Giáo án Địa lý lớp 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

 SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần

 1-Về kiến thức :

 -Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyen đất.

 -Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh vật, các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất và một số tài nguyên khác (nước, khoáng sản, biển ) .

 2-Về kỹ năng :

 -Phân tích các bảng số liệu về biến động rừng, suy giảm số lượng loài động, thực vật, từ đó nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta.

-Liên hệ thực tế địa hương về các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần 1-Về kiến thức : -Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyen đất. -Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh vật, các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất và một số tài nguyên khác (nước, khoáng sản, biển ) . 2-Về kỹ năng : -Phân tích các bảng số liệu về biến động rừng, suy giảm số lượng loài động, thực vật, từ đó nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta. -Liên hệ thực tế địa hương về các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất. II-Các phương tiện dạy học : -Các bảng số liệu trong SGK (phóng to). -Hình ảnh về các hoạt động chặt phá, phát đốt rừng, hậu quả của mất rừng. -Hình ảnh về các loài chim thú quý cần bảo vệ. -Hình ảnh về đất bị suy thoái : xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Tài nguyên rừng vẫn đang trong tình trạng suy thoái. Mặc dầu hơn 20 năm qua diện tích rừng đang có xu hướng tăng lên, song chất lượng rừng chưa phục hồi, phần lớn là rừng non và rừng nghèo. Việc bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta, ngoài giá trị kinh tế, còn có ý nghĩa bảo vệ cân bằng sinh thái môi trường của đất nước. Các điều luật về bảo vệ rừng. 2-Tài nguyên sinh vật của nước ta có tính đa dạng cao và đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng. Nhà nước đã thực thi nhiều biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh vật như thiết lập hệ thống Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, ban hành Sách đỏ Việt Nam và quy định khai thác. 3-Tình trạng suy thoái đất vẫn còn nghiêm trọng. Diện tích đất hoang đồi trọc ở nước ta đã thu hẹp dần do diện tích rừng trồng và tỉ lệ che phủ của rừng tăng lên. Song diện tích đất bị suy thoái còn lớn, nhiều loại đất cần cải tạo. Bảo vệ tài nguyên đất bao gồm quản lý sử dụng đất và áp dụng các biện pháp bảo vệ đất thích hợp đối với đồng bằng và đất đồi núi. 4-Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác bao gồm tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển. Trong số các loại tài nguyên trên, có loại khai thác, sử dụng còn lãng phí như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, có loại chưa khai thác hết tiềm năng như tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển. Nhưng vấn đề chung đặt ra đối với csc loại tài nguyên này là việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý và gây ra ô nhiễm môi trường. IV-Tiến trình dạy học : 1-Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật : a-Tài nguyên rừng. Gv sử dụng bảng 14.1, yêu cầu Hs dựa vào bảng này để phân tích sự biến động diện tích rừng ở nước ta và giải thích sự biến động đó. Để phân tích bảng 14.1, Gv gợi ý cho Hs xem trong giai đoạn từ 1943 đến 1983 tổng diện tích rừng của nước ta giảm baonhiêu triệu ha, mỗi năm trung bìnhnước ta mất đi bao nhiêu ha rừng. Tương tự như vậy, tính diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng. Tính tiếp từ năm 1983 đến năm 2005 tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng tăng lên bao nhiêu triệu ha, trung bình mỗi năm trong giai đoạn này tăng bao nhiêu ha. Gv cho Hs nhận xét mối quan hệ giữa diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng với tổng diện tích rừng và độ che phủ (chú ý diện tích rừng trồng nhiều hơn diện tích rừng bị phá thì tổng diện tích rừng mới tăng và độ che phủ rừng cũng tăng). Gv cho Hs tìm hiểu nguyên nhân suy giảm rừng của nước ta. Gv cần nhấn mạnh : Tuy diện tích có rừng tăng trong những năm gần đây, nhưng chất lượng rừng vẫn giảm. Nước ta rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm tỉ lệ lớn. Từ đó Hs thấy được sự cần thiết phải trồng và bảo vệ rừng. Phần các biện pháp bảo vệ rừng, Gv cho Hs tham khảo các biện pháp trong SGK đã nêu. 2-Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất : -Gv yêu cầu Hs đọc khổ đầu trong SGK để nêu những biểu hiện của tình trạng suy thoái đất ở nước ta (diện tích đất hoang đồi trọc giảm, nhưng diện tích đát đai bị suy thoái còn rất lớn, những hiện tượng suy thoái đất ở miền đồi núi, hiện tượng suy thoái đất ở đồng bằng). -Gv nêu các biểu hiện khác của tình trạng suy thoái, các loại đất cần cải tạo, yêu cầu cần quản lý sử dụng hợp lý đất ở miền đồi núi và ở miền đồng bằng. -Về tình trạng sử dụng tài nguyên đất : Gv cho Hs đọc phần này trong SGK để rút ra được nhận xét : nước ta sử dụng đất chưa hợp lý. Từ những số liệu cung cấp trong bài học, Gv phân tích để cho Hs thấy : +Với khoảng 12,7 triệu ha đấùt có rừng (năm 2005) thì tỉ lệ che phủ mới đạt gần 40% diện tích là chưa đủ đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường nhiệt đới ẩûm gió mùa ở Việt Nam. +Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người hơn 0,1 ha là thấp so với một nước hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. +Đất chưa sử dụng còn nhiều, hơn 7,2 triệu ha, nhưng cải tạo – sử dụng rất khó khăn. -Trên cơ sở của tình trạng suy thoái đất, hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, Gv yêu cầu Hs trình bày một số biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. Một số gợi ý : +Đối với đất đồi núi, để chống xói mòn đất, Gv nhấn mạnh áp dụng tổng thể các biện pháp, giải thích rõ hơn các kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Giải thích vì sao phải áp dụng biện pháp nông-lâm kết hợp, tổ chức định canh, định cư. +Đối với đất nông nghiệp, cần đề cập đến vấn đề quản lý, sử dụng vốn đất hợp lý, các biện pháp phòng chống suy thoái đất và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất. Gv nên liên hệ thực tế địa phương để làm cụ thểû hóa nội dung bài giảng về mục này. 4-Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác : Gv phân nhóm, yêu càu mỗi nhóm thảo luận về một loại tài nguyên để hoàn thành bảng theo mẫu sau : Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ (hoặc biện pháp để khai thác) Nước Khoáng sản Du lịch Khí hậu Biển Sau khi các nhóm cử đại diện trình bày, Gv nhận xét để chốt lại kiến thức. Gv cần chú ý : -Đối với tài nguyên nước và khoáng sản, đẻ Hs hiểu sâu hơn, Gv có thể yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi. Ví dụ : +Tại sao cần phải sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sự cân bằng và chống ô nhiễm nước ? +Tại sao cần phải quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản ? -Đối với tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển cần phải chú ý để tìm biện pháp nhằm khai thác các tài nguyên còn nằm nhiều dưới dạng tiềm năng. Mục tiêu Thời gian Hoạt động Sản phẩm 1-Bảo vệ tài nguyên rừng : Nội dung : Hs cần nắm được tình hình suy giảm tài nguyên rừng. Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng. Các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng. Kỹ năng : Hs có kỹ năng tìm hiểu thực tế. 2-Bảo vệ đa dạng sinh học : Nội dung : Khái niệm đa dạng sinh học. Tình hình suy giảm tài nguyên sinh học. Các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên sinh học . 3-Bảo vệ tài nguyên đất : Nội dung : Tình hình suy giảm tài nguyên đất. -Nêu nhận xét về sự biến động diện tích các loại rừng ở nước ta qua các năm. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó. Gv cho Hs đưa ra nhận xét về biến động tổng diện tích rừng, so sánh biến động rừng tự nhiên và rừng trồng, thời gian rừng giảm sút nhất và gợi ý cho Hs giải thích các nhận xét đã nêu ra. -So sánh biến động diện tích và chất lượng rừng rút ra nhận xét gì ? -Bảo vệ tài nguyên rừng có những lợi ích gì ? -Nêu các quy định của Nhà nước về tỉ lệ che phủ và nội dung của Luật bảo vệ và phát triển rừng. -Thế nào là đa dạng sinh học ? -Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở những mặt nào ? -Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lượng loài độâng, thực vật tự nhiên ? -Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta ? -Hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất ở nước ta ? Đối chiếu với biến động diện tích rừng, nêu nhận xét và giải thích về biến động đất hoang, đồi trọc theo bảng số liệu trên ? -Hãy nêu các biện pháp cần làm để chống xói mòn, bảo vệ đất đồi núi ? -Đối với đất nông nghiệp cần phòng chống các quá trình suy thoái đất nào ?, -Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút. -Tuy diện tích rừng tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa đến tuổi khai thác. -Ngoài mục đích kinh tế, cần nhấn mạnh vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trong điều kiện tự nhiên nứơc ta nhiều đồi núi, khí hậu nóng, mưa nhiều, có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. - Tính đa dạng sinh học bao gồm 3 mặt là đa dạng về số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. -Suy giảm về thành phần loài, về nguồn gen, ngoài ra cả về hệ sinh thái. -3 biện pháp Nhà nước đã làm để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là : -Xây dựng hệ thống vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên. Hệ thống vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta ngày càng được mở rộng (nêu cụ thể). -Ban hành “Sách đỏ Việt Nam” Số lượng các loài chim, thú, cá, động vật không xương sống được quy định bảo vệ. Các loài thú, chim được các Tổ chức Quốc tế hỗ trợ bảo vệ. -Quy định khai thác về gỗ, động vật và thủy sản. -Đối với đất đồi núi, để chống xói mòn đất, áp dụng tổng thể các biện pháp, các kỹ thuật canh tác trên đất dốc. áp dụng biện pháp nông-lâm kết hợp, ngăn chặn nạn du canh, du cư. -Đối với đất nông nghiệp, cần đề cập đến vấn đề quản lý, sử dụng vốn đất hợp lý, các biện pháp phòng chống suy thoái đất và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất.

File đính kèm:

  • docBai 14.doc