Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 20 - Đọc văn Tây Tiến Quang Dũng

A. Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức, kĩ năng tư duy

* Giúp học sinh HS:

- Cảm nhận được người lính Tây Tiến hào hùng hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây trong bài htơ.

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.

2. Tư tưởng- tình cảm

Thêm trân trọng cảm phục vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu quê hương đất nước,tinh thần sẵn sàng "quyết tử cho tỏ quốc quyết sinh" của nhữn người lính Hà thành năm ấy.

II. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- SGK, tài liệu tham khảo

III. Cách thức tiến hành

Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận.

B. Tiến trình dạy học

* ổn định tổ chức (1 phút)

I. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút)

II. Bài mới:

* Giới thiệu bài mới:

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 20 - Đọc văn Tây Tiến Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/9 Ngày giảng : 23/9/2008 Tiết 20- Đọc văn Tây Tiến Quang Dũng A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức, kĩ năng tư duy * Giúp học sinh HS: - Cảm nhận được người lính Tây Tiến hào hùng hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây trong bài htơ. - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. 2. Tư tưởng- tình cảm Thêm trân trọng cảm phục vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu quê hương đất nước,tinh thần sẵn sàng "quyết tử cho tỏ quốc quyết sinh" của nhữn người lính Hà thành năm ấy. II. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, tài liệu tham khảo - SGK, tài liệu tham khảo III. Cách thức tiến hành Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận.. B. Tiến trình dạy học * ổn định tổ chức (1 phút) I. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút) II. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - Đọc đoạn thơ tiêp theo và cho biêt đoạn thơ diễn tả điều gì? (Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa (…) Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.) 2. Tám câu thơ tiếp: con người Tây Bắc (10 phút) - Bốn cõu đầu: đêm liên hoan - Bốn câu tiếp: cảnh sông nước - Đêm hội đuốc hoa hiện lên trong hồi ức của QD như thế nào? * Đêm liên hoan (hội đuốc hoa) + Đêm hội đuốc hoa: ánh sáng đuốc: rạng rỡ, lung linh, chập chờn; tiếng nhạc: tiếng khèn réo rắt ® không khí nồng say, rạo rực, huyền ảo; h/ả cô gái: xiêm áo, e ấp... ® bí ẩn, quyến rũ - “kìa em” - ngỡ ngàng, ngưỡng mộ. - Từ ngữ nào nói rõ nhất cảm xúc của các chàng trai TT? - Từ "kìa em" thể hiện cảm xúc vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên vừa mê say, sung sướng của chàng trai trước vẻ đẹp lạ tình tứ. - Điều gì trong đêm hội đuốc hoa ấy tạo nên sự ngỡ ngàng ấy? - Đó là những nét lạ, hấp dẫn hồn chiến sĩ: Lạ từ y phục (xiêm áo), nhạc cụ (khèn) đến âm điệu ( man điệu ), dáng vẻ (nàng e ấp) mà trung tâm là cô thiếu nữ vùng sơn cước trong những vũ điệu mang đậm màu sắc xứ lạ. - GV chốt: Þ Cảnh mộng - thực: Đó là đêm liên hoan giữa đồng bào địa phương và những chiến sĩ Tây Tiến. Đêm liên hoan thắm thiết tình quân dân được nhà thơ gọi bằng cái tên thật lãng mạn, mang đậm tính chất trữ tình. - Cảnh sông nước Tây Bắc hiện lên như thế nào? * Cảnh sông nước Tây Bắc: + Cảnh chiều sơng Tây Bắc: . sông nước mênh mang . hồn lau: hoang dại, thiêng liêng, màu sắc riêng của núi rừng. . dáng người trên độc mộc: uyển chuyển . hoa đong đa: tình tứ, duyên dáng ® thơ mộng, diễm lệ lạ thường. Thiên nhiên như có hồn phảng phất trong gió, trong cây. - Hóy bỡnh luận cảnh chiều sương Tây Bắc. Cảnh đầy chất thơ, không gian vắng lặng, mang nét hoang vu thời cổ tích. Dáng người uyển chuyển trên thuyền độc mộc hài hoà với ảnh những bông hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ. toàn cảnh thấm sâu trong hồn lau phảng phất trong gió trong cây. Bút pháp chấm phá thật tinh tế, nhà thơ ko chỉ làm hiện lên trước mắt người đọc một cảnh thiên nhiên mĩ lệ mà còn gợi lên cái thần thái, cái nét riêng của xứ sở. - Cảm nhận chung nhất của em về đoạn thơ này là gì? - GV chốt: *Tóm lại: Qua phần 1 nhà thơ đã bộc lộ cái hồn riêng của hồn thơ: hùng vĩ gắn với thơ mộng. ẩn sau lời thơ là một tình yêu không nói hết của nhà thơ với vùng đất từng gắn bó thiết tha với người lính. Toàn bộ đoạn thơ cũng mang sự trọn vẹn giàu có về nhạc điệu. Nhạc điệu được hình thành từ ngôn từ, hình ảnh thơ và nhạc điệu còn được rung lên từ chính tâm hồn nhà thơ trong nỗi nhớ về Tây Tiến. cho nên chất thơ, chất nhạc hoà làm một. 3. Tám câu thơ thứ hai (hình ảnh đoàn binh Tây Tiến) 20 phút - GV dẫn dắt: Ngay từ dòng hoài niệm, hình ảnh đoàn binh Tây Tiến cũng đã hiện lên đầy xúc động. Song đến phần 2 này h/ ảnh của họ hiện lên mới thực rõ nét. - HS đọc 8 câu thơ - Tám câu thơ này khắc hoạ những gì về người lính? - Bốn câu đầu: - Vẻ đẹp ngoại hình - Vẻ đẹp tâm hồn - Bốn câu sau: nói về ý chí của người lính - Âm hưởng chủ đạo của đoạn thơ là gì? Bi tráng: nhà thơ nhìn thẳng vào cái bi, không ngần ngại nói thẳng sự mất mát hi sinh. Nhưng nhà thơ đem đến cho sự mất mát hi sinh ấy một vẻ lẫm liệt hào hùng trang trọng " chiến đấu hi sinh vì lí tưởng - Những chi tiết nào khắc hoạ ngoại hình của người lính khiến em ấn tượng nhất, vì sao? * Vẻ đẹp ngoại hình Không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm - Không mọc tóc: gợi sự ngang tàng - Quân xanh màu lá: vẻ đẹp gợi sự tò mò " "dữ oai hùm": sức mạnh ]Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp đặc biệt - Điều gì đã khiến người lính TT mang vẻ đẹp đặc biệt ấy? - Những trận sốt rét rừng làm rụng hết tóc, da xanh vì mất máu. - Hoàn cảnh sống ở chiến trường và để thuận tiện trong chiến đấu, cũng có người lính cạo trọc đầu, nguỵ trang bằng lá cây xanh khi đánh giặc - Mặc dầu vậy, hai câu thơ này vẫn gợi cho em những ấn tượng gì về người lính? Vẻ đẹp ngạo nghễ, ngang tàng, oai hùng, cái oai linh của rừng thẳm - Điều gì đa tạo nên ấn tượng đẹp về người lính như vậy? Cách diễn tả một hiện thưc khắc nghiệt bằng sự chủ động. "Không mọc tóc" chứ không phải 'bị rụng tóc" hay " bị trọc đầu" "tư thế chủ động của người lính. - Qua ngoại hình, em biết gì về hiện thực chiến trường? Gian khổ, khó khăn, thiếu thốn - GV thuyết trình: Nói đúng hiện thực nhưng ngòi bút QD không đi sâu vào những gian khổ mà nghiêng về phía vẻ đẹp lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn của nhà thơ đã bắt lấy cái thực, tô đậm nó, khuếch đại lên khiến đối tượng hiện ra dữ dội khác thường. Người lính TT hiện ra ở đây với vẻ đẹp rất riêng như hoà với rừng cây oai phong lẫm liệt bằng ức mạnh "dữ oai hùm" (sức mạnh của chúa sơn lâm) với amù xanh lá của đại ngàn. - Chuyển: ẩn chứa bên trong cái ngoại hình oai phong dữ dội ấy là một tâm hồn như thế nào? - GV đọc 2 câu thơ - Em hiểu 2 câu thơ này như thế nào? * Tâm hồn - "Mộng qua biên giới": mộng lập chiến công - "Mơ"-"dáng kiều thơm": mơ tưởng về những cô gái đẹp ở Hà thành. ® dáng dấp yêu kiều của những cô gái Hà Thành trong mộng ước của những chàng trai hào hoa ® tâm hồn lãng mạn, bay bổng, trái tim rạo rực yêu đương ® không bi luỵ yếu mềm. - GV bình: Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn của những người lính, những chùng tai ra đi từ HN thanh lịch. Những giấc mộng và mơ ấy sẽ tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt qua gian khổ lập nên chiến công. - GV đọc 4 câu thơ - Câu thơ thứ nhất gợi tả điều gì? * Ý chí Những lấm mồ nằm rải rác nơi biên cương heo hút gợi sự lạnh lẽo ghê rợn. - Sự thật ấy có làm ảnh hưởng đến ý chí của họ không? - Tuy nhiên, giọng thơ không hề bi lụy, bởi ngời lính vẫn hiện lên oai phong, dữ dội khác thường - "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh": ý chí lớn lao, sẵn sàng "Quyết tử cho tổ quốc quyêt sinh" - "chẳng tiếc đời xanh". - Em hiểu thế nào là "đời xanh"? - "đời xanh" là cái phần tươi đẹp nhất của cuộc đời, đầy hứa hẹnhọ sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. - QD đã dùng những từ ngữ nào để diễn tả sự hi sinh cao đẹp ấy? - "Anh về đất": người lính không chết mà trở về với đất mẹ thân yêu, hoá thân vào sông núi để trường tồn cùng dân tộc. - Ai là người đưa tiễn họ? Không một người thân đưa tiễn, không giọt nước măt xót thương chỉ có dòng Sông Mã "gầm lên khúc độc hành"- thiên nhiên đưa tiễn họ. Cái chết càng trở nên bi tráng. Sự hi sinh cao cả ấy khiến cho đất trời cảm động - dòng sông "gầm lên". - ở đoạn thơ này t/g dùng rất nhiều từ Hán Việt. Em hãy chỉ ra những từ Hán Việt ấy và tác dụng của nó. - "biên cương"," viễn xứ", "áo bào", "độc hành" - Vừa biểu thi thông tin, vừa có giá trị biểu cảm cao gợi được không khí tôn nghiêm của những mộ chí bên đường, " trang trọng, thiêng liêng, hào hùng. * Tóm lại: Qua đoạn thơ ta thấy hiện lên bức tượng đài đẹp đẽ, bất tử về người lính Tây Tiến: Anh dũng mà hào hoa. Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn cùng lột tả cái bi, cái hùnh. Chúng hoà quyện, nâng đỡ tạo nên vẻ đep lung linh ngời sáng hào khí của những năm tháng lửa đạn oai hungf. - HS đọc 4 câu thơ cuối - Đoạn thơ cuối đề cập đến khoảng thời gian nào trong mạch cảm xúc của bài thơ? 4. Bốn câu thơ cuối (5phút) - Nhà thơ dứt khỏi dòng hồi tưởng để trở về với hiện tại (đã xa TT). - "Người đi không hẹn ước": người ra đi không hẹn ngày trở lại + "Một chia phôi": một lần xa là xa mãi " Đây là cách nói thường gặp trong thơ cổ, dùng để diễn tả tâm tạng con người trong li biệt- con người mang trí lớn, người anh hùng - Mặc dầu "không hẹn ước", "một chia phôi" nhưng t/g vẫn khẳng định điều gì? - Tâm hồn mình luôn thuộc về TT và Tây Bắc. Những người lính TT đã dành tất cả trái tim mình cho miền Tây Bắc (Sầm Nứa chỉ là ước lệ), không nghĩ đến ngày trở lại. - Em hiểu từ mùa xuân mà t/g nói tới ở đây ntn? - "Mùa xuân được dùng với nhiều nghĩa: + Thời điểm thành lập đoàn quân TT (mùa xuân năm 1947) + Mùa xuân của đất nước + Mùa xuân (tuổi trẻ của các chiến sĩ TT) - HS đọc "Kết quả cần đạt". - Giá trị của bài thơ? - HD HS làm bài tập Nâng cao III. TỔNG KẾT (2 phút) Bài thơ ghi lại một chặng đường anh hùng của một đơn vị anh hùng. Đó cũng là tinh thần chung của quân dân ta trong thời kì đầu chống Pháp. LUYỆN TẬP (2 phút) III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút) - Học thuộc lòng bài thơ - Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ là gì? - Điều gì đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? - Hình tượng người lính TT có gì khác với người lính trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu?

File đính kèm:

  • docTay Tien .doc