Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 18 năm 2007

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS biết được đặc điểm con người và những nét đặc sắc của tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân để vận dụng vào việc tìm hiểu các tác phẩm của nhà văn trước CM.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK – SGV, Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a. Kiểm tra bài cũ

b. Giới thiệu bài mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 18 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¸c gi¶ nguyÔn tu©n Môc tiªu bµi häc Gióp HS biÕt ®­îc ®Æc ®iÓm con ng­êi vµ nh÷ng nÐt ®Æc s¾c cña t­ t­ëng vµ phong c¸ch nghÖ thuËt cña NguyÔn Tu©n ®Ó vËn dông vµo viÖc t×m hiÓu c¸c t¸c phÈm cña nhµ v¨n tr­íc CM.. Ph­¬ng tiÖn thùc hiÖn • SGK – SGV, ThiÕt kÕ bµi häc TiÕn tr×nh d¹y häc KiÓm tra bµi cò Giíi thiÖu bµi míi Ph­¬ng ph¸p Néi dung cÇn ®¹t GV: Cho HS ®äc SGK Tr 163, tr¶ lêi c©u hái phÝa d­íi. GVH: Tãm t¾t tiÓu sö cña NguyÔn Tu©n ? HS§TL&PB: GVH: §Æc ®iÓm con ng­êi cña NguyÔn Tu©n ? HS§TL&PB: GVH: Nªu qu¸ tr×nh s¸ng t¸c vµ c¸c ®Ò tµi chÝnh cña NguyÔn Tu©n? GVH: §Æc ®iÓm phong c¸ch s¸ng t¸c cña NguyÔn Tu©n ? HS§TL&PB: I. vµi nÐt vÒ tiÓu sö vµ con ng­êi 1. TiÓu sö Ông quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc thành chung (trung học cơ sở) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép[1]. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I). 2. Con ng­êi Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà..., những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha của giọng hò Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Bộ..., những phong cảnh đẹp của quê hương đất nước, những thú chơi tao nhã như uống trà, nhắm rượu, chơi hoa, chơi chữ đẹp, đánh thơ, thả thơ..., những món ăn truyền thống thể hiện khẩu vị tinh tế của người Việt. Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ông ham du lịch, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là "chủ nghĩa xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù). Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ông còn là một diễn viên kịch nói có tài và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam.[2]. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám, ông đã quan niệm nghề văn là một cái gì đối lập với tính vụ lợi kiểu con buôn[3], và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đấy không thẻ có cái đẹp[4]. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy. II. Sù nghiÖp v¨n ch­¬ng 1, Qu¸ tr×nh s¸ng t¸c vµ c¸c ®Ò tµi chÝnh cña NguyÔn Tu©n Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua... Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc". "Chủ nghĩa xê dịch" vốn là một lí thuyết vay mượn của phương Tây, chủ trương đi không mục đích, chỉ luôn luôn thay đổi chỗ để tìm cảm giác mới lạ và thoát li mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa (Một chuyến đi). Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ấy là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm còn vang vọng lại. ông không viết về trật tự xã hội, về tư tưởng đạo đức cũ, mà mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người đầy nghi lễ nhịp nhàng... Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (trong số này cũng có những người có khí phách ngang tàng như Huấn Cao (Chữ người tử tù) chẳng hạn). Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao, được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật Lòng yêu nước và thái độ bất mãn với xã hội thực dân đã đưa Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất. 2. Phong c¸ch nghÖ thuËt Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ ngông. Ngông là thái độ khinh đời, ngạo đời, dựa trên tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác, mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào cũng đều phải là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân quan niệm đời sống cơ khí hiện đại giết chết cái đẹp. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Thế giới nhân vật mà ông ưa thích hầu hết đều là những con người thuộc về cái thời vang bóng ấy, nếu họ còn sống trong hiện tại thì cũng bơ vơ lạc lõng như kẻ "sinh lầm thế kỉ". Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại. Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch" chẳng qua là luôn luôn thèm khát những cảm giác mới lạ. Đấy là "một nguồn sống bồng bột tắc lối thoát" (Tóc chị Hoài). Vì thế Nguyễn Tuân không thích cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội... Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Đây là một đóng góp của ông về mặt thể loại văn học. Tất cả sự hấp dẫn của thể tuỳ bút, xét đến cùng, phụ thuộc ở chỗ cái tôi của người cầm bút có thực sự độc đáo, phong phú và tài hoa hay không. Điều ấy nói rằng không phải ai cũng có thể trở thành nhà tuỳ bút xuất sắc như Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng và, như Nguyễn Tuân thường nói, biết co duỗi nhịp nhàng...Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông không đối lập xưa với nay, và tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ ở những con người đặc tuyển, những tính cách phi thường, mà ở cả nhân dân đại chúng: ở anh bộ đội, chị dân quân, ông lái đò sông Đà... Còn giọng khinh bạc nếu như còn tồn tại thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. III. kÕt luËn Có người nói, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩ hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương"[5] trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục. Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa. Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thich. Vả lại một số bài viết của ông cũng có nược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề... Ng­êi l¸i ®ß s«ng ®µ môc tiªu bµi häc HS cã thÓ hiÓu ®­îc vÎ ®Ñp cña con s«ng §µ nãi riªng, T©y B¾c nãi chung. HiÓu ®­îc nh÷ng nÐt ®Æc s¾c trong v¨n phong cña NguyÔn Tu©n. B. Ph­¬ng tiÖn thùc hiÖn SGK, SGV, ThiÕt kÕ bµi häc C.tiÕn hµnh d¹y häc KiÓm tra bµi cò Giíi thiÖu bµi míi Ph­¬ng ph¸p Néi dung cÇn ®¹t GV: Cho HS §äc tiÓu dÉn SGK, chó thÝch vµ tr¶ lêi c©u hái. GVH: Anh (chÞ) hiÓu g× vÒ xuÊt xø cña t¸c phÈm còng nh­ néi dung chÝnh ? HS§TL&PB: GVH: S«ng §µ ®­îc nh×n nhËn ë tÝnh c¸ch hung b¹o nh­ thÕ nµo ? HS§TL&PB: GV: Cho H/S ®äc c¸c dÉn chøng trong v¨n b¶n (SGK). HS§TL&PB: GVH: H×nh ¶nh con s«ng ë tÝnh c¸ch tr÷ t×nh ? HS§TL&PB: GVH: Nh©n vËt ng­êi l¸i ®ß ? HS§TL&PB: I. Giíi thiÖu chung. 1. XuÊt xø: HS§&TL: theo SGK Tr 168 2, Bè côc, chñ ®Ò. - 34 trang, SGK l­îc bít cßn 7 trang. Cã hai nh©n vËt chÝnh lµ con s«ng §µ (®­îc miªu t¶ nh­ mét thùc thÓ sèng ®éng) vµ ng­êi l¸i ®ß s«ng §µ… II, Néi dung chÝnh: Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân không miêu tả một con sông theo lối văn tả cảnh thuần tuý mà đó là một nhân vật hoạt động, có tính cách tâm trạng rất phức tạp như con người. Nhà văn đã cho ta thấy hai tính cách cơ bản đó là “Con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình”. Tuy nhiên để dựng nên, để hiểu được tính nết của nhân “vật” thiên nhiên này, Nguyễn Tuân đã vận dụng rất nhiều các loại tri thức khác nhau như lịch sử, địa lí, quân sự , võ thuật, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, thơ Đường, thơ Tản Đà,… để quan sát, mô tả hiện thực bằng nét bút tài hoa của mình. 1/ a) Sông Đà là một “Nhân vật có tính cách hung bạo” . - Dòng sông rất dữ dội (bờ đá dựng vách thành, chẹt lòng sông Đà khiến nó hẹp lại, dòng sông như một cái hang, tối, sâu và lạnh). Tri thức điện ảnh trong việc mô tả hình ảnh có quan tâm tới mảng sáng tối từ mặt đất nhìn lên, từ một góc độ chếch ở cao nhìn xuống. Nó gây cảm giác mạnh: hơi lạnh, bóng tối, độ cao hun hút đến chóng mặt… - Con sông luôn hung hăng, ưa gây sự. Nó luôn chờ đợi người lái đò sông Đà để giáng tai họa vào cho họ. (“Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió…”) Những động từ mạnh, lặp lại và ken ken đặc nói đến sự tiếp diễn của hành động “xô” được diễn ra trên một không gian dài như con sông và hành động đó dữ dội không chỉ ở trong lòng mà cả trên mặt sông (“Cuồn cuộn luồng gió gùn ghe…). - Tính cách hung bạo của sông Đà được biểu diễn dữ dội ở những dòng thác “lao dòng” chặn đánh người lái đò. Cong sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một”. Nó hiện lên như một loài thủy quái khổng lồ vừa nham hiểm và hung dữ, vừa khôn ngoan và mưu trí. Lúc thì ẩn nấp mai phục, lừa đánh đòn du kích, khi thì vòng lại đánh kiểu vu hồi, khi thì xông xáo liều mạng, tổng tấn công tới tấp ồ ạt khắp bốn mặt. Và thật nham hiểm khi nó biết kết hợp đánh người lái đò cả trên mặt trận ngoại giao; khi thì oán trách van xin, khi thì “khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo”, khi thì “rống lên trong tất cả bấy nhiêu cái luồng giận dữ”, “reo như đun sôi”, “muốn hất tung đi một cái thuyền”. Khi thì hò la, gầm thét vang động núi rừng “Mặt nước hò reo la vang dậy “ùa vào” như thể “quân liều mạng”, “đánh những đòn hiểm độc nhất”. Quả thật con sông như một sinh thể thật sự. Trí tưởng tượng tạo hình của tác giả quan sát rất kỹ lưỡng và chính xác, tác giả cung cấp những kiến thức rất phong phú và không tùy tiện, đồng thời sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, sinh động. b) Sông Đà là một “nhân vật” có tính cách trữ tình: - Tác giả hình dung nó như một người đàn bà kiều diễm. + “Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải”. + “Sông Đà luôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”… + Sông Đà có “luồng em” “đằm dịu” muôn đời êm “sông nước thanh bình”. - Sông Đà được nhìn qua làn mây mùa xuân, ánh nắng mùa thu. Tác giả theo dõi những biến của màu sắc. Khi “lừ lừ chín đỏ” khi “dòng xanh ngọc bích”. - Sông Đà thật mĩ lệ, có thể gợi cảm hứng cho nghệ thuật, gợi cảm xúc riêng biệt cho mỗi người khi tiếp xúc với tính cách trữ tình của nó: Nó có chất Đường thi cổ điển, cái lặng lờ của nó gợi nhớ một quá khứ xa xăm từ thời Lí, Trần, Lê, nó “lửng lờ nhớ thương” và “đang lắng tai nghe” với dáng vẻ rất dịu dàng, ủy mị và thầm kín. Con sông ấy gợi nhớ cố nhân, gợi nhớ cái “hoang dại”, “hồn nhiên như một niềm cổ tích. Đặc biệt hình ảnh con nai ngơ ngác như nghe thấy một tiếng còi sương… đó là một âm thanh vẳng đưa trong tưởng tượng đã gợi cái tĩnh lặng hoang dã của sông Đà. Thật là một liên tưởng tạt ngang rất độc đáo và thú vị. 2/ Nhân vật người lái đò Sông Đà: - Nhân vật người lái đò được Nguyễn Tuân nhìn như là đối tượng của cái Đẹp. Nó lấp lánh ánh sáng của người tài hoa nghệ sĩ. Theo Nguyễn Tuân, không cứ gì cứ là người hoạt động ở các ngành nghệ thuật họ mới là kẻ tài hoa nghệ sĩ. Mà những con người xung quanh chúng ta biết tôn trọng cái Đẹp đều có thể ứng xử Đẹp và tự giác sáng tạo ra cái Đẹp. Những người uống trà trong sương sớm, những kẻ biết thưởng thức “hương cuội”… đều là những nghệ sĩ tài hoa. Và do vậy “Người lái đò sông Đà “là người lái đò – nghệ sĩ”. Chờ đò, lái đò là cả một nghệ thuật cao cường và đầy tài hoa. Nghệ thuật ở đây chính là nó đã nhập thân vào người lái đò cả phương diện hình thức lẫn tính cách. “Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tự do, vì người lái đò ấy nắm được qui luật tất yếu của dòng sông Đà (tr. 154). Hình ảnh người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân dựng tượng khiến cho ta như sờ mó được. Bức tượng ấy không phải là con người chung chung mà nó tạo dáng hết sức riêng biệt không thể đặt tên gì khác hơn là “người lái đò sông Đà”. Bức tượng hắt chiếu ra tính cách bên trong của con người này. “Tay ông dài lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào… nhỡn giới ông vời vợi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù” (tr. 146) - Để làm nổi bật tài nghệ của ông lái đò, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác của ông như là một viên tướng ngày xưa lao vào một trận đồ bát quái của Khổng Minh với biết bao nhiêu cạm bẫy, hết vòng này đến vòng khác, và mỗi vòng, đá trên thác sông Đà đều có những viên tướng mưu trí và gian thâm chỉ huy. Để áp đảo “kẻ địch” dám “quân thác đá” còn nổi trống chiêng la hò dữ dội “Rống lên như ngàn con trâu mộng đang lồng lộn… rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu cháy bùng bùng” (tr. 151) Thật là một liên tưởng hết sức bất ngờ. Đây là lối liên tưởng tạt ngang, nối kết hai sự kiện rời nhau dường như chúng không có sự tương đồng. Câu chuyện nói về “nước” lại được liên tưởng với “lửa”. Câu chuyện nói về “đá thác” ở đây là liên tưởng tới “đàn trâu” và “rừng bị cháy”. Nếu không có phong cách tài hoa táo bạo của Nguyễn Tuân khi xử lý những hiện tượng trên sẽ gây ra khập khiễng, phi lôgich. Đoạn văn dựng cảnh đầy giá trị tạo hình, nó như một cuốn phim quay cận cảnh và dựng lại đặc tả các chi tiết (chính Nguyễn Tuân đã có ý định sử dụng vốn văn hóa về môn nghệ thuật thứ bảy này để dựng cảnh, dựng truyện: “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim… những thước phim màu cũng quay tít… cái phim ảnh thu được… (tr. 151) Ta cũng lưu ý lối thuật kể đầy hồi hộp, đầy kịch tính căng thẳng, vốn tri thức về quân sự và võ thuật được đưa ra ứng dụng. Quả là “ông lái đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá…, Ông đã “cưỡi”lên thác sông Đà: “Nắm chặt lấy cái bờm sóng”, “bám chắc lấy luồng nước” lúc “phóng nhanh” lúc “lái miết”, nhớ mặt bọn đá “đứa thì ông tránh” “đứa thì ông đè xấn lên”… Ông lái đò quả là vị tướng đầy thao lược tài ba. Ông đang trình diễn nghệ thuật của mình với qui luật thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu thiếu một chút bình tĩnh, thiếu một chút chính xác, ông phải trả giá bằng mạng sống của mình. Nguyễn Tuân quả là ưa khai thác những cảm giác mạnh để tác động những ấn tượng không phai mờ trong tâm não của độc giả! Qua nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân cho rằng chủ nghĩa anh hùng đâu phải tìm kiếm đâu xa lạ. Nó có trong cuộc sống tìm miếng cơm manh áo của nhân dân lao động đấy thôi. Những người bình dị có trí dũng tài ba họ có thể viết nên những thiên anh hùng ca, có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật. Họ là đối tượng của cái đẹp, của ánh sáng thẩm mỹ mới. 3/ Phong cách Nguyễn Tuân nổi rất rõ trong bài tùy bút đó là: a) Cảm hứng đặc biệt đối với những gì gây cảm giác mạnh. b) Nhìn cảnh vật con người ở phương diện cái Đẹp. c) Đầy ắp những tri thức uyên bác của các ngành. d) Viết phóng túng với ngôn ngữ giàu có và điêu luyện.

File đính kèm:

  • doctuan 18.doc