Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 36 Thực hành một số phép tu từ cú pháp

I. MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp HS :

1 - Củng cố và nõng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp ( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen ) : đặc điểm và tác dụng của chúng.

2 - Biết phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết.

3- Khụng ngừng nõng cao năng lực tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giỏo viờn:

- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giỏo ỏn .

- Phương ỏn tổ chức lớp học, nhúm học: phỏt vấn, đàm thoại với cỏ nhõn, tập thể, thảo luận nhúm

2. Chuẩn bị của học sinh:

Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới theo HDHB.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tỡnh hỡnh lớp: 1 phỳt

2. Kiểm tra bài cũ: (2ph) Kiểm tra việc soạn bài của HS

3. Giảng bài mới: 40 phỳt

- Giới thiệu bài:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6815 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 36 Thực hành một số phép tu từ cú pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 2/11/2008 Tiết 36 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS : 1 - Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp ( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen ) : đặc điểm và tác dụng của chúng. 2 - Biết phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết. 3- Không ngừng nâng cao năng lực tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm… 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới theo HDHB. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: (2ph) Kiểm tra việc soạn bài của HS 3. Giảng bài mới: 40 phút - Giới thiệu bài: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 15’ 15’ 10’ Hoạt động 1 : - Chia HS thành từng nhóm để thảo luận. - Gọi các nhóm trình bày và bổ sung -Chốt lại đáp án của bài tập - Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập. -Bài tập 3 : HS về nhà làm. Hoạt động 2 : - Chia nhóm để HS thảo luận. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Yc bổ sung - GV chốt lại đáp án Hoạt động 3 : Bài tập 1: - Chia nhóm để thảo luận - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Yc bổ sung - Chốt lại đáp án Bài tập 2 : Cho HS thực hiện ở nhà - HS đọc ngữ liệu và xác định yêu cầu của bài tập. -HS thảo luận nhóm. - Cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Làm việc cá nhân và trình bày theo yêu cầu của GV - HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập. - Làm việc theo nhóm, - - Cử đại diện trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. - Đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập . -HS thảo luận nhóm - Cử đại diện trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. I . Phép lặp cú pháp : 1. Bài tập 1: a,- Câu có hiện tượng lặp kết cấu cú pháp : + Hai câu bắt đầu từ “ Sự thật là ”. + Hai câu bắt đầu từ “ Dân ta”. -Phân tích kết cấu cú pháp đó : + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “ Sự thật là” “: P – C – V1 – V2. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau. + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “ Dân ta” : C – V – Tr. -Tác dụng : Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hào hùng, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định thắng lợi của CMT8 là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến. b, Các câu có lặp kết cấu cú pháp: - Câu 1, 2 - Câu 3,4,5 - Tác dụng : Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ đất nước. c, Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp. Ba cặp câu lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán. - Tác dụng : Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc. 2. Bài tập 2 : So sánh : -a, Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế. b, Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ hơn: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Chủ ngữ (danh từ) Vị ngữ (động từ) Bổ ngữ (danh +tính) Thành tố phụ của vị ngữ (danh từ - tính từ) Cụ già ăn củ ấu non củ ấu non Chú bé trèo cây đại lớn cây đại lớn Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối: đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng (Trong đó, ấu vừa chỉ loài cây, vừa đồng âm với từ tố ấu (Hán Việt) có nghĩa là non, trái nghĩa với già ; đại vừa chỉ loài cây, vừa đồng âm với từ tố đại (Hán Việt) có nghĩa là lớn và trái nghĩa vời bé. . c, Ở thơ Đường luật ( giữa hai câu thực và hai câu luận của bài bát cú ) phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số lượng tiếng bằng nhau, kết cấu ngữ pháp giống nhau, các tiếng đối nhau thì giống nhau về từ loại và đối nhau về nghĩa d, Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp theo yêu cầu của phép đối: câu chia thành 2 vế đối nhau. II. Phép liệt kê : - Bài tập: a) Trong đoạn trích từ Hịch tưởng sĩ, phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn câu (vế câu) liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm 2 vế như mô hình khái quát sau: Hoàn cảnh thì giải pháp không có mặc thì ta cho áo không có ăn thì ta cho cơm Phép liệt kê phối hợp với phép lặp cú pháp trong đoạn này có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn. b) Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C – V [+ phụ ngữ chi đối tượng]) phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt vạch tên kẻ thù dân tộc. Cũng cùng mục đích ấy là cách tách dòng liên tiếp, dồn dập. III. Phép chêm xen : Bài tập 1 : - Tất cả các bộ phận in đậm trong các đoạn (a), (b), (c), (d) đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó. - Các bộ phận đó đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc đấu gạch ngang. - Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước hoặc bổ sung thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết, tạo ra nghĩa tình thái của câu. Ví dụ, trong đoạn trích (d), thành phần chêm xen (Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam) nhấn mạnh tư cách pháp nhân của “chúng tôi” - những người tuyên bố nền độc lập của đất nước Việt Nam. Nhờ thành phần chêm xen đó, lời tuyên bố có tính chất đanh thép, có hiệu lực pháp lí và có độ thuyết phục cao. Bài tập 2 : HS về nhà thực hiện. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2 phút - Nhận xét chung tiết học - Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTu tu cu phap.doc