Giáo án Văn học 12 - Tiết 2: Văn học sử khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.

- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.

- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong moàn ca

3.Thái độ:

- Khơi gợi cho học sinh tình yêu và lòng tự hào văn học dân tộc.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ

III.Tiến trình bài dạy:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

CH: Nêu những nét chính về tình hình l/s, Xh, văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nma từ Cách mạng tháng Tám 1945- 1975?

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học 12 - Tiết 2: Văn học sử khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: Văn học sử KháI quát văn học việt nam Từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Tiếp Ngày soạn: 17/08/2010 Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C8.Sĩ số…………Vắng………………………………… I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975. - Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975. - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong moàn ca 3.Thái độ: - Khơi gợi cho học sinh tình yêu và lòng tự hào văn học dân tộc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ III.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Nêu những nét chính về tình hình l/s, Xh, văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nma từ Cách mạng tháng Tám 1945- 1975? 3. Bài mới Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản *HĐ1:Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. - GV: Tại sao nói nền văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975; là nền văn học hướng về đại chúng? - GV cho HS thảo luận nhóm: 5 phút Tìm hiểu đặc điểm nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. + Nhóm 1-3: Khuynh hướng sử thi trong văn học thể hiện trên những phương diện nào? + Nhóm 2- 4: Cảm hứng lãng mạn trong văn học thể hiện trên những phương diện nào? - Các nhóm trao đổi thảo luận trong 7 phút .Các nhóm cử đại diện trả lời, bổ sung thống nhất ý kiến. - GV chuẩn xác kiến thức. - GV: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn có tác dụng gì? *HĐ2 Tìm hiểu khái quát VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX - GV: Nhận xét hoàn lịch sử từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX? - GV: Hoàn cảnh lịch sử tác động khiến cho văn học giai đoạn này có những chuyển biến như thế nào? - GV: Nhận xét đặc sắc của từng giai đọan? - GV: Từ 1975, VHVN vận động theo hướng nào? * HĐ3: GV cho hs đọc ghi nhớ sgk * HĐ 4: Luyện tập - CH1: Nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam? - CH2: Hãy nhận xét so sánh những đặc điểm của văn học VN giai đoạn từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến 1975 với các giai đoạn khác? 3. Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. b. Nền văn học hướng về đại chúng. - Nhân dân vừa là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ , đối tượng cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. - VH giai đoạn này tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng: người nông dân, người mẹ, chị phụ nữ…. - Ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, trong sáng, dễ hiểu, nội dung , chủ đề rõ ràng. c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khuynh hướng sử thi thể hiện: + Vh đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. + Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất , ý chí của dân tộc, lí tưởng cộng đồng…-> Con người được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm , nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn… + Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn: thể hiện trong việc khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng , thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. => Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. -> Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VHVNgđ 1945-1975. II. Vài nét khái quát VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. 1. Hoàn cảnh lịch sử. - Chiến thắng mùa xuân 1975 , lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. - Từ 1975-1985 , đất nước lại gặp những khó khăn ,thử thách mới. - Từ 19986, với công cuộc đổi mới đất nước văn học cũng phải đổi mới phù hợp với quy luật phát triển khách quan. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu. - Từ sau 1975 thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như giai đoạn trước nhưng vẫn tạo được sự chú ý của ngươì đọc. - Văn xuôi có nhiều khởi sắc, một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đỏi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiệnthực đời sống-> tạo sự chú ý của người đọc. - Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, văn xuôi thực sự khởi sắc. - Từ sau 1975 , kịch nói phát triển khá mạnh mẽ. Lí luận , nghiên cứu , phê bình văn học cũng có sự đổi mới. => Từ 1975, VHVN từng bước chuyển sang gđ đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. III. Kết luận - Ghi nhớ : SGK IV. Luyện tập: - GV định hướng HS trả lời theo cách hiểu của mình. 4. Củng cố. - Thành tựu cơ bản nhất của văn học giai đoạn này là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống. 5. Hướng dẫn tự học. - Suy nghĩ của anh, chị về những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX? - Đọc và soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

File đính kèm:

  • docTiet 2- Khai quat VHVN.doc
Giáo án liên quan