Giáo án ngữ văn 11 tuần 19

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giọng thơ tâm huyết của Phan Bội Châu.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ thất ngôn bát cú

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, đọc tài liệu tham khảo về tác giả Phan Bội Châu

- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,.

2. Học sinh:

- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:04/ 01/ 2013. Tiết 73 – Đọc văn LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Phan Bội Châu ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX - Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giọng thơ tâm huyết của Phan Bội Châu. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ thất ngôn bát cú 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, đọc tài liệu tham khảo về tác giả Phan Bội Châu - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,... 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 (RLKN: tìm ý, tóm tắt) - Phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào? HOẠT ĐỘNG 2 (RLKN: đọc, phân tích, so sánh, bình giảng, giải thích, thảo luận nhóm....) GV hướng dẫn 3 HS đọc văn bản theo 3 phần. Sau đó nhận xét và hướng dẫn HS đối chiếu phần dịch thơ với phần dịch nghĩa và phiên âm để bước đầu hiểu nội dung văn bản.(câu 6-8). - Xác định thể loại và đề xuất bố cục phân tích. Trao đổi thảo luận nhóm. Nhóm 1. Đọc hai câu đề và cho biết quan niệm về chí làm trai của tác giả được bộc lộ như thế nào? - Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ( Phạm Ngũ Lão ) - Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể - Làm trai đứng ở trong trời dất Phải có danh gì với núi sông ( Nguyễn Công Trứ ) Nhóm 2. Đọc hai câu thực và cho biết ý thức trách nhiệm cá nhân của tác giả được bộc lộ như thế nào? Nhóm 3. Đọc hai câu luận và cho biết thái độ của tác giả trước tình cảnh nước mất nhà tan? Nhóm 4. Đọc hai câu kết và phân tích khát vọng, tư thế lên đường của nhà chí sĩ cách mạng? HOẠT ĐỘNG 3 (RLKN: tổng hợp, khái quát) - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? I. TIỂU DẪN. 1. Tác giả. - Tên, năm sinh, năm mất. - Quê quán. - Cuộc đời và sự nghiệp. - Các tác phẩm tiêu biểu. 2. Giới thiệu bài thơ. - Năm 1905 sau khi vận động thành lập hội Duy Tân, Phan Bội Châu ra nước ngoài mở đầu phong trào Đông Du với mục đích đào tạo cốt cán cho cách mạng. - Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để chia tay bạn bè, đồng chí. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – hiểu khái quát - Đọc, giải thích từ khó. - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. - Bố cục: 4 phần. 2. Đọc – hiểu chi tiết a. Hai câu đề. - Khẳng định chí làm trai, lẽ sống cao đẹp. - Phải lạ: Phải biết sống cho phi thường, biết mưu đồ việc lớn, xoay chuyển càn khôn, lưu lại tiếng thơm cho muôn đời. - Đã làm trai phải tích cực, chủ động trong cuộc sống, không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh. => Lí tưởng ấy tạo cho con người tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ, chứ không tầm thường, buông xuôi theo số phận. b. Hai câu thực. - Tác giả tự ý thức về cái tôi – tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời và trong lịch sử. - Chí làm trai gắn với cái tôi trách nhiệm đáng kính. Giữa cuộc sống tối tăm mà có được cái tôi ấy quả là cứng cỏi và đẹp đẽ vô cùng. - Câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định, dục dã. => Quan niệm chí làm trai của Phan Bôi Châu mới mẻ tiến bộ và đáng kính. c. Hai câu luận. - Nêu bật một quan niệm sống đẹp đẽ của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử dân tộc: Đau về nỗi nhục mất nước, phủ nhận cách học cũ kỹ, lạc hậu ( đọc sách thánh hiền - đạo Nho ) không hợp thời, vô nghĩa trong buổi nước mất nhà tan. => Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, của nhà cách mạng tiên phong, có tinh thần trách nhiệm cao độ trong thời đại mới. d. Hai câu kết. - Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước. Thể hiện một khát vọng lớn, một sự hoà nhập với vũ trụ bao la. - Con người là trung tâm lồng lộng giữa trời biển mênh mông, như đang bay lên cùng muôn ngàn con sóng - Hình ảnh lãng mạn, hào hùng, giàu chất sử thi. III. TỔNG KẾT (SGK). 1. Nội dung: - Khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ CM trong những năm đầu thế kỉ XX. - Tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng chá bỏng 2. Nghệ thuật:- Thể thơ thất ngôn bát cú nhưng tác giả đã thổi vào luồng tư tưởng mới - Giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: GV hướng dẫn học sinh yêu cầu HS đọc kĩ phần Ghi nhớ 2. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Nghĩa của câu Ngày soạn: 04/ 01 / 2013. Tiết 74 - Tiếng Việt NGHĨA CỦA CÂU A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được 2 tành phần nghĩa trong câu - Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích nghĩa sự việc trong câu. - Tạo câu thể hiện nghĩa sự việc. - Phát hiện và sữa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,... 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bản dịch thơ “Lưu biệt khi xuất dương” và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Phân tích chân dung nhà chí sĩ cách mạng trong buổi chia tay anh em đồng chí trước khi lên đường? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (RLKN: phân tích, tổng hợp) - HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi theo sgk - GV định hướng và chuẩn xác kiến thức. (So sánh các cặp câu) - Từ sự só sánh trên em rút ra nhận định gì? Hoạt động 2. (RLKN: phân tích, vận dụng) HS đọc mục II SGK và phân tích những biểu hiện của nghĩa sự việc qua các ngữ liệu sgk.. - GV yêu cầu lấy thêm ví dụ cua từng biểu hiện Hoạt động 3. (RLKN: vận dụng) - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho điểm. - Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu - Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối - Nhóm 3: Bài tập 2. - Nhóm 4: Bài tập 3. I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU. 1. Tìm hiểu ngữ liệu:. + Cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn. Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao. + Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc . 2. Kết luận. - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái. - Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. II. NGHĨA SỰ VIỆC 1. Khái niệm: Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. 2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc: + Biểu hiện hành động. + Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm. + Biểu hiện quá trình. + Biểu hiện tư thế. +Biểu hiện sự tồn tại. + Biểu hiện quan hệ. - Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. III. LUYỆN TẬP. Bài tập1. - câu 1: Sự việc – trạng thái - câu 2: Sự vịêc - đặc điểm - câu 3: Sự việc - quá trình - câu 4: Sự việc - quá trình - câu 5: Trạng thái - đặc điểm - câu 6: Đặc điểm - tình thái - câu 7: Tư thế - câu 8: Sự việc - hành động Bài tập 2. a. - nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá nhưng cũng đáng sợ. - Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua từ :kể, thực, đáng b. Nghĩa sự việcc: hai người đêuf chọn nhầm nghề. Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chăn qua từ “ có lẽ” c. Nghĩa sự việc: mình và mọi người đề phân vân về đức hạnh của con gái mình . Nghĩa tình thái: khẳng định sự phân vân về đức hạnh sự phân vân về đức hạnh của cô gái mình: “dễ, chính ngay mình” Bài tập 3. - Phương án 3. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sgk - Nắm nội dung bài học. 2. Dặn dò: Chuẩn bị bài viết số 5 Ngày soạn: 04/ 01 / 2013. Tiết 75 – Làm văn BÀI VIẾT SỐ 5 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu tạo lập văn bản Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn sau: + Kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài tại lớp III. THIẾT LẬP MA TRẬN Liệt kê tất cả các chủ đề cần kiểm tra Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên) Xác định khung ma trận MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao *Làm văn - Các TTLL đã học: giải thích, chứng minh - Các kĩ năng làm bài văn NLXH: lập dàn ý, viết đoạn văn Dạng đề NL về một tư tưởng đạo lí Nghị luận về một vấn đề xã hội được thể hiện qua một câu tục ngữ hay câu nói,... Số câu Điểm Tỉ lệ 1 câu 10 đ 100% 1câu 10 đ 100% Tổng câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 10 đ 100% 1 câu 10 đ 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Nhà văn Pháp G.Flôbe có nói: “Tôi chưa gặp một người nào mà không tìm thấy ở người đó một cái gì để học”. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” Suy nghĩ của em về những câu nói trên. V. ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM 1 Câu Nội dung cơ bản cần đạt Điểm * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, thao tác chính: giải thích, bình luận có chứng minh - Bài viết có nhận định, đánh giá riêng - Đảm bảo kĩ năng viết câu; tổ chức đoạn; diễn đạt mạch lạc, trong sáng; có sức biểu cảm 2 đ * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: * Bài viết rõ ràng, bố cục 3 phần Mở bài: - Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng cần học tuy nhiên con đường học vấn của mỗi người không hoàn toàn giống nhau. - Dẫn câu nói vào. Thân bài: - Giải thích câu nói: + Câu nói của nhà văn + Câu tục ngữ - Bình luận, chứng minh. + Khẳng định cả hai câu nói đều đúng. Bởi chúng được đúc rút từ những kinh nghiệm cá nhân và cộng đồng. - Rút ra bài học. - Liên hệ với bản thân Kết bài: Học ở những người xung quanh mình, học trong cuộc sống, đó là bài học sâu sắc cho mỗi người được đúc kết từ hai câu nói... 1.5 đ 2.0đ 2.0 đ 1.5đ 1. đ DẶN DÒ: Soạn bài: Hầu trời

File đính kèm:

  • docTuan 19.doc
Giáo án liên quan