Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 8: Tiết dạy:19 + 20 Tây tiến (Quang Dũng)

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : bút pháp lãng mạn, những sang tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

II.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

1. Chuẩn bị:

+ Ổn định lớp.

+ Kiểm tra sĩ số.

2.Kiểm tra bài cũ:

? Vấn đề Cophi Annan đặt ra đối với bản thông điệp là gì? Tác giả nhấn mạnh vấn đề gi?

? Sức thuyết phục của bản thông điệp là gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 8: Tiết dạy:19 + 20 Tây tiến (Quang Dũng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 15/10/2008 Tuần 8: Tiết dạy:19-20 Lớp dạy: 12TL Giáo viên: Lê Văn Hiệp TÂY TIẾN Quang Dũng --------&------- I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : bút pháp lãng mạn, những sang tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. II.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 1. Chuẩn bị: + Ổn định lớp. + Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: ? Vấn đề Cophi Annan đặt ra đối với bản thông điệp là gì? Tác giả nhấn mạnh vấn đề gi? ? Sức thuyết phục của bản thông điệp là gì? 3. Bài mới: TÂY TIẾN HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ? Trình bày những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng? ?Trình bày hoàn cảnh sáng tác? qLúc mới sáng tác có tên là “Nhớ Tây Tiến”. ? Nêu xuất xứ bài thơ? Đọc bài thơ. ? Xác định bố cục bài thơ? ? Mạch cảm xúc chung của bài thơ là gì? ?Phát biểu chủ đề bài thơ? ?Thế nào là “nhớ chơi vơi”? q “Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” ( Xuân Diệu). ?Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên qua đoạn thơ? ? Những địa danh trong bài thơ gợi lên cảm giác gì? qCâu thơ:5 thanh trắc, 2 từ dốc: nặng nhọc, khó khăn, con đường gồ ghề, dốc cao dựng đứng. ?Hình ảnh đoàn quân hiên ra ntn? ?Hai câu thơ cuối gợi lên cảm giác gì? q Nhớ Tây Tiến, nhà thơ không chỉ nhớ đến những khó khăn, vất vả mà còn nhớ cả những kỷ niệm tươi vui của tình quân dân thắm thiết. ? Kỷ niệm đêm liên hoan được khắc họa như thế nào? q-Y phục lạ: xiêm áo - Nhạc cụ lạ: khèn - Âm điệu lạ: man điệu - Dáng vẻ lạ: e ấp ?Cảnh vật và con người trong 4 câu thơ này hiện lên ntn? q- Cảnh mờ ảo, hư thực. Lau " hồn lau. Người "dáng người. Nước lũ > < hoa đong đưa dữ tợn mềm mại ?Chân dung người lính Tây Tiến được khắc họa như thế nào? - Ngoại hình, dáng vẻ, tâm hồn? Bên ngoài > < bên trong. tiều tụy oai phong bệnh tật lãng mạn " nét đẹp hào hùng, lãng mạn. “Những đêm dài hành quân... nhớ mắt người yêu”(NĐT) ? Sự hy sinh của đồng đội được tác giả tái hiện ntn? ?Tìm những từ Hán-Việt trong 4 câu thơ miêu tả sự hy sinh của người lính? ?Ở 4 câu cuối, tại sao hồn các chiến sĩ về Sầm Nứa mà chẳng về xuôi? ?Nhận xét về nghệ thuật bài thơ? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Quang Dũng ( 1921- 1988), tên thật là Bùi Đình Diệm. - Quê: Đan Phượng, Hà Tây. - Ông là một nghệ sĩ tài hoa: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, vẽ tranh...QD được biết đến nhiều với tư cách một nhà thơ(gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp ). - Thơ QD phóng khoáng,hồn hậu, tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa lãng mạn ,nổi tiếng với 2 tác phẩm:Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây - Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. - Sự nghiệp sáng tác: (SGK) 2. Hoàn cảnh sáng tác: Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào nhằm đánh tiêu hao lực lượng địch.Địa bàn hoạt động của đoàn quân rất rộng,địa hình hiểm trở, khắc nghiệt. Phần đông chiến sĩ là thanh niên Hà Hội, Quang Dũng từng là đại đội trưởng của đơn vị từ đầu 1947 đến cuối 1948 thì chuyển sang đơn vị khác. Một ngày ở Phù Lưu Chanh nhớ về đồng đội cũ, Quang Dũng sáng tác bài thơ này. 3.Xuấtxứ: Bài thơ rút từ tập thơ “Mây đầu ô”(1986). II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Bố cục: 4 đoạn - Đ1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ, dữ dội. - Đ2: Những kỉ niệm đẹp trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng - Đ3: Chân dung người lính Tây Tiến - Đ4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. " mạch cảm xúc liên kết các đoạn trong bài thơ là sự trôi chảy tự nhiên của nỗi nhớ, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như một đợt sóng tiêp nối. 2. Chủ đề: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ vời vợi, miên man, da diết, về thiên nhiên và đoàn quân Tây Tiến trong chặng đường chiến đấu đầy gian khổ, qua đó bật nổi vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến. III. PHÂN TÍCH: 1.Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ,dữ dội.(đoạn 1) - Mở đầu bài thơ: khung cảnh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc, đoàn quân Tây Tiến hiện về qua nỗi “nhớ chơi vơi”ª nỗi nhớ cồn cào, miên man, vời vợi, da diết, biết bao kỷ niệm cũ hiện về: - Thiên nhiên TB: với những hình ảnh hoang sơ, dữ dội, khắc nghiệt: dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm , ngàn thước lên cao ngàn thước xuống , heo hút cồn mây , thác gầm thét , cọp trêu người… - Các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, ...gợi cảm giác xa xôi, hoang vắng , bí hiểm. - Thiên nhiên TB còn có những hình ảnh lãng mạn, thơ mộng: sương lấp, hoa về, đêm hơi, cồn mây, mưa xa khơi… + “Sương lấp”, “đêm hơi”, “cồn mây”, “hoa về”: cảnh vật bảng lảng, mờ ảo, thơ mộng. - Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” kết hợp cách phối thanh bằng trắc vừa gợi sự trúc trắc gập ghềnh,vừa gợi vẻ nhọc nhằn, vất vả, của người lính… -Hình ảnh đoàn quân: “đoàn quân mỏi”, “anh bạn dãi dầu …bỏ quên đời”, diễn tả những cuộc hành quân, gian khổ đến kiệt sức, thậm chí hy sinh, nhưng với hình ảnh “súng ngửi trời”…toát lên tính cách tinh nghịch, táo bạo, lại khiến hình ảnh người lính nổi bật với ý chí chiến đấu cao độ, tinh thần lạc quan, . - Hai câu thơ cuối với sự nồng ấm“cơm lên khói”, mùi hương “thơm nếp xôi” đã mở ra một khung cảnh êm dịu, bình dị, ấm áp, đậm tình quân dân …giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của người lính. º thiên nhiên miền Tây vừa dữ dội, vừa thơ mộng, đoàn quân Tây Tiến vừa hào hùng lại hào hoa. 2. Kỉ niệm đẹp trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng * Kỷ niệm trong đêm liên hoan: - Bút pháp tài hoa, tác giả đã vẻ một đêm liên hoan với: + Ánh sáng: đuốc hoa lung linh, rực rỡ + Âm thanh: tiếng khèn nghe réo rắt, mê say. + Vũ điệu: man điệu nồng say, cuồng nhiệt + Trang phục, dáng điệu: xiêm áo, e ấp + “Kìa em”: ngỡ ngàng, ngạc nhiên, mê say trước vẻ đẹp rực rỡ lạ thường của các thiếu nữ. a Tất cả hòa thành một bữa tiệc âm nhạc đượm tình quân dân, những người lính đã bị cuốn hút cả hồn lẫn vía, đó là những ấn tượng đẹp, những kỷ niệm khó quên trong đời. * Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng: - Thời gian: một buổi chiều tĩnh lặng, hoang dại, giăng mắc một màn sương mờ ảo. - Hình ảnh: dáng hình mềm mại, uyển chuyển của cô gái Thái trên trên chiếc thuyền độc mộc, bông hoa rừng” đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ "bức tranh có hồn, dường như đang lạc vào thế giới của cõi mơ, của cái đẹp và âm nhạc. 3.Chân dung người lính Tây Tiến: * Vẻ đẹp độc đáo, lãng mạn: - Ngoại hình: “không mọc tóc”, “xanh màu lá” " gian khổ, thiếu thốn, khắc nghiệt. - Tư thế, dáng vẻ:“dữ oai hùm”, “mắt trừng”" oai phong hiên ngang cả trong dáng vẻ lẫn ánh mắt. - Tâm hồn: “gởi mộng”, “đêm mơ...dáng kiều thơm”" hào hoa, lãng mạn, đa tình, mộng mơ. a trong chiến đấu họ oai phong, dũng cảm bấy nhiêu thì trong đời thường họ hào hoa, lãng mạn bấy nhiêu. * Vẻ đẹp bi tráng: - Nhà thơ không né tránh hiện thực khắc nghiệt của cuộc chiến: + “Rãi rác…mồ viễn xứ”: cái chết âm thầm, xa xôi, hoang lạnh, chìm ngay vào quên lãng. + Áo bào thay chiếu: cách nói trang trọng, thiêng liêng, là niềm an ủi cho đồng đội. + Từ Hán- Việt: biên cương, viễn xứ ,áo bào, độc hành + Nói giảm“mồ viễn xứ”, “anh về đất” ª tạo không khí trang trọng, trầm hùng, cổ kính. aĐoạn thơ xen lẫn yếu tố bi hùng, lãng mạn tạo nên giọng thơ thật bi tráng, các anh mãi đi vào cõi bất tử vì đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh 4.Lời thề sắt son, chung thủy: Mùa xuân ấy:+Lúc đoàn quân thành lập. + Mùa xuân đất nước. +Tuổi xuân. “Hồn về... về xuôi” "tư tưởng “một đi không trở lại” , lời thề quyết tâm chiến đấu đến cùng bảo vệ Tổ quốc º mang đậm nét đẹp sử thi. IV. TỔNG KẾT: *Nghệ thuật: - Gieo vần, thanh điệu, đối lập. - Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng - Giọng điệu, ngôn ngữ: trang trọng, đời thường * Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính vệ quốc, tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp. 4.Củng cố: +Cảm hứng chung của bài thơ là gì ? + Bút pháp nghệ thuật của bài thơ ? + Giọng điệu chủ đạo của tác phẩm ? 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, phần phân tích. - Soạn trước ở nhà bài: “Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học”.

File đính kèm:

  • docTAY TIEN(6).doc