Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 46 - Cảm ứng từ. Định luật Am - pe

CẢM ỨNG TỪ. ĐỊNH LUẬT AM - PE

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của cảm ứng từ. Phát biểu được định luật Am – pe.

2. Kỹ năng

 Vận dụng được định luật Am-pe để giải một số bài tập.

3. Thái độ:

 - Tích cực, hứng thú học tập của học sinh.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 - Phương pháp thí nghiệm trực quan, thảo luận nhóm, hỏi đáp nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đọc SGK, soạn giáo án.

 Bộ thí nghiệm xác định lực từ tác dụng lên dòng điện.

 Vẽ phóng to các bảng 28.1, 28.2, 28.3 SGK.

2. Học sinh: Đọc SGK, xem lại bài về từ trường đã học ở lớp 9.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Phát biểu quy tắc xác định chiều của lực từ tác dụng lên một dây dẫn mang dòng điện.

3. Nội dung bài mới:

a, Đặt vấn đề:(1’) Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường. Vậy đại lượng nào đặc trưng cho từ trường tại một điểm? Để trả lời cho câu hỏi đó. Hôm nay chúng ta học bài

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 46 - Cảm ứng từ. Định luật Am - pe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 Ngày soạn: 01 / 2 / 2012 CẢM ỨNG TỪ. ĐỊNH LUẬT AM - PE A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của cảm ứng từ. Phát biểu được định luật Am – pe. 2. Kỹ năng Vận dụng được định luật Am-pe để giải một số bài tập. 3. Thái độ: - Tích cực, hứng thú học tập của học sinh. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Phương pháp thí nghiệm trực quan, thảo luận nhóm, hỏi đáp nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đọc SGK, soạn giáo án. Bộ thí nghiệm xác định lực từ tác dụng lên dòng điện. Vẽ phóng to các bảng 28.1, 28.2, 28.3 SGK. 2. Học sinh: Đọc SGK, xem lại bài về từ trường đã học ở lớp 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Phát biểu quy tắc xác định chiều của lực từ tác dụng lên một dây dẫn mang dòng điện. 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề:(1’) Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường. Vậy đại lượng nào đặc trưng cho từ trường tại một điểm? Để trả lời cho câu hỏi đó. Hôm nay chúng ta học bài b, Triển khai bài mới: Hoạt động 1(20’). Tìm hiểu về phương của lực từ tác dụng lên dòng điện HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Yêu cầu HS đọc phần 1 - Mô tả các dụng cụ TN - Lần lượt tiến hành làm thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3. Hs: Nghiên cứu SGK và tiến hành thí nghiệm (theo nhóm), thảo luận, ghi các số liệu để rút ra nhận xét. ● Gv: Nêu vấn đề cần nghiên cứu: * Thí nghiệm 1: Giữ nguyên góc và chiều dài dây, thay đổi cường độ dòng điện qua dây. * Thí nghiệm 2: Giữ nguyên góc và cường độ dòng điện, thay đổi chiều dài dây. * Thí nghiệm 3: Giữ nguyên cường độ dòng điện và chiều dài dây, thay đổi góc a. + Nhận xét về kết quả vừa tìm được? Hs: Từ các kết quả TN: Các thương số , , là các hằng số. ● Gv: Giới thiệu về căm ứng từ. Đơn vị của cảm ứng từ. Hs: Tiếp thu. 1. Cảm ứng từ a. Thí nghiệm: Gọi: a là góc hợp bởi dòng điện và đường sức từ, I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, l là chiều dài đoạn dây. a). Thí nghiệm 1: Kết quả: là hằng số. b). Thí nghiệm 2: Kết quả: là hằng số. c). Thí nghiệm 3: Kết quả: là hằng số. b. Nhận xét: Lực từ F vừa tỉ lệ với I, vừa tỉ lệ với l, vừa tỉ lệ với sina Þ F = BIlsina (với B là hệ số tỉ lệ). Vậy: là một hằng số. c. Độ lớn của cảm ứng từ Đại lượng B làm đại lượng đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực. Nên B là độ lớn của cảm ứng từ của từ trường tại điểm khảo sát. Công thức: Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ là tesla, kí hiệu là T. Hoạt động 2(14’). Tìm hiểu về chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Viết biểu thức tính lực từ F tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện? Hs: F = BIlsina ● Gv: Nếu tại một điểm chịu tác dụng của hai, ba từ trường thì từ trường ở đó được tính như thế nào? Yêu cầu học sinh rút ra nguyên lí chồng chất từ trường? Hs: 2. Định luật Am – pe Nếu đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều thì: F = BIlsina gọi là công thức của định luật Am-pe. 3. Nguyên lí chồng chất từ trường Giả sử ta có hệ n nam châm (hay dòng điện). Tại điểm M, từ trường chỉ của nam châm thứ nhất là , của nam châm thứ hai là và của nam châm thứ n là . Gọi là từ trường của hệ tại M thì: 4. Củng cố: (2’) - Dùng công thức nào để xác định cảm ứng từ B? - Phát biểu và viết biểu thức của định luật Am-pe. - Phát biểu và viết được biểu thức nguyên lí chồng chất điện trường. 5. Dặn dò :(2’) + BTVN: 1, 2 + Ôn tập về cảm ứng từ ? Đặc điểm của cảm ứng từ ? + Tìm hiểu về đặc điểm của véc tơ cảm ứng từ của một số dòng điện có hình dạng đặc biệt?

File đính kèm:

  • doctiet46.doc