Nhóm GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 1, tiến hành làm việc theo nhóm để hoàn thành nội dung cần thiết vào bảng dưới đây: Bảng 1 Nêu tóm tắt Thế mạnh (Các nhóm lẽ) Hạn chế (Các nhóm chẵn) Về mặt tự nhiên Về mặt kinh tế - xã hội HS: Làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiện vụ được giao và trình bày kết quả trước lớp. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung. (Xem thông tin phản hồi ở phần phụ lục) 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển Hoạt động 3: Tìm hiểu hình phát triển tổng hợp kinh tế biển Hình thức: Nhóm GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 2, tiến hành làm việc theo nhóm với các nội dung sau ở bảng dưới đây: Bảng 2 Điều kiện phát triển Tình hình phát triển Các vấn đề cần giải quyết a. Nghề cá b. Du lịch biển c. Dịch vụ hàng hải d. Khai thác khoảng sản ở thềm lục địa và sản xuất muôi Nhóm 1: Dựa vào thông tin ở mục 2a, hoàn thành phần nghề cá: Nhóm 2: Dựa vào thông tin ở mục 2b, hoàn thành phần du lịch biển: Nhóm 3: Dựa vào thông tin ở mục 2c, hoàn thành phần dịch vụ hàng hải Nhóm 4: Dựa vào thông tin ở mục 2d, hoàn thành phần khai thác khoảng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối. HS: Tiến hành trao đổi thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả trước lớp. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung. 3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng Hoạt động 4: Tìm hiểu phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Hình thức: Nhóm (5 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 2, tiến hành làm việc theo nhóm với các nội dung sau: Nhóm 1: Dựa vào thông tin ở mục 3, hình 36 và bản đồ trên bảng hãy cho biết: + Các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp. + Việc tăng cường cơ sở năng lượng của vùng có ý nghĩa như thế nào và vấn đề này được giải quyết bằng cách nào? + Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng? + Các trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp chính của vùng? Nhóm 2: Dựa vào thông tin ở mục 3, hình 36 hãy cho biết: + Xác định các tuyến đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay trong vùng? + Tai sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng? HS: Dựa vào bản đồ trên bảng và thông tin ở mục 3 trao đổi thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả trước lớp. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. - Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp của vùng: Khoảng sản ở đây đáng kể, chỉ có cát thủy tinh, titan, nông - lâm - thủy sản à Công nghiệp chủ yếu là các ngành chế biến LTTP, khai thác và chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, đường giấy, khai thác cát, ti tan và than. - Đảm bảo cơ sở năng lượng để phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Là vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng và đang được giải quyết theo hướng dựa vào nguồn điện quốc gia và đang xây dựng một số nhà máy thuỷ điện trong vùng có quy mô trung bình. - Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp cả nước (năm 1995 chỉ chiếm 1,6%), nhưng tỉ trọng đang tăng lên đáng kể (năm 2005 là 2,2%) nhờ tốc độ phát triển công nghiệp khá cao (năm 2005 đạt 14,0%). - Cùng với xu thế chung của cả nước, các khu công nghiệp đã được hình thành ở những nơi có điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình và khả năng cung cấp điện nước và nguồn lao động... như khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh, Điện Ngọc, Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội. - Việc hiện đại hóa các tuyến đường giao thông Bắc - Nam và các tuyến đường lên Tây Nguyên, đi đôi với việc mở các cảng biển, tạo thế mỡ cữa nền kinh tế và làm thay đổi quan trọng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ. IV. ĐÁNH GIÁ 1. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển kinh tế ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ? 2. Thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển cảu Duyên hải Nam Trung Bộ. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS làm bài tập 3, 4 trang 166 SGK. VI. PHỤ LỤC Thông tin phản hồi bảng 1 Thế mạnh Hạn chế Về mặt tự nhiên - Có nhiều vũng vịnh và nhiều bải biển đẹp. - Có tiền năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng hải sản. - Một số loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn như vật liệu xây dựng, các mỏ cát làm thủy tinh, dầu khí trên thềm lục địa phía nam - Các dãy núi ăn ngang ra biển. - Tiềm năng phát triển nông nghiệp hạn chế. - Mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây nam. Và phía nam thường ít mưa, khô hạn kéo dài - Các dòng song có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn. Về mặt kinh tế - xã hội - Trong vùng đã có một chuổi đô thị tương đối lớn. - Đang thu hút được ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài. - Có các di sản văn hóa thế giới làm phong phú thêm thế mạnh về tài nguyên du lịch - Trong thời kì chiến tranh chịu nhiều tổn thất về người và của. - Là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Thông tin phản hồi bảng 2 Điều kiện phát triển Tình hình phát triển Các vấn đề cần giải quyết a. Nghề cá - Biển lắm tôm, cá và các loại hải sản khác với nhiều loại có giá trị kinh tế, tỉnh nào cũng có bải tôm, bãi cá. - Biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. - Sản lượng thủy sản của vùng năm 2005 đã vượt trên 624 nghìn tấn, trong đó riêng sản lượng cá biển là 420 nghìn tấn. - Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng và phong phú. - trong tương lại ngành sẽ có vai trò lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề thực phẩn của vùng và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa cấp bách. b. Du lịch biển Có nhiều bãi biển nổi tiếng, khí hậu nóng ẩm quanh năm, hấp dẫn khách du lịch. - Nha trang đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách, là trung tâm du lịch lớn của nước ta, Đà nẵng cũng là trung tâm du lịch quan trọng. Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghĩ dưỡng, thể thao khác. Cần phải chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải và khai thác khoảng sản ở vùng thềm lục địa. c. Dịch vụ hàng hải Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu Ở đây đã có các cảng tổng hợp do Trung ương, địa phương quản lí, đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất và hình thành cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong lớn nhất nước ta. d. Khai thác khoảng sản ở thềm lục địa và sản xuất muôi - Vùng thềm lục địa ở DHNTB đã được khẳng định là có dầu khí. - Việc sản xuất muôi củng rất thuận lợi Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý. - Các vùng sản xuất muôi nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh.

File đính kèm:

  • docTiet 42 bai 36 Van de phat trien kinh te xa hoi ot Duyen hai nam Trung Bo.doc
Giáo án liên quan