Giáo án ngữ văn 11 tuần 18

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

- Củng cố và hệ thống hoá kiến thức trên hai phương diện lich sử và thể loại.

2. Kĩ năng: Rèn luyện, nâng cao tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách có hệ thống .

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án

- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Tích hợp với đọc văn và làm văn

2. Học sinh:

- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập

3. Bài mới

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/12/2012 Tiết: 67-68 ÔN TẬP VĂN HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 11. - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức trên hai phương diện lich sử và thể loại. 2. Kĩ năng: Rèn luyện, nâng cao tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách có hệ thống . B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Tích hợp với đọc văn và làm văn 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi SGK: từ câu 1-4. - Tại sao nói văn học giai đoạn này phát triển mau lẹ, phi thường? - Phân biệt tiểu thuyết trung đại và hiện đại? - Tình huống truyện là gì? - Tìm và phân tích tình huống trong một số truyện ngắn sau? Hết tiết 1 Hoạt động 2 Trao đổi thảo luận nhóm. . - Nhóm 1: Câu 4. Phân tích đặc sắc nghệ thuật các truyện: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo? - Nhóm 2. Câu 5 Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia - Nhóm 3: câu 6. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn của vở bi kịch Vũ Như Tô? - Nhóm 4. Câu 7. Hiểu quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua đoạn văn: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay.......và sáng tạo những gì chưa có. Câu 1. Tính phức tạp của VHVN từ đầu XX đến CM tháng Tám 1945, thể hiện ở sự phân chia nhiều bộ phận, xu hướng khác nhau: - Hai bộ phận văn học: Hợp pháp và không hợp pháp. * Văn học giai đoạn này phát triển mau lẹ vì: Do sự thúc đẩy của thời đại. Do xã hội mới đòi hỏi văn học phải đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề. Do sức sông mãnh kiệt mãnh liệt của dân tộc, chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước và cách mạng, của Đảng Cộng sản. Do sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân. Câu 2. Tiểu thuyết trung đại Tiểu thuyết hiện đại Chữ Hán, chữ Nôm Chú ý đến sự kiện, chi tiết Cốt tuyện đơn tuyến Cách kể theo trình tự thời gian Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược Ngôi kể thứ 3. Kết cấu chương hồi. Chữ Quốc ngữ Chú ý đến thế giới bên trong nhân vật Cốt truyện phức tạp đa tuyến Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển tâm lí, tâm trạng của nhân vật Tâm lí, tâm trạng nhân vật phong phú, phức tạp. Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể Kết cấu chương, đoạn. Câu 3. - Tình huống truyện là những quan hệ những hoàn cảnh nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện - Trong 1 truyện có thể có 1 tình huống chủ yếu, nhưng cũng có thể có nhiều tình huống khác nhau, có vai trò khác nhau. + Trong Vi hành: Tình huống nhầm lẫn là chính. ngoài ra còn có tình huống trào phúng, đả kích châm biếm, chế giễu.. + Tinh thần thể dục: Tình huống trào phúng, đả kích châm biếm, chế giễu.. Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thức chất, tốt đèp và tai hoạ... + Chữ người tử tù: Người viết chữ - người xin chữ. Coi ngục - tử tù, cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. + Chí Phèo: Khát vọng sống lương thiện - không được làm người lương thiện. Câu 4. - Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tình huống độc đáo: cảnh đợi tàu, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng tinh tế, hình ảnh biểu tượng... - Chữ người tử tù: Hình tượng Huấn Cao: Anh hùng - nghệ sĩ - thiên lương - nhân hậu - trong sáng; Hình tượng quản ngục: biệt nhỡn liên tài; cảnh cho chữ, xin chữ; ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại tạo hình đặc sắc. - Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, cách kể linh hoạt, xây dựng hình tượng điển hình, cá tính hoá nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, ngôn ngữ tự nhiên dân dã... Câu 5. - Thể hiện qua nhan đề - Việc khắc hoạ từng nhân vật - Tả toàn cảnh, cận cảnh - Cảnh đưa đám, hạ huyện. - Ngôn ngữ khôi hài - Thủ pháp phóng đại. - Mục đích: Phê phán sự giả dối, bịm bợm, vô luân, đạo đức giả của xã hội tư sản thành thị đương thời. Câu 6. - Bi kịch Vũ Như Tô được xây dựng bởi 2 mâu thuẫn cơ bản: Nhân dân lao động >< điều kiện lịch sử xã hội. - Tác giả giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm nhân dân: Nổi dậy giết vua, phá đài, nhưng không cho Vũ Như Tô và Đan Thiềm có tội. Tác giả giải quyết mâu thuẫn thứ hai chưa dứt khoát bởi mâu thuẫn đó mang tính qui luật. Lời giải dành cho độc giả suy ngẫm. Câu 7. - Nghệ thuật sáng tạo của Nam Cao trước hết và cơ bản khác hẳn công việc của những người thợ khéo tay. Công việc của những người thợ là làm theo mẫu có sẵn. Công việc của nhà nghệ sĩ là sáng tác văn chương - sản phẩm tinh thần. Đặc trưng cơ bản là sự sáng tạo, tìm ra cái mới, khơi những nguồn chưa ai khơi...Mỗi tác phẩm văn chương là duy nhất không giống ai. - Muốn thế nhà văn phải có năng lực tư dưy, óc sáng tạo, tránh xa cái cũ, sáo mòn... - Quan điểm nghệ thuật này không mới nhưng được phát biểu chân thành, diễn đạt theo cách riêng lại được chính những tác phẩm nhà văn kiểm chứng. Đó là những tác phẩm mới mẻ, không bắt chước ai, đề tại quen thuộc nhưng mang phong cách mới, hướng khai thác mới, hình tượng nghệ thuật bất hủ. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: Hướng dẫn luyện tập và ôn tập ở nhà. 2. Dặn dò - Viết thành bài văn bài tập 8. - Ôn tập khảo sát học kì. Ngày soạn: 20/12/2012 Tiết: 69,70: BÀI VIẾT SỐ 4 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I, NĂM 2012 Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1  (3 điểm): Viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói: "Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Câu 2: (7.0 điểm): Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. ---------------Hết--------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc., có cảm xúc 2. Yêu cầu về kiến thức a. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận) b. Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. c. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và thật hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? Câu 2: Học sinh cần phân tích làm rõ quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: a. Giới thiệu được trọng tâm nội dung cần phân tích làm rõ hình tượng nhân vật. b. Quá trình thức tỉnh: - Giới thiệu vài nét về Thị Nở: Xấu, nghèo, dở hơi lại dòng giống mả hủi. - Cuộc gặp gỡ với Thị Nở + Từ tỉnh rượu đén tỉnh ngộ . Tỉnh rượu: nhận thức được không gian sống, âm thanh cuộc sống đời thường (Biết cảm xúc – bâng khuâng, mơ hồ buồn) . Tỉnh ngộ: Nhìn lại mình, nhớ về quá khứ và ước mơ – nhận thức thực tại: tuoiir già và sự cô độc. -> Chí đang thức tỉnh và dần hồi sinh để trở lại làm người. + Khát vọng hoàn lương và khao khát hạnh phúc gia đình . Chi tết bát cháo hành: Xuất phát từ tình yêu thương, sự săn sóc ân cần, mộc mạc mà chân thành của Thị Nở. Chí ngạc nhiên ,xúc động rồi ăn năn những việc mình đã làm…..->trở về nguyên tính của anh canh điền ngày xưa .Mong ước có cuộc sống gia đình với Thị Nở. (Dẫn chứng) c. Giá trị nhân đạo: Khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương, kêu gọi mọi người tin và cùng xây đắp phần “người” trong con người. Nhắc nhở con người biết quan tâm, yêu thương nhau. Đó là sức mạnh cảm hoá, gìn giữ và nuôi dưỡng nhân tính như Nam Cao đã từng phát biểu trong Lão Hạc: “Đối với những người xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta chỉ thấy họ là những người gàn dở………không thấy họ là những người đáng thương và không bao giờ ta thương” -> Miêu tả quá trình thức tỉnh của Chí Phèo Nam Cao Khẳng định: Bản chất lương thiện của con người không thể mất đi vĩnh viễn. Bản chất ấy có thể bị vùi lấp nhưng vẫn luôn chờ đợi để hồi sinh. Ngày soạn: 04/01/2013 Tiết: 71 LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - Tích hợp với kiến thức văn và kiến thức về đời sống. 2. Kĩ năng:. Bước đầu biết tiến hành các thao tác chuẩn bị PV và thực hiện PV. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách hướng dẫn Hsvaf giao việc để học sinh thực hành các cuộc PV và TLPV 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK, tình huống PV C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày mục đích, vai trò của hoạt động Phỏng vấn và trả lởi Phỏng vấn? - Yêu cầu đối với người Phỏng vấn và trả lời Phỏng vấn? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hoạt động 2: - Các tổ 1,2,3,4 lần lượt cử đại diện lên tham gia cuộc PV và TLPV - Các tổ khác theo dõi để rút kinh nghiệm Hoạt động 3: - Rút kinh nghiệm : điểm yếu, điểm mạnh về nội dung; về phương pháp; về thái độ. - Đưa ra kinh nghiệm, bổ sung về một cuộc PV hoàn thiện. - GV nhận xét và chốt lại. I. CHUẨN BỊ CUỘC PHỎNG VẤN - Dựa vào phần chuẩn bị cuộc PV của 4 tổ đã giao từ trước - Mỗi tổ được phép thực hiện cuộc PV trong vòng 7 đến 10 phút II. THỰC HIỆN CUỘC PHỎNG VẤN 1. Đóng vai người PV và người ghi chép đi PV. 2. Đóng vai người trả lời PV. 3. Tổng hợp, biên tập lại những nội dung thu được từ cuộc PV. III. RÚT KINH NGHIỆM. 1. Trao đổi, nhận xét về cuộc PV. 2. Phát biểu kinh nghiệm. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: Nắm được mục đích, vai trò của hoạt động Phỏng vấn. - Những yêu cầu đối với người Phỏng vấn và trả lởi Phỏng vấn. 2. Dặn dò: Tiết sau trả bài Ngày soạn: 05/01/2013 Tiết 72 – Làm văn TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 4 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận - Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Ôn tập, nhắc kiến thức làm văn thông qua nhận xét, chữa bài làm của HS bằng thuyết trình và phát vấn…. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (RLKN: phân tích đề, lập dàn ý) - GV yêu cầu HS xem lại các vấn đề có liên quan đến bài viết - Thảo luận chung về đề bài để xác định vấn đề nghị luận, hệ thống ý, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài viết - Lập dàn ý tóm lược theo yêu cầu đề bài + Mở bài + Thân bài + Kết bài Hoạt động 2 Nhận xét chất lượng bài làm và trả bài cho HS - GV lần lượt nêu nhận xét về tình hình làm bài của HS Hoạt động 3 I.HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU ĐỀ, LẬP DÀN Ý: Câu 1  (3 điểm): Viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói: "Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Câu 2: (7.0 điểm): Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. 1. Tìm hiểu đề: - Nội dung: + Câu 1: NL về một tư tưởng đạo lí Các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận… Phạm vi kiến thức: Trong đời sống thực thế và qua văn học, lịch sử…. Phạm vi kiến thức: Chủ yếu dựa vào truyện ngắn Chí Phèo + Câu 2: NL về một nhân vật trong truyện ngắn 2. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng a. Kĩ năng: - Trên cơ sở nắm vững kiến thức bài và yêu cầu nghị luận của đề, HS biết cách làm một bài văn NLVH. Bài viết thể hiện được vốn hiểu biết về những vấn đề xã hội (Câu 1) và tác phẩm Chí Phèo. - Dẫn chứng làm rõ luận điểm tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh dẫn chứng chung chung. Diễn đạt tốt, khuyến khích bài viết sáng tạo. b. Kiến thức: Câu 1: a. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận) b. Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. c. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và thật hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? Câu 2: Học sinh cần phân tích làm rõ quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: a. Giới thiệu được trọng tâm nội dung cần phân tích làm rõ hình tượng nhân vật. b. Quá trình thức tỉnh: - Giới thiệu vài nét về Thị Nở: Xấu, nghèo, dở hơi lại dòng giống mả hủi. - Cuộc gặp gỡ với Thị Nở + Từ tỉnh rượu đén tỉnh ngộ . Tỉnh rượu: nhận thức được không gian sống, âm thanh cuộc sống đời thường (Biết cảm xúc – bâng khuâng, mơ hồ buồn) . Tỉnh ngộ: Nhìn lại mình, nhớ về quá khứ và ước mơ – nhận thức thực tại: tuoiir già và sự cô độc. -> Chí đang thức tỉnh và dần hồi sinh để trở lại làm người. + Khát vọng hoàn lương và khao khát hạnh phúc gia đình . Chi tết bát cháo hành: Xuất phát từ tình yêu thương, sự săn sóc ân cần, mộc mạc mà chân thành của Thị Nở. Chí ngạc nhiên ,xúc động rồi ăn năn những việc mình đã làm…..->trở về nguyên tính của anh canh điền ngày xưa .Mong ước có cuộc sống gia đình với Thị Nở. (Dẫn chứng) c. Giá trị nhân đạo: Khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương, kêu gọi mọi người tin và cùng xây đắp phần “người” trong con người. Nhắc nhở con người biết quan tâm, yêu thương nhau. Đó là sức mạnh cảm hoá, gìn giữ và nuôi dưỡng nhân tính như Nam Cao đã từng phát biểu trong Lão Hạc: “Đối với những người xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta chỉ thấy họ là những người gàn dở………không thấy họ là những người đáng thương và không bao giờ ta thương” -> Miêu tả quá trình thức tỉnh của Chí Phèo Nam Cao Khẳng định: Bản chất lương thiện của con người không thể mất đi vĩnh viễn. Bản chất ấy có thể bị vùi lấp nhưng vẫn luôn chờ đợi để hồi sinh. II. NHẬN XÉT KẾT QUẢ BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH 1. Ưu điểm. + Đa số xác định được nội dung trọng tâm yêu cầu của đề. + Hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc. Có sự liên hệ, mở rộng cần thiết. + Biết vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận thông qua các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh bình luận 2. Nhược điểm: + Một số bài làm sơ sài + Chưa biết phân chia thời gian hợp lí giữa 2 câu + Một số bài làm còn lan man, chưa xác định được nội dung trọng tâm, chưa có sự so sánh về hình ảnh người nông dân trước đó. + Bố cục bài làm chưa rõ ràng. + Sắp xếp các ý chưa hợp lí và lô gíc. + Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết còn nhiều. Kết quả cụ thể - Điểm giỏi: 3 em - Điểm khá: 19 em - Điểm TB : 17 em - Điểm yếu: 0 em III. Đọc bài và rút kinh nghiệm. 1. Bài tốt: Đoàn Thị Ngân 2. Bài yếu: Lê Thị Thúy Nga D. DẶN DÒ: - Kiểm tra phần chữa lỗi của GV từ đó rút kinh nghiệm để làm sau tốt hơn. - Chuẩn bị sách giáo khoa học kì II và soạn bài: Xuất dương lưu biệt

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc