Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 30 năm 2008

I- Mục đích, yêu cầu:

1. Nắm được những nét chính về tác giả Hêminguê, hiểu nguyên lí Tảng băng trôi.

2. Hiểu và cảm thụ được nội dung, nghệ thuật đoạn trích.

II- Phương tiện thực hiện

- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.

- PP: Thuyết trình + Gợi mở bằng câu hỏi

III- Tiến trình dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: - Nội dung bài thơ Enxa ngồi trước gương?

3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 30 năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ I- Mục đích, yêu cầu: 1. Nắm được những nét chính về tác giả Hêminguê, hiểu nguyên lí Tảng băng trôi. 2. Hiểu và cảm thụ được nội dung, nghệ thuật đoạn trích. II- Phương tiện thực hiện - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - PP: Thuyết trình + Gợi mở bằng câu hỏi III- Tiến trình dạy học: Ổn định: Bài cũ: - Nội dung bài thơ Enxa ngồi trước gương? Bài mới: Phương Pháp Kết quả cần đạt GV: Đọc phần giới thiệu tác giả em biết gì về Hêminguê? GV giảng thế hệ vứt đi thực chất là thái độ phủ nhận nền văn minh công nghiệp hướng về thiên nhiên xa xôi ngoài nước Mĩ. GVH: Kể tên một vài tác phẩm chính? Nội dung bao trùm toàn bộ những sáng tác? Những sáng tạo nghệ thuật của Hêminguê? GV nói thêm: Về nghệ thuật: Văn chương súc tích -> người đọc tự rút ra những ẩn ý. Nhà văn không nói thay nhân vật mà để nhân vật tự bộc lộ (qua đối thoại, độc thoại). HS đọc Sgk và phát biểu về nguyên lí Tảng băng trôi -> Thực chất đây là một quan điểm nghệ thuật. GVH: Nét độc đáo trong nghệ thuật TP? (biểu tượng, ẩn dụ). H: Vị trí đoạn trích? Đoạn trích thuật lại cảnh gì? (cuộc chống cự của Xanchiagô với đàn cá mập). GVH: Cuộc chiến diễn ra trong hoàn cảnh nào? Thời điểm? (đêm tối). Hành động? (quyết liệt, dữ dội). Kết quả? (Xanchiagô thất bại). GVH: Lão Xanchiagô hiện lên như thế nào? Hoàn cảnh ?Sức lực?Cuộc chiến đấu lần 2 diễn ra như thế nào? + Sự chống cự có chính xác không? + Lời đối thoại có ý nghĩa gì? GVH: Để diễn tả sinh động cảnh giao chiến cũng như để làm nổi bật các ý nghĩa ẩn sau cuộc giao chiến đó, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Cách miêu tả?(gián tiếp + trực tiếp) Lời đối thoại và độc thoại của ông lão? GV giảng: Thị giác: cảm giác mù loà trước kẻ thù. Thình giác: nghe tiêng hàm răng táp sần sật. Xúc giác: con thuyền chao đảo. * Lưu ý: - Đối thoại: nói với người khác. - Độc thoại: nói với chính mình. H: Hãy tìm những đoạn độc thoại? GV bổ sung -> chuyển ý(b). Phần sau là trạng thái tinh thần của ông lão sau trận chiến. H: Ông lão có suy nghĩ gì? Ý nghĩa của những suy nghĩ đó? (Thiên nhiên: hung dữ – thân thiết; bản thân, sự nghỉ ngơi, thất bại). HS thể nghiệm tìm hiểu nguyên lí tảng băng trôi qua việc tìm hiểu ý nghĩa “chìm” của câu độc thoại cuối đoạn trích Ta đã đi quá xa -> nguyên nhân thất bại. GV gợi ý: Một con người nhận ra những thhất bại của mình, nhận ra nguyên nhân thất bại là do “đi quá xa”, có thể coi như thất bại được không? Ý nghĩa của câu nói đó? Nghĩa đen (nghĩa bề mặt): Đi quá xa bờ. Nghĩa bóng: Kì vọng quá lớn lao. HS khái quát: Nội dung? Đặc sắc nghệ thuật? GV khái quát -> ghi bảng tổng kết. I- Vài nét về tác giả: 1. Cuộc đời: Hêminguê (1899 – 1961) - Nhà văn Mĩ xuất sắc có ảnh hưởng lớn đến VH thế giới. - Cuộc đời phong phú, sôi động. - Từng trải qua 3 cuộc chiến -> bản lĩnh cứng cỏi và phong cách viết giản dị, ngắn gọn vừa gần với đời sống vừa gợi nhiều liên tưởng. 2. Sự nghiệp: - Tác phẩm chính: (Sgk) - Nội dung: Hêminguê luôn mong muốn viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Nhân vật trung tâm trong những sng1 tác của Hêminguê thường được đặt trong tình huống gay cấn phải đương đầu, vượt qua cái vô nghĩa, sự thất bại của cuộc đời. + Khát vọng lớn lao. + Ý nghĩa sự tồn tại của con người. - Nghệ thuật: Có nhiều cách tân. Người đề xướng nguyên lí Tảng băng trôi. * Nguyên lí Tảng băng trôi. - Văn chương súc tích, dùng những hình tượng nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. - Nhà văn không tự phát ngôn cho ý tưởng của mình. II- Tác phẩm “Ông già và biển cả”: 1. Tóm tắt: 2. Nét độc đáo về nghệ thuật: Nghệ thuật biểu tượng, ẩn dụ. III- Đoạn trích: 1. Vị trí: Gần cuối tác phẩm -> cuộc chống cự tuyệt vọng của Xachiagô. 2. Phân tích: a. Hình ảnh Xanchiagô: - Trước trận đánh: Chưa sẵn sàng. + Tư thế: bình thản. + Cảm giác mệt mỏi, nhức nhối. + Tâm trạng phức tạp: Bồn chồn, bứt rứt - nguội lạnh, chán chường Sáng suốt, tự chủ - buông thả, phó mặc. -> Vừa phong phú, phức tạp. Gợi ít, tả nhiều. - Lâm trận: Dũng mãnh, quyết liệt. + Tuyệt vọng >< quyết chiến: Biết chắc thất bại – không rời vũ khí. Đơn lẻ – xông xáo, ngang dọc. + Thế bí >< linh hoạt: Bất lợi mọi mặt – ứng phó kịp thời. Mất vũ khí – huy đông mọi khả năng. + Vinh quang cay đắng: Vị mặn, tanh – bãi nước bọt nhổ xuống biển. Vừa thú nhận – vừa ngạo nghễ thách thức. -> Lộng lẫy giữa trời đêm. - Sau trận đánh: Trở lại con người đời thường. + Nhẹ nhõm, thảnh thơi: Xuôi theo chiều gió tự nhiên. Đầu óc thoải mái, thư dãn. Ước mơ đầm ấm. + Rút kinh nghiệm: Những chuyện đã qua không đáng bận tâm. Nên biết lượng sức. => Xanchiagô người anh hùng vô danh, cao cả mà bình dị; có hoài bão lớn, nhân cách lớn. b. Hình ảnh đàn cá mập: - Miêu tả gián tiếp, tương phản. - Hung hăng dữ tợn. => Thế lực hung hãn. III- Tổng kết: * Ý nghĩa trực tiếp: Cuộc săn cá cuối cùng, vẻ vang nhất >< thất bại cay đắng nhất * Ý nghĩa gián tiếp: - Ông lão: Con người lao động chân chính, cao thượng, có khát vọng to lớn. - Biểu tượng của con người chinh phục thế giới -> thực hiện những ước mơ, kì vọng lớn lao (đạt tới chỗ tuyệt đích). Củng cố & Dặn dò: Nghệ thuật độc thoại nội tâm trong đoạn trích? Hướng dẫn: * Nắm chắc những nét chính về tác giả, nội dung tác phẩm, đoạn trích. * Soạn bài Số phận con người – Sôlôkhốp: - Những nét chính về tác giả? - Tóm tắt tác phẩm, đoạn trích. - Trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài Sgk. TRẢ BÀI SỐ 7 I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Nhận diện lỗi trong bài viết. 2. Rèn kĩ năng hành văn qua việc phân tích lỗi. II- Chuẩn bị: Giáo viên: - Chấm bài. - PP: Thực hành. Học sinh: Xem lại yêu cầu -> lập dàn ý khái quát. III- Tiến trình bài dạy: Ổn định: Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động của GV và HS TG Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu đề. GV ghi lại đề bài lên bảng -> yêu cầu HS phân tích đề -> yêu cầu của đề. Hoạt động 2: Nhận xét chung (GV) * Ưu: - Hiểu đề, nắm được phương pháp làm bài. - Diễn đạt tiến bộ, văn viết có cảm xúc. - Giảm các lỗi (lỗi dùng từ, chính tả). * Khuyết: - Chưa nắm vững yêu cầu của đề. - Kỹ năng làm bài còn hạn chế. - Thiếu dẫn chứng. - Văn viết lủng củng, như văn nói. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS lập dàn bài. Hoạt động 4: Sửa lỗi và trả bài. GV hướng dẫn phương pháp làm bài chuẩn bị bài viết số 8. T1 1. Đề bài: Những phát hiện khác nhau về vẻ đẹp quê hương đất nước qua các bài thơ Bên kia sông Đuống, Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Việt Bắc, Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm). 2. Nhận xét chung: * Ưu điểm: * Hạn chế: 3. Sửa bài. Dàn bài khái quát: 4. Trả bài. Củng cố: GV hướng dẫn PP làm bài. Hướng dẫn: * Chuẩn bị kiểm tra HKII theo đề cương. * Chuẩn bị bài Ôn tập thi tốt nghiệp.

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc